Đông Timor
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Repúblika Demokrátika Timor Lorosa'e República Democrática de Timor-Leste |
||||||
---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||
Khẩu hiệu "Unidade, Acção, Progresso" (Bồ Đào Nha) "Thống nhất, Hành động, Phát triển" |
||||||
Quốc ca Pátria |
||||||
Thủ đô (và là thành phố lớn nhất) |
Dili |
|||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tetum | |||||
Chính phủ | Cộng hoà | |||||
- | Tổng thống Thủ tướng |
José Ramos-Horta Xanana Gusmão |
||||
Độc lập | ||||||
- | Từ Bồ Đào Nha¹ Tuyên bố Công nhận |
|||||
Diện tích | ||||||
- | Tổng số | 15,410 km² (hạng 158) |
||||
- | Nước (%) | Không đáng kể | ||||
Dân số | ||||||
- | Ước lượng 2005 | 947.000 (hạng 155) | ||||
- | Mật độ | 64 /km² (hạng 132) |
||||
GDP (PPP) | Ước tính 2005 | |||||
- | Tổng số | 1,68 tỷ USD (hạng 206) | ||||
- | Theo đầu người | 800 USD (hạng 188) | ||||
HDI (2004) | 0,513 (trung bình) (hạng 142) | |||||
Đơn vị tiền tệ | Đô la Mỹ ² (USD ) |
|||||
Múi giờ | (UTC+9) | |||||
Tên miền Internet | .tl ³ | |||||
Mã số điện thoại | +670 | |||||
¹ Chín ngày sau bị các lực lượng Indonesia chiếm trước khi được quốc tế công nhận. ² Ngoài ra, các đồng kim centavo cũng được sử dụng. ³ .tp đang bị khóa. |
Đông Timor, hay Cộng hòa Dân chủ Đông Timor (đôi khi còn được gọi là Timor-Leste từ tiếng Malaysia timor và tiếng Bồ Đào Nha leste, đều có nghĩa là "phía đông"), là quốc gia ở khu vực châu Đại Dương, bao gồm nửa phía đông của đảo Timor, những đảo lân cận của Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía tây bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.
Tên "Timor" xuất phát từ chữ timur, nghĩa là "phía đông" trong tiếng Indonesia và tiếng Malaysia rồi trở thành Timor trong tiếng Bồ Đào Nha. Tên theo tiếng Bồ Đào Nha Timor-Leste (IPA: [ti'moɾ 'lɛʃtɨ]) và tên không chính thức theo tiếng Tetum Timór Lorosa'e đôi khi được dùng trong tiếng Anh, và Liên Hợp Quốc chính thức gọi là Timor-Leste trong tiếng Anh. Lorosa'e ("phía đông" trong tiếng Tetum) nghĩa văn chương là "mặt trời mọc".
Bị đô hộ bởi thực dân Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16, Đông Timor được biết đến như Timor của Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nó bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hiệp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Philippines, Đông Timor là một trong hai nước duy nhất ở Châu Á có đa số dân số theo đạo Thiên Chúa.
Ở mức $800[1], Đông Timor là một trong những nước có GDP trên đầu người thấp nhất thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI), tuy nhiên, tương ứng với mức trung bình của sự phát triển con người và đặt Đông Timor thứ 142 trong các quốc gia trên thế giới.
Mục lục |
[sửa] Ngôn ngữ
Có khoảng 16 ngôn ngữ bản địa, trong đó tiếng Tetum (ngôn ngữ chính thức), Galole, Mambae và Kemak được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài ra, tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức), tiếng Indonesia, tiếng Anh cũng được sử dụng.
Ở đây có 91.4% theo Công giáo Rôma; 2.6% theo Tin lành; 1.7% theo Hồi giáo; 0.3% theo Hindu; và 0.1% theo Phật giáo.
[sửa] Chính trị
Đông Timor theo chế độ cộng hoà. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống, được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Mặc dù vai trò chỉ mang tính biểu tượng, tổng thống có quyền phủ quyết đối với một vài loại đạo luật. Sau bầu cử, tổng thống sẽ chỉ định người đứng đầu đảng đa số hoặc liên minh đa số làm thủ tướng. Là người đứng đầu chính phủ, thủ tướng chịu trách nhiệm lãnh đạo Hội đồng Quốc gia hoặc nội các.
Cơ quan lập pháp duy nhất ở Đông Timor là Nghị viện Quốc gia hay Parlamento Nacional, các Nghị sỹ được đầu phổ thông cho nhiệm kỳ 5 năm. Số ghế có thể thay đổi từ mức tối thiểu 52 đến mức tối đa 65 ghế, mặc dù có trường hợp ngoại lệ là 88 thành viên như hiện tại, do đây là nhiệm kỳ đầu tiên. Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha. Đất nước vẫn đang trong quá trình xây dựng hệ thống hành chính và cơ quan chính phủ.
[sửa] Hành chính
Đông Timor được chia thành 13 khu vực hành chính:
1. Lautém |
6. Aileu |
10. Ainaro |
|
Các khu vực được chia thành 65 khu vực nhỏ, 443 sucos và 2.336 thị trấn, làng và thôn. [1]PDF (213 KiB)
[sửa] Địa lý
Đảo Timor là một bộ phận của quần đảo Mã Lai và là phần lớn nhất và xa nhất về phía đông của cụm đảo Lesser Sunda. Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai and eo biển Wetar, về phía nam Biển Timor tách rời đảo với Úc, trong khi phía tây là tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia. Điểm cao nhất của Đông Timor là Núi Ramelau (còn được gọi là Núi Tatamailau ở độ cao 2.963 mét.
Đông Timor nằm trong vùng nhiệt đới, nói chung là nóng và ẩm, có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thủ đô, thành phố lớn nhất và là cảng chính là Dili, thành phố lớn thứ nhì là thành phố Baucau ở phía đông. Dili có sân bay quốc tế đang hoạt động duy nhất, mặc dù có các sân bay nhỏ ở Baucau và Oecusse được dùng cho các chuyến bay nội địa. Đường băng của sân bay Dili không thể chịu được các máy bay vận tải lớn[2].
[sửa] Tín ngưỡng
Sau khi độc lập, Đông Timor trở thành nước thứ hai ở Châu Á mà số người theo đạo Thiên Chúa chiếm đa số (cùng với Philippines). Đa số dân chúng được xác định là theo đạo Thiên Chúa (90%), mặc dù truyền thống duy linh địa phương có một tác động vững chắc và mạnh mẽ lên văn hóa. Các tôn giáo khác bao gồm đạo Hồi (5%), là tôn giáo của cựu Thủ tướng Đông Timor Mari Alkatiri, và Tin lành (3%). Còn lại là đạo Hindu (0,3%), đạo Phật (0,1%) và đạo duy linh truyền thống. Số người theo Thiên chúa giáo tăng nhanh chóng dưới thời trị vì của Indonesia, vì tư tưởng quốc gia của Indonesia Pancasila không công nhận đức tin truyền thống và yêu cầu tất cả công dân phải tin vào Chúa trời. Mặc dù sự đấu tranh không phải về tôn giáo, nhưng với tư cách là bộ phận ăn sâu vào nhân dân, Nhà thờ không chỉ tượng trưng cho sự khác biệt của Đông Timor với đa số Hồi giáo của Indonesia, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong các phong trào phản kháng, đại diện là Linh mục Carlos Filipe Ximenes Belo, người đoạt giải Nobel Hòa bình[3]. Hiến pháp hiểu được vai trò của Nhà thờ trong nhân dân Đông Timor mặc dù họ cũng quy định nguyên tắc không đổi là đảm bảo tự do tôn giáo cho mọi người.
[sửa] Ngôn ngữ
Hai ngôn ngữ chính thức của Đông Timor là tiếng Bồ Đào Nha và Tetum, một ngôn ngữ thuộc nhóm Mã lai đa đảo. Một dạng ngôn ngữ Tetum chiếm ưu thế, còn được biết đến như Tetun-Dili, phát triển như một phương ngữ được dùng bởi thực dân ở Dili, và do đó bị tác động mạnh bởi tiếng Bồ, nhưng những phương ngữ khác của Tetum vẫn còn được dùng khắp đất nước, trong đó Tetun-Terik ở bờ biển tây nam. Tiếng Indonesia và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ đi làm theo Hiến pháp trong Điều khoản Cuối cùng và Chuyển tiếp, mà không có hạn chót. Mặc dù đất nước có khoản 1 triệu cư dân (tháng 8 năm 2005; ước lượng của UNDP ở Dili), có đến 15 ngôn ngữ bản xứ khác được nói: Bekais, Bunak, Dawan, Fataluku, Galoli, Habun, Idalaka, Kawaimina, Kemak, Lovaia, Makalero, Makasai, Mambai, Tokodede và Wetarese.
Dưới thời của Indonesia, việc sử dụng tiếng Bồ Đào Nha bị cấm, nhưng nói được dùng trong sự phản kháng bí mật, đặc biệt khi liên lạc với thế giới bên ngoài. Ngôn ngũ, cùng với Tetum, có được tầm quan trọng như một biểu tượng của sự chống đối và tự do và được quy định là một trong hai ngôn ngữ chính thức vì lý do này, và như một liên kết tới những quốc gia trên thế giới. Hiện nay nó được dạy và đề cao rộng rãi với sự giúp đỡ của Brasil, Bồ Đào Nha và Hiệp hội Latinh, mặc dù sự đề cao nó trong khu vực công cộng và hành chính đã gặp phải sự phản đối của những người Timor trẻ được giáo dục dưới thời Indonesia.
Theo Báo cáo Phát triển LHQ năm 2006 (sử dụng dữ liệu từ điều tra dân số chính thức), dưới 5%[4] dân số Timor thành thạo tiếng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, giá trị của bảng báo cáo này bị nghi vấn bởi những thành viên của Viện Ngôn ngữ Quốc gia Timor,[5] dứt khoát rằng tiếng Bồ Đào Nha được nói đến 25%, với lượng người nói gấp đôi so với 5 năm trước. Cùng với ngôn ngữ bản địa khác, Tetum vẫn là phương thức liên lạc phổ biến nhất giữa người Timor bình thường, trong khi tiếng Indo vẫn được dùng rộng rãi trong truyền thông và nhà trường từ Trung học đến Đại học. Phần lớn từ vựng trong tiếng Tetum xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha, nhưng nó cũng chia sẻ nhiều từ xuất phát từ tiếng Mãlai của Indonesia. Nhiều từ Indonesia vẫn còn đường dùng thường xuyên trong Tetum và những ngôn ngữ Timor khác, đặc biệt là số đếm.
Đông Timor là thành viên của Cộng đồng các Quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP), còn được biết tới như Khối Thịnh vượng chung Lusophone, và là thành viên của Liên hiệp Latinh. Nó là quốc gia độc lập duy nhất ở Châu Á mà ngôn ngữ chính thức là tiếng Bồ Đào Nha, mặc dù nó cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức của Đặc khu Hành chính Ma Cao của Trung Quốc.
[sửa] Tham khảo
- ^ "East Timor". The World Factbook. CIA.
- ^ A Boeing 737 or C-130 Hercules the largest.
- ^ See also Liquiçá Church Massacre.
- ^ JSMP ReportPDF (295 KiB)
- ^ Dr. Geoffrey Hull's reply to the article "The article by Alfred Deakin and the reply from Geoffrey Hull deserve comment", by Sean Foley
[sửa] Liên kết ngoài
Tìm thêm về Đông Timor tại một trong những đồng dự án của Wikipedia: | |
---|---|
Wiktionary – từ điển | |
Wikibooks – sách giáo khoa | |
Wikiquote – danh ngôn | |
Wikisource – văn kiện | |
Commons – hình ảnh |
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |
|
||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) | |
---|---|
Brunei | Campuchia | Indonesia | Lào | Malaysia | Myanma | Philippines | Singapore | Thái Lan | Việt Nam | Thành viên quan sát: Papua Tân Guinea & Đông Timor |
Các nước ở châu Á | |
---|---|
Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Saudi | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | Bhutan | Bờ Tây2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia | Dải Gaza2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc | Hồng Kông3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban | Ma Cao3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippines | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen |
|
1. Thường gắn với châu Á về mặt địa lý, tuy nhiên cho là thuộc Châu Âu về mặt văn hóa và lịch sử. 2. Lãnh thổ do Israel kiểm soát, Chính quyền Palestin quản lý. 3. Khu hành chính đặc biệt của CHNDTH. 4. Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan |