Guam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lãnh thổ Guam Guåhan |
||||||
---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||
Khẩu hiệu "Nơi Ngày Mỹ bắt đầu" |
||||||
Quốc ca Fanohge Chamoru |
||||||
Thủ đô | Hagåtña | |||||
Làng lớn nhất | Dededo | |||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Anh và tiếng Chamorro | |||||
Chính phủ | ||||||
- | Tổng thống | George W. Bush (Cộng hoà) | ||||
- | Thống đốc | Felix Perez Camacho (Cộng hoà) | ||||
Diện tích | ||||||
- | Tổng số | 541,30 km² (hạng 192) 209,85 mi² |
||||
- | Nước (%) | không đáng kể | ||||
Dân số | ||||||
- | Ước lượng Tháng 7 năm 2006 | 170,000 (hạng 179) | ||||
- | Mật độ | 307 /km² (hạng 37) 795 /sq mi |
||||
GDP (PPP) | Ước tính 2000 | |||||
- | Tổng số | 3.2 tỉ đô la (hạng 167) | ||||
- | Theo đầu người | $21,0001 (hạng 35) | ||||
Đơn vị tiền tệ | đô la Mỹ (USD ) |
|||||
Múi giờ | Giờ chuẩn Chamorro (UTC+10) | |||||
Tên miền Internet | .gu | |||||
Mã số điện thoại | +1 671 | |||||
1 | Ước tính năm 2000 . |
Guam (tiếng Chamorro: Guåhan), tên chính thức là Lãnh thổ Guam, là một đảo trong miền tây Thái Bình Dương và là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất cuả Hoa Kỳ. Người Chamorros, cư dân bản thổ của Guam, là nhóm người đầu tiên sinh sống tại hòn đảo khoảng 6.000 năm về trước. Nó là đảo lớn nhất và ở tận phía nam nhất của Quần đảo Mariana. Thủ phủ của đảo là Hagåtña, trước đây là Agana. Kinh tế của Guam chính yếu nhờ vào du lịch (đặc biệt là từ Nhật Bản, Triều Tiên và Đài Loan) và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.
Vào thời điểm tháng tư năm 1975, Guam là chặn dừng chân đầu tiên của hơn 100.000 người Việt di tản từ trong nước chạy qua bằng máy bay hay bằng tàu thủy vào lúc Sài Gòn sắp thất thủ[1].
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Nhà hàng hải Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phụng lệnh Vua Tây Ban Nha đã đến đảo năm 1521 trong chuyến đi vòng quanh trái đất. Tướng Miguel López de Legazpi tuyên bố chủ quyền Guam cho Tây Ban Nha năm 1565. Người Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa lãnh thổ này năm 1668 khi Cha San Vitores đến nơi đây. Ông thiết lập một cơ sở truyền đạo Công Giáo đầu tiên. Quần đảo lúc đó được cai trị từ Philippine như một phần của Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Giữa năm 1668 và năm 1815, Guam là một nơi dừng chân quan trọng trên đường giao thương của Tây Ban Nha giữa Mexico và Philippines. Guam cùng với phần còn lại của Quần đảo Mariana và Quần đảo Caroline được Tây Ban Nha xem như một phần thuộc địa của họ tại Philippines. Trong khi nền văn hóa Chamorro là đơn lập, các nền văn hòa của cả Guam và Quần đảo Bắc Mariana bị ảnh hưởng truyền thống và văn hóa Tây Ban Nha rất nặng nề.
Hoa Kỳ chiếm lấy đảo năm 1898 sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Guam trở thành một trạm phục vụ cho các tàu chiến Hoa Kỳ đi lại từ Philippine trong khi Quần đảo Bắc Mariana sang tay qua Đức rồi Nhật Bản.
Trong Đệ nhị Thế chiến, Guam bị các lực lượng Nhật Bản tấn công và xâm chiếm vào ngày 8 tháng 12, 1941. Trước khi tấn công, đa số các công dân Hoa Kỳ đã được đưa ra khỏi đảo và xa nơi nguy hiểm. Quần đảo Bắc Mariana trở thành một đất bảo hộ của Nhật Bản trước chiến tranh. Chính những người Chamorros từ Quần đảo Bắc Mariana được đưa đến Guam để làm thông dịch viên cho lực lượng chiếm đóng Nhật Bản. Người Chamorros trên Đảo Guan bị quân đội Nhật xem như những kẻ thù bị chiếm đóng. Sau chiến tranh, chuyện này đã làm cho người Chamorros trên Đảo Guan hận thù người Chamorros tại Quần đảo Bắc Mariana. Guam bị chiếm đóng khoảng 31 tháng. Trong thời gian này, người bản thổ Guam bị bắt làm lao công, gia đình ly tán, bị hành quyết, đưa vào trại tập trung và làm mãi dâm. Khoảng một ngàn người chết trong thời bị chiếm đóng theo Chứng thật của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004. Hoa Kỳ trở lại và đánh Trận Guam (1944) ngày 21 tháng 7, 1944 để tái chiếm đảo từ tay Nhật Bản. Hoa Kỳ cũng chiếm được Quần đảo Bắc Marianas. Sau chiến tranh, Đạo luật Tổ chức Guam năm 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập của Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cho việc thành lập cơ cấu chính quyền đảo và ban quyền công dân Hoa Kỳ cho người dân.
[sửa] Lịch sử người Việt ở đảo
Guam là nơi tạm dung của hơn 100.000 người Việt di tản trong Biến cố tháng tư năm 1975. Chính nơi này cũng là nơi Tàu Việt Nam Thương Tín đã làm một cuộc hành trình trở về tự nguyện ngày 16 tháng 10 năm 1975 cùng với 1.546 người.
Sau khi tạm cư ở đảo một thời gian, 111.919 người Việt[2] đến Guam được chính phủ Hoa Kỳ sắp xếp cho đi định cư tại những tiểu bang khắp Hoa Kỳ. Những người chọn lựa ở lại và sinh cư lập nghiệp tại Guam không tới 200 người. Hiện tại, Guam có tới bảy tám tiệm ăn do người Việt Nam làm chủ, tiệm nào cũng có món phở nhưng người địa phương thích nhất là món hủ tiếu nấu theo kiểu Việt Nam mà họ gọi là combination soup. Ở Guam chỉ có hai bác sĩ người Việt, còn phần đông là buôn bán. Có người từ California hay từ những tiểu bang khác qua Guam mở quán Karaôkê hay hộp đêm để phục vụ du lịch.
[sửa] Địa lý
Guam nằm ở vị trí 13.5° bắc 144.5° đông và có diện tích là 210 dặm vuông (544 km²). Nó là đảo cận nam nhất của Quần đảo Mariana và là đảo lớn nhất trong Quần đảo Micronesia. Chuỗi đảo này được hình thành bởi các mảng kiến tạo (tectonic plates) Thái Bình Dương và Philippines. Rãnh Mariana, một vùng bị quằn sâu, nằm bên cạnh chuỗi đảo về phía đông. Challenger Deep, điểm sâu nhất trên [Trái Đất]], ở phía tây nam của Guam có độ sâu khoảng 35.797 ft (10.911 mét). Điểm cao nhất tại Guam là Núi Lamlam cao 1.332 ft (406 m). Đảo Guam dài 30 dặm Anh (48 km) và rộng từ 4 dặm (6 km) đến 12 dặm (19 km). Thỉnh thoảng Đảo bị động đất vì nó ở rìa phía tây của Mảng Thái Bình Dương và gần Mảng Philippines. Trong những năm vừa qua, các trận động đất có trung tâm chấn động gần Guam có cường độ từ 5,0 đến 8,7. Không như núi lửa Anatåhan tại Quần đảo Bắc Mariana, Guam không phải là vùng núi lửa còn hoạt động. Tuy nhiên, vì hướng gió và gần Anatahan, các hoạt động núi lửa nhất là tàn tro đôi khi ảnh hưởng đến Guam.
Phần phía bắc của đảo có bình nguyên rừng với đất đá vôi và bờ đá san hô trong khi phía nam có những đỉnh núi lửa có thảo nguyên và rừng. Một bờ đá san hô bao quanh phần lớn đảo, trừ những nơi có vịnh cung cấp lối ra cho các con sông nhỏ và suối nước chảy từ các ngọn đồi xuống Thái Bình Dương và biển Philippines. Dân số của đảo tập trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc và miền trung.
[sửa] Khí hậu
Khí hậu có nét nhiệt đới duyên hải. Thời tiết thường nóng và rất ẩm với ít thay đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ cao trung bình là 86°F (30 °C]]) và nhiệt độ thấp trung bình là 74°F (24°C) với lượng mưa trung bình hàng năm là 96 inch (2.180 mm). Mùa khô kéo dàu từ tháng 12 đến tháng sáu. Những tháng còn lại là mùa mưa. Tháng 1 và tháng 2 được xem là tháng mát nhất trong năm với nhiệt độ ban đêm khoảng từ 75 đến 70°F và thông thường có độ ẩm thấp hơn. Tháng dể có bão nhất là tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra quanh năm.
Trung bình có ba cơn bão nhiệt đới và một cơn bảo lớn đi qua Guam trong vòng 180 hải lý (330 km) mỗi năm. Cơn bảo có cường độ mạnh nhất đi qua Guam mới vừa qua là Siêu bão Pongsona với sức gió gần trung tâm là 125 dặm một giờ đập vào Guam ngày 8 tháng 12 năm 2002 để lại sự tàn phá khủng khiếp. Từ sau Siêu bão Pamela năm 1976 các cấu trúc nhà cửa bằng gỗ đã được thay thế bằng các cấu trúc bê tông[3] [4]. Trong thập niên 1980, các cột điện bằng gỗ bắt đầu được thay thế bằng các cột chống bão bằng bê tông cốt thép. Trong thập niên 1990, nhiều chủ nhà và cơ sở thương mải đã lắp đặt các cửa chớp chống bão.
[sửa] Nhân khẩu
Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, dân số của Guam là 154.805[5] Dân số ước tính năm 2007 cho Guam là 173.456[6]. Cho đến năm 2005, sự gia tăng dân số hàng năm là 1,76%[7]. Nhóm dân đông nhất là người bản xứ Chamorros, chiếm 57% tổng dân số. Nhóm dân lớn thứ nhì là người Philippines chiếm 25.5%, người da trắng 10%, Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên và các nhóm dân khác. Ngày nay, Giáo hội Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất chiếm 85%. Ngôn ngữ chính của đảo là tiếng Anh và tiếng Chamorro.
[sửa] Văn hóa
Văn hóa Chamorro truyền thống được thể hiện trong điệu múa, đi biển, nấu ăn, bắt đánh cá, các trò chơi (như batu, chonka, estuleks, và bayogu), các bài hát và kiểu cách bị ảnh hưởng bởi sự di dân của những người từ những nơi khác đến. Chính sách của Tây Ban Nha thời thuộc địa (1668-1898) là một chính sách thu phục và khuyến khích cải đạo sang Giáo hội Công giáo Rôma. Tình trạng dẫn đến việc loại dần các chiến binh nam của Guam và đẫy người Chamorro ra khỏi quê hương của họ.
Sử gia Lawrence Cunningham vào năm 1992 có viết "Theo ý nghĩ của người Chamorro, vùng đất và các sản phẩm từ đất sinh ra thuộc về mọi người. Inafa'maolek, hay là phụ thuộc liên đới, là chìa khóa hay giá trị trung tâm trong văn hóa Chamorro... Inafa'maolek phụ thuộc vào một tinh thần hợp tác. Đây là ý nghĩa cốt lỏi rằng mọi thứ trong văn hóa Chamorro xoay tròn quanh nhau. Mối quan tâm mạnh mẻ là vì nhau hơn là chủ nghĩa cá nhân và quyền tư hữu."
Văn hóa cốt lỏi của Chamorro là sự kết hợp phức tạp qui định xã hội đặt trọng tâm vào sự kính trọng: Từ việc hôn bàn tay của người già, lưu truyền những huyền thoại, bài hát, và các nghi lễ tán tỉnh, đến việc một người cầu xin tha thứ từ tổ tiên đã khuất khi đi vào rừng sâu. Những phong tục tập quán có từ trước khi Tây Ban Nha xâm chiếm bao gồm làm thuyền galaide, làm nhạc cụ belembaotuyan,...
[sửa] Tham khảo
- ^ Đọc lại Chân Trời Mới, tờ báo tị nạn đầu tiên trên trang mạng của Đài BBC tiếng Việt, được truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2007.
- ^ Người Việt Nam định cư trên đảo Guam trên trang của Đài Á châu Tự do, được truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2007
- ^ "Guam Catastrophe Model". Risk Management Solutions. Được truy cập ngày 2007-06-16.
- ^ "Winds". PacificWorlds.com. Được truy cập ngày 2007-06-16.
- ^ . "Guam Summary File," American FactFinder, Census 2000 Guam, Retrieved April 19, 2007.
- ^ "Guam," CIA World Factbook, April 17, 2007, Retrieved April 19, 2007.
- ^ "MIPT Terrorism Knowledge Base: Guam" (2007-05-17). Được truy cập ngày 2007-07-19.
[sửa] Liên kết ngoài
Tìm thêm về Guam tại một trong những đồng dự án của Wikipedia: | |
---|---|
Wiktionary – từ điển | |
Wikibooks – sách giáo khoa | |
Wikiquote – danh ngôn | |
Wikisource – văn kiện | |
Commons – hình ảnh |
[sửa] Chính quyền
- Congresswoman Madeleine Z. Bordallo, Delegate, U.S. Congress
- Guam Customs and Quarantine Agency
- Guam Election Commission
- Guam Code Annotated
- Guam Department of Revenue and Taxation
[sửa] Tin tức
- Marianas Variety "Guam's only true independent news source"
- Pacific Daily News, A Gannett Newspaper
- KUAM, Guam's Primary News Channel
- "Pacific News Center - News You Can Trust
[sửa] Tổng quan
- allthingsguam A Guam History resource--virtual textbook, virtual workbook and more
- Guampedia from the Guam Humanities Council and the University of Guam
- Open Directory Project - Guam directory category
- U.S. Library of Congress - Portals to the World: Guam
- The World Factbook on Guam
- Guam Connection - Guam directory and internet portal.
[sửa] Quân sự
- Commander, Naval Forces Marianas (COMNAVMAR) Guam
- Andersen Air Force Base (AAFB) Guam
- War in the Pacific - Liberation of Guam
- Congressional Testimony - Guam War Claims
[sửa] Du lịch
[sửa] Những thông tin khác
Các đơn vị hành chính Hoa Kỳ | |
---|---|
Các tiểu bang: | Alabama | Alaska | Arizona | Arkansas | Bắc Carolina | Bắc Dakota | California | Colorado | Connecticut | Delaware | Florida | Georgia | Hawaii | Idaho | Illinois | Indiana | Iowa | Kansas | Kentucky | Louisiana | Maine | Maryland | Massachusetts | Michigan | Minnesota | Mississippi | Missouri | Montana | Nam Carolina | Nam Dakota | Nebraska | Nevada | New Hampshire | New Jersey | New Mexico | New York | Ohio | Oklahoma | Oregon | Pennsylvania | Rhode Island | Tây Virginia | Tennessee | Texas | Utah | Vermont | Virginia | Washington | Wisconsin | Wyoming |
Đặc khu liên bang: | Đặc khu Columbia |
Các vùng quốc hải Mỹ: | Guam | Puerto Rico | Quần đảo Bắc Mariana | Quần đảo Virgin | Samoa thuộc Mỹ |
Các tiểu đảo xa: | Đảo Baker | Đảo Howland | Đảo Jarvis | Đảo Johnston | Đảo san hô Kingman | Đảo san hô Midway | Đảo Navassa | Đảo san hô Palmyra | Đảo Wake |
|
||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|