See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Indonesia – Wikipedia tiếng Việt

Indonesia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Republik Indonesia
Quốc kỳ Indonesia Quốc huy Indonesia
Quốc kỳ Quốc huy
Khẩu hiệu
Bhinneka Tunggal Ika
(Tiếng Java cổ/Kawi: "Thống nhất trong đa dạng")
Hệ tư tưởng quốc gia: Pancasila Indonesia
Quốc ca
Indonesia Raya
Vị trí của Indonesia
Thủ đô
(và là thành phố lớn nhất)
Jakarta
6°8′S, 106°45′E
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Indonesia
Chính phủ Cộng hòa
 -  Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono
Độc lập
 -  Tuyên bố
Công nhận
 
Diện tích
 -  Tổng số 1,919,440 km² (hạng 15)
 -  Nước (%) 4,85%
Dân số
 -  Ước lượng 2005 241.973.879 (hạng 4)
 -  Điều tra 2000 206.264.595 (hạng 4)
 -  Mật độ 126 /km² (hạng 61)
GDP (PPP) Ước tính 2004
 -  Tổng số 827,4 tỉ đôla Mỹ (hạng 15)
 -  Theo đầu người 3.500 đô la (hạng 109)
HDI (2003) 0,697 (trung bình) (hạng 110)
Đơn vị tiền tệ Rupiah Indonesia (IDR)
Múi giờ (UTC+7 đến +9)
Tên miền Internet .id
Mã số điện thoại +62

Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia; phiên âm tiếng Việt: Inđônêxia; tên cũ: Nam Dương), là quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á, có đường xích đạo chạy qua.

Mục lục

[sửa] Địa lý

Indonedia có 17.508 hòn đảo, trong đó có một số đảo lớn như Java, Sumatra, Kalimantan (trên đó có 1.782 km đường biên giới với Malaysia), Celebes (phần tây đảo New Guinea có 820 km đường biên giới với Papua Tân Guinea). Đường bờ biển dài 54.716 km. Diện tích 1.922.570 km² (không kể lãnh thổ và dân số của Đông Timor).

Ven biển Indonesia là các đồng bằng thấp, vào nội địa nhiều đồi núi, nhất là trên các đảo lớn, một số là núi lửa còn hoạt động (theo vnexpress thì hiện có 129 ngọn núi lửa đang hoạt động). Khí hậu xích đạo, nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 25-27°C, lên núi khí hậu mát dịu. Lượng mưa lớn, từ 2.000 đến 4.000 mm/năm. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.

[sửa] Dân cư

Dân số 209,342 triệu (2000). Các chủng tộc Mã Lai chiếm đa số, trong đó (1990): người Java 39,4%, người Sunda 15,8%, người Mã Lai 12,1%, người Madura 4,3% và các chủng tộc khác. Dân thành thị chiếm 39% (1999).

[sửa] Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia), một tiếng địa phương chuẩn hóa của tiếng Malay.

[sửa] Tôn giáo

Theo thống kê năm 1990, đa số dân chúng theo đạo Hồi chiếm 87%, đạo Cơ Đốc 9,6% (trong đó đạo Thiên Chúa 3,6%), Ấn Độ giáo 1,8%, đạo Phật 1%.

[sửa] Chính trị

Thể chế: cộng hoà hai viện. Đứng đầu nhà nước và chính phủ là tổng thống. Thủ đô Jakarta 9,341 triệu (1996). Các thành phố lớn: Surabaya 2,743 triệu, Bandung 2,429 triệu, Medan 1,909 triệu, Semarang 1,097 triệu.

[sửa] Hành chính

Toàn bộ lãnh thổ Indonesia được chia thành 33 đơn vị hành chính địa phương cấp một gọi là tỉnh, tương tự các tỉnh hoặc tiểu bang (bang) của các quốc gia khác. Mỗi tỉnh lại được chia thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn gọi là huyện (nếu là nông thôn) hoặc thành phố (nếu là đô thị). Hiện Indonesia có khoảng 349 huyện và khoảng 91 thành phố. Tuy nhiên con số này có thể sẽ giảm đi trong thời gian tới vì xu hướng sáp nhập các đơn vị hành chính cấp này đang diễn ra kể từ khi Indonesia tiến hành phân quyền từ cuối thập niên 1990. Dưới cấp này là các đơn vị hành chính gọi là Kecamatan. Cấp đơn vị hành chính thấp nhất của Indonesia gọi là desakeluharan- các xã, phường. Thấp hơn cấp này có các cụm dân cư, song không được xem là một cấp đơn vị hành chính.

[sửa] Kinh tế

Indonesia là nước đang phát triển. Nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) chiếm 18,9% GDP (1998) và 41,2% lao động (1997). Công nghiệp chế biến chiếm 26,2% GDP và 12,9% lao động. Thương mại chiếm 14,9% GDP và 19,8% lao động. Tài chính chiếm 8,2% GDP và 0,7% lao động. GDP/đầu người 537 USD (1998). GNP/đầu người 640 USD (1998). Sản phẩm nông nghiệp chính (1998, triệu tấn): lúa 48,472, mía 27,5, sắn 14,728, ngô 10,059, cọ dầu 26,8, cao su 1,564. Chăn nuôi: dê 15,198 triệu, 12,239 triệu, cừu 8,151 triệu, trâu 3,145 triệu. Khai thác gỗ tròn: 202,989 triệu m³. Đánh bắt cá (1997) 4,79 triệu tấn. Khai khoáng (1998): quặng niken 1,642 triệu tấn, đồng 2,640 triệu tấn, bauxit 513 nghìn tấn. Sản phẩm công nghiệp chính (tỉ Rp; 1996): hàng dệt 9.611,8; thiết bị vận tải 9.330,6; thuốc lá 8.839,9; sắt và thép 8.703,1; thực phẩm 7.862,5; máy điện 6.776,2. Năng lượng: điện 73,794 tỉ kW.h (1996), than 70,704 triệu tấn (1999), dầu thô 500,642 triệu thùng (1999), khí đốt 84,348 tỉ m3 (1998). Giao thông (1997): đường sắt 6.458 km, đường bộ 342,7 nghìn km (54% rải nhựa).

Xuất khẩu (1997) 53,4436 tỉ USD (dầu thô 10,3%, khí đốt 9,1%, gỗ dán 8,6%, may mặc 5,4%, cao su 3,7%). Bạn hàng chính: Nhật Bản 23,4%, Hoa Kì 13,4%, Singapore 10,2%, Hà Lan 3,4%.

Nhập khẩu (1997) 41,6798 tỉ USD (máy móc và thiết bị vận tải 42,2%, hoá chất 14,2%, chất đốt 9,7%, nguyên liệu 7,1%); bạn hàng chính: Nhật Bản 19,8%, Hoa Kì 13,1%, Đức 6,3%, Singapore 8,2%.

Đơn vị tiền tệ: Rupiah Indonesia (Rp). Tỉ giá hối đoái 1 USD = 9.205 Rp (4/2008).

[sửa] Lịch sử

Indonesia là một kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gủi với nhau trên quan điểm ngữ học và nhân chủng học: nhóm tộc Mã Lai. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc. Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với trống đồng Đông Sơn. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh trống đồng. Mặt khác tiếng Bahasa Indonesia có nhiều từ ngữ rất gần gủi với tiếng Việt: mắt là mata, mặt trời là mata-hari, cây là kayu, sông là sungay (đọc su-ngay), quả là bua, "đã" là sudah, "đang" là sedang, mẹ là ibu (như tiếng "bu" ở bắc bộ), "này" là ini, "đó" là itu, v.v... Và người Indonesia cũng làm mắm, ăn trầu, cạo gió (đánh gió). Những điểm đó đều quy tụ về một truyền thuyết "trăm trứng nở trăm con": các chủng tộc Indonesia thuộc tộc Bách Việt và chính là con cháu của "50 con theo cha ra bể". Và truyện "trăm trứng nở trăm con" là sự huyền thoại hóa của những cuộc phát tán và thiên di có thật của nhiều bộ tộc cùng văn hóa và giống nòi.

Văn minh Ấn Độ truyền đến Indonesia rất sớm, không rõ vào lúc nào. Vào khoảng năm 100 CN, có thái tử Aji Saka dựa theo văn tự Ấn đặt ra văn tự Java. Cũng khoảng đó, xứ Langkasuka được lập ở vùng Kedah, Mã Lai.

Đến khoảng năm 500, thì đế quốc lớn đầu tiên được lịch sử ghi nhận của Indonesia là xứ Sri-Vijaya được dựng lên ở phía nam đảo Sumatra. Thủ đô của xứ ấy là thành Palembang, nay là một đô thị đông trên 1.000.000 dân. Trong mấy thế kỷ, Sri-Vijaya hùng cứ những vùng rộng lớn của Java, Sumatra và bán đảo Mã Lai.

Xứ Sri-Vijaya có một cường địch là xứ Sailendra ở đảo Java. Không rõ Sailendra được lập lúc nào nhưng có lúc họ đô hộ được Thủy Chân Lạp (khoảng 790-802). Các vua Sailendra theo Phật giáo - được truyền đến vùng này vào khoảng năm 450. Từ khoảng 770 đến 825, 3 vua Sailendra nối nhau xây chùa Borobudur, nay vẫn là ngôi chùa Phật lớn nhất thế giới.

Không bao lâu sau, nhà Sanjaya, rất sùng đạo Ấn giáo, thắng Sailendra. Ấn giáo dần dần thay thế Phật giáo ở Java. Vào khoảng năm 985, vua Dharmavamsa ở đông bộ Java, Bali và tây bộ đảo Kalimantan ra lệnh dịch trường ca Mahabharata của Ấn giáo, dài hơn 200.000 câu, sang tiếng Java. Đời vua Joyoboyo, hậu duệ của ông, trị vì từ 1135 đến 1157, được coi là thời vàng son của văn học tiếng Java.

Năm 1222, lúc nhà Trần sắp thay nhà Lý ở Đại Việt, thì xứ Singhasari được thành lập ở đông bộ Java, nhanh chóng trở thành thế lực lớn nhất nhì của quần đảo. Singhasari đánh đuổi được quân xâm lược Mông Cổ năm 1293, rồi đổi quốc hiệu thành Majapahit. Năm 1319, một viên tướng thủ lỉnh ngự lâm quân là Gajah Mada dần dần nắm hết mọi quyền bính trong triều. Từ 1319 đến 1364, Gajah Mada bành trướng Majapahit thành rộng lớn như Indonesia ngày nay, có thêm miền nam của Phi-Luật-Tân.

Từ khoảng 1250 trở đi, Islam (Hồi giáo) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng 1550 thì trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Lúc ấy Majapahit đã yếu, và người Bồ Đào Nha bắt đầu đến lập căn cứ. Ít lâu sau đến lượt người Hà Lan. Năm 1619 người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là "Chiến thắng huy hoàng", tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên họ, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Họ đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945.

Trong thời kỳ Hà Lan đô hộ, cuộc khởi nghĩa giành độc lập lớn nhất có lẽ là cuộc "Chiến tranh Java (1825-1830)" giữa hoàng tử Diponegoro và tướng De Kock. Kết quả khoảng 200.000 người chết, trong đó 8.000 là người Hà Lan.

Cuối thế kỷ 19, có hai nữ sĩ là Kartini và Dewi Sartika phát động phong trào giành bình quyền cho phụ nữ. Phong trào này thành công lớn. Tục lệ cấm cung phụ nữ bị bãi bỏ. Phụ nữ được mở cửa vào mọi môn học, ngành nghề như nam giới. Ngày nay, mỗi năm đến ngày 21/4 xứ Indonesia được nghỉ lễ một ngày, gọi là "ngày Kartini".

Trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản chiếm Indonesia trong tay Hà Lan năm 1942. Sau khi bị quả bom Nagasaki 9 tháng 8 năm 1945, họ định đem ông Sukarno là lãnh tụ các phe nhóm yêu nước của Indonesia đi an trí ở Sài Gòn để tránh cuộc tổng khởi nghĩa. Một nhóm thanh niên trẻ bắt cóc được ông Sukarno khỏi tay người Nhật. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, hai ông Sukarno và Hatta tuyên bố Indonesia độc lập.

Trong cuộc chiến tiếp theo bản tuyên ngôn ngày 17 tháng 8, Indonesia phải đương đầu với quân Nhật, rồi tiếp đến là quân Hà Lan có sự tiếp sức của quân Anh. May nhờ ngoại giao khéo léo, người Indonesia đã không phải đổ quá nhiều xương máu: chỉ khoảng 45.000 đến 100.000 chiến sĩ và 25.000 đến 100.000 thường dân Indonesia bị thiệt mạng. Cuối năm 1949, Indonesia được Hà Lan công nhận là quốc gia độc lập và bàn giao lại hệ thống hành chính.

Indonesia là thành viên Liên hợp quốc từ 25 tháng 10 năm 1950.

Năm 1955 tổng thống Sukarno tổ chức hội nghị các quốc gia phi liên kết tại Bandung, kêu gọi các dân tộc còn bị ách thực dân nổi lên giành độc lập. Hội nghị này trở thành một bước tiến lớn cho sự khôi phục chủ quyền của nhiều quốc gia Á-Phi.

Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp đại sứ từ 15 tháng 8 năm 1964.

[sửa] Xem thêm

Liem Sioe Liong

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Tài liệu tham khảo:




Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Cờ ASEAN
Brunei | Campuchia | Indonesia | Lào | Malaysia | Myanma | Philippines | Singapore | Thái Lan | Việt Nam | Thành viên quan sát: Papua Tân Guinea & Đông Timor
Các nướcchâu Á

Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Saudi | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | Bhutan | Bờ Tây2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia | Dải Gaza2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc | Hồng Kông3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban | Ma Cao3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippines | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen

1. Thường gắn với châu Á về mặt địa lý, tuy nhiên cho là thuộc Châu Âu về mặt văn hóa và lịch sử. 2. Lãnh thổ do Israel kiểm soát, Chính quyền Palestin quản lý. 3. Khu hành chính đặc biệt của CHNDTH. 4. Xem thêm: Vị thế chính trị Đài Loan

Ngôn ngữ khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -