See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Tham nhũng – Wikipedia tiếng Việt

Tham nhũng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản đồ về mức độ tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới
Bản đồ về mức độ tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế-xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.

Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế-xã hội.

Mục lục

[sửa] Nguồn gốc tham nhũng

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng.

Tham nhũng thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân/đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân/đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo.

[sửa] Công cụ nhận dạng

Các tác giả trong cuốn sách Tools to support transparency in local governance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability).

Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình.

Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào.

[sửa] Thực trạng tham nhũng trên thế giới

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, công bố ngày 18 tháng 10 năm 2005 [3] có tới 2/3 trong 159 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng -- một kết quả đáng buồn.

[sửa] Những chính trị gia tham nhũng

Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ 1990 (13 tháng 10 năm 2005)

  • Đứng hàng đầu trong danh sách là cựu Tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng hoà Dân chủ Congo, biển thủ 5-8 tỷ đô la; cựu Tổng thống Suharto của Indonesia, tài sản gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia; cựu Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines biển thủ 100 tỷ đô la (theo báo cáo của ủy ban trong sạch phủ tổng thống Philippines); và cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru, biển thủ hàng trăm triệu đô.

[sửa] Hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam

Cho đến nay việc chống tham nhũng ở Việt Nam chưa có kết quả rõ ràng vì nó liên quan đến nhiều người và ở nhiều vị trí cấp cao, dường như nó trở thành hệ thống [4] , chỉ đến khi gần các kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam thì người ta làm rất mạnh tay, và đang ngày một thành công hơn trong việc chống tham nhũng và có được lòng tin của nhân dân.

[sửa] Đánh giá thực trạng

Các tổ chức kinh tế quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nạn tham nhũng trầm trọng nhất trên thế giới (xếp hạng thứ 107 theo Tổ chức Minh Bạch Quốc tế).

Các lãnh đạo Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận rằng tham nhũng đang là một "quốc nạn".

Giáo sư Yoshiharu Tsuboi, Đại học Waseda, cho rằng tham nhũng ở Việt Nam không đơn thuần là vấn đề đạo đức, mà là vấn đề cơ cấu trong tổ chức, và để loại bỏ tham nhũng, phải cần sự cải thiện lớn trong cơ cấu tổ chức và tài chính. [5]

Trong một nghiên cứu độc lập khác, giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định chống tham nhũng đòi hỏi nhiều cải cách, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khó lòng muốn thực hiện vì những cải tổ này lại dính tới vấn đề giảm bớt độc quyền chính trị của đảng. [1]

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và cũng là một viên chức cấp cao cố vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, cho rằng chỉ có 5% của tảng băng tham nhũng lộ ra mà thôi; còn đến 95% vẫn còn chìm khuất.[2]

Báo cáo của Chính phủ Việt Nam trước Quốc hội ngày 29 tháng 3 năm 2007 nêu "Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện luật phòng, chống tham nhũng về mặt chủ quan do cấp uỷ, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực..." nhưng một số đại biểu không đồng tình và cho rằng thực trạng hiện nay là nhiều nơi không chống hoặc không dám chống tham nhũng vì vậy tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, càng chống lại càng tăng và càng lan rộng ra nhiều lĩnh vực.[3]

Theo Đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2007 Chính phủ Việt Nam đã có bước đột phá có trọng tâm vào những vấn đề tham nhũng lưu cữu, khui ra những vụ việc lớn như Đề án 112, các vụ việc tại Hàng không Việt Nam, các vụ tại Ngân hàng Việt Nam .... vì các mảng này trước đây vốn là "vùng cấm".[4]

[sửa] Biện pháp phòng chống

Quốc hội Việt Nam đã ban hành:

  • Luật phòng, chống tham nhũng (Luật số 55/2005/QH11) đã được Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  • Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Luật số 48/2005/QH11) đã được Quốc hội Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
  • Nghị định 107/2006/NĐ-CP, được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để xảy ra tham nhũng trong tổ chức mà mình quản lý áp dụng cho cả cấp bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

[sửa] Cơ quan phòng chống tham nhũng

Cục Chống tham nhũng (Thuộc Thanh tra Chính phủ) được thành lập theo quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Về biện pháp chống tham nhũng có 3 điểm mấu chốt cần nghiêm túc thực hiện:

  1. Những cán bộ càng cao mà phạm tội tham nhũng thì phải nhận hình phạt nặng hơn những cán bộ thấp hơn vì là những người giác ngộ hơn.
  2. Các cơ quan thanh tra của Chính phủ và kiểm tra của Đảng nếu không phát hiện ra để hiện tượng tham nhũng xảy ra trong phạm vi mình quản lý thì:
    • nếu không biết thì phải giáng chức cấp hạ lương vì không đủ trình độ đảm nhiệm công tác được giao;
    • nếu biết mà không phát hiện, truy tố và có hành động bao che thì phạm tội đồng lõa với kẻ tham nhũng và được xử theo đồng phạm.
  3. Mở rộng dân chủ để đánh giá cán bộ đương chức. Hiện nay có tình trạng nhiều cán bộ của Đảng, Chính phủ đã từng là đảng viên trong sạch nhưng nay đã đứng trước vành móng ngựa như những tội đồ.

[sửa] Giảng dạy phòng chống tham nhũng trong học đường

Thanh tra Chính phủ chủ trì tổ chức ngày 5 tháng 11 năm 2007 "Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo" để phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính thực hiện, có khả năng bắt đầu từ cấp tiểu học có thể lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng trong những tiết đạo đức để các cháu tiểu học cảm thụ dần dần.[5]

[sửa] Biện pháp chống tham nhũng

Nhiều quốc gia họp tại Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất.

Công cụ chiến đấu tham nhũng = Minh bạch khiếu nại của dân chúng + Minh bạch ngân sách, tài chính + Minh bạch mua sắm

Hiến chương Liên hiệp quốc về Tham nhũng có hiệu lực từ tháng 12 năm 2005, sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng, thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước ngoài và cá nhân mà có dính dáng tới tham nhũng tại nước của mình, cấm việc đưa hối lộ của các quan chức nước ngoài.

Loại bỏ tham nhũng và thực hiện cải cách việc nhận tiền tài trợ là những điều quan trọng để các khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ hiệu quả hơn và để mục tiêu phát triển kinh tế của thế giới được thành công.ông David Nussbaum, giám đốc điều hành TI nói: " Tham nhũng không phải là một thảm hoạ tự nhiên. Đó là những khoản ăn cắp cơ hội được tính toán từ những kẻ tham lam. Các nhà lãnh đạo phải cải thiện cách làm việc, thông thoáng và tin cậy hơn thay vì chỉ hứa suông".

[sửa] Bảng số liệu điều tra tham nhũng các nước trên thế giới 2001-2005

Nước 2001 2002 2003 2005
Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng
Iceland 9.2 4/91 9.4 4/102 9.6 2/133 9.7 1/159
Phần Lan 9.9 1/91 9.7 1/102 9.7 1/133 9.6 2/159
New Zealand 9.4 3/91 9.5 2/102 9.5 3/133 9.6 2/159
Đan Mạch 9.5 2/91 9.5 2/102 9.5 3/133 9.5 4/159
Singapore 9.2 4/91 9.3 5/102 9.4 5/133 9.4 5/159
Thụy Điển 9.0 6/91 9.3 5/102 9.3 6/133 9.2 6/159
Thụy Sĩ 8.4 12/91 8.5 12/102 8.8 8/133 9.1 7/159
Na Uy 8.6 10/91 8.5 12/102 8.8 8/133 8.9 8/159
Úc 8.5 11/91 8.6 11/102 8.8 8/133 8.8 9/159
Áo 7.8 15/91 7.8 15/102 8.0 14/133 8.7 10/159
Hà Lan 8.8 8/91 9.0 7/102 8.9 7/133 8.6 11/159
Anh 8.3 13/91 8.7 10/102 8.7 11/133 8.6 11/159
Luxembourg 8.7 9/91 9.0 7/102 8.7 11/133 8.5 13/159
Canada 8.9 7/91 9.0 7/102 8.7 11/133 8.4 14/159
Hồng Kông 7.9 14/91 8.2 14/102 8.0 14/133 8.3 15/159
Đức 7.4 20/91 7.3 18/102 7.7 16/133 8.2 16/159
Hoa Kỳ 7.6 16/91 7.7 16/102 7.5 18/133 7.6 17/159
Pháp 6.7 23/91 6.3 25/102 6.9 23/133 7.5 18/159
Bỉ 6.6 24/91 7.1 20/102 7.6 17/133 7.4 19/159
Ireland 7.5 18/91 6.9 23/102 7.5 18/133 7.4 19/159
Chile 7.5 18/91 7.5 17/102 7.4 20/133 7.3 21/159
Nhật Bản 7.1 21/91 7.1 20/102 7.0 21/133 7.3 21/159
Tây Ban Nha 7.0 22/91 7.1 20/102 6.9 23/133 7.0 23/159
Barbados 6.9 24/159
Malta 6.6 25/159
Bồ Đào Nha 6.3 25/91 6.3 25/102 6.6 25/133 6.5 26/159
Estonia 5.6 28/91 5.6 29/102 5.5 33/133 6.4 27/159
Israel 7.6 16/91 7.3 18/102 7.0 21/133 6.3 28/159
Oman 6.3 26/133 6.3 28/159
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 5.2 37/133 6.2 30/159
Slovenia 5.2 34/91 6.0 27/102 5.9 29/133 6.1 31/159
Botswana 6.0 26/91 6.4 24/102 5.7 30/133 5.9 32/159
Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) 5.9 27/91 5.6 29/102 5.7 30/133 5.9 32/159
Qatar 5.6 32/133 5.9 32/159
Uruguay 5.1 35/91 5.1 32/102 5.5 33/133 5.9 32/159
Bahrain 6.1 27/133 5.8 36/159
Kypros 6.1 27/133 5.7 37/159
Jordan 4.9 37/91 4.5 40/102 4.6 43/133 5.7 37/159
Malaysia 5.0 36/91 4.9 33/102 5.2 37/133 5.1 39/159
Ý 5.5 29/91 5.2 31/102 5.3 35/133 5.0 40/159
Hungary 5.3 31/91 4.9 33/102 4.8 40/133 5.0 40/159
Hàn Quốc 4.2 42/91 4.5 40/102 4.3 50/133 5.0 40/159
Tunisia 5.3 31/91 4.8 36/102 4.9 39/133 4.9 43/159
Litva 4.8 38/91 4.8 36/102 4.7 41/133 4.8 44/159
Kuwait 5.3 35/133 4.7 45/159
Cộng hòa Nam Phi 4.8 38/91 4.8 36/102 4.4 48/133 4.5 46/159
Namibia 5.4 30/91 5.7 28/102 4.7 41/133 4.3 47/159
Hy Lạp 4.2 42/91 4.2 44/102 4.3 50/133 4.3 47/159
Cộng hòa Séc 3.9 47/91 3.7 52/102 3.9 54/133 4.3 47/159
Slovakia 3.7 59/133 4.3 47/159
Mauritius 4.5 40/91 4.5 40/102 4.4 48/133 4.2 51/159
Costa Rica 4.5 40/91 4.5 40/102 4.3 50/133 4.2 51/159
Latvia 3.4 59/91 3.7 52/102 3.8 57/133 4.2 51/159
El Salvador 3.6 54/91 3.4 62/102 3.7 59/133 4.2 51/159
Bulgaria 3.9 47/91 4.0 45/102 3.9 54/133 4.0 55/159
Colombia 3.8 50/91 3.6 57/102 3.7 59/133 4.0 55/159
Fiji 4.0 55/159
Seychelles 4.0 55/159
Cuba 4.6 43/133 3.8 59/159
Thái Lan 3.2 61/91 3.2 64/102 3.3 70/133 3.8 59/159
Trinidad và Tobago 4.6 43/133 3.8 59/159
Belize 4.5 46/133 3.7 62/159
Brasil 4.0 46/91 4.0 45/102 3.9 54/133 3.7 62/159
Jamaica 4.0 45/102 3.8 57/133 3.6 64/159
Ghana 3.4 59/91 3.9 50/102 3.3 70/133 3.5 65/159
Mexico 3.7 51/91 3.6 57/102 3.6 64/133 3.5 65/159
Panama 3.7 51/91 3.0 67/102 3.4 66/133 3.5 65/159
Peru 4.1 44/91 4.0 45/102 3.7 59/133 3.5 65/159
Thổ Nhĩ Kỳ 3.6 54/91 3.2 64/102 3.1 77/133 3.5 65/159
Burkina Faso 3.4 70/159
Croatia 3.9 47/91 3.8 51/102 3.7 59/133 3.4 70/159
Ai Cập 3.6 54/91 3.4 62/102 3.3 70/133 3.4 70/159
Lesotho 3.4 70/159
Ba Lan 4.1 44/91 4.0 45/102 3.6 64/133 3.4 70/159
Ả Rập Saudi 4.5 46/133 3.4 70/159
Syria 3.4 66/133 3.4 70/159
Lào 3.3 77/159
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) 3.5 57/91 3.5 59/102 3.4 66/133 3.2 78/159
Maroc 3.7 52/102 3.3 70/133 3.2 78/159
Sénégal 2.9 65/91 3.1 66/102 3.2 76/133 3.2 78/159
Sri Lanka 3.7 52/102 3.4 66/133 3.2 78/159
Suriname 3.2 78/159
Liban 3.0 78/133 3.1 83/159
Rwanda 3.1 83/159
Cộng hòa Dominicana 3.3 70/133 3.0 85/159
Mông Cổ 3.0 85/159
Romania 2.8 69/91 2.6 77/102 2.8 83/133 3.0 85/159
Armenia 3.0 78/133 2.9 88/159
Bénin 2.9 88/159
Bosna và Hercegovina 3.3 70/133 2.9 88/159
Gabon 2.9 88/159
Ấn Độ 2.7 71/91 2.7 71/102 2.8 83/133 2.9 88/159
Iran 3.0 78/133 2.9 88/159
Mali 3.0 78/133 2.9 88/159
Moldavia 3.1 63/91 2.1 93/102 2.4 100/133 2.9 88/159
Tanzania 2.2 82/91 2.7 71/102 2.5 92/133 2.9 88/159
Algérie 2.6 88/133 2.8 97/159
Argentina 3.5 57/91 2.8 70/102 2.5 92/133 2.8 97/159
Madagascar 1.7 98/102 2.6 88/133 2.8 97/159
Malawi 3.2 61/91 2.9 68/102 2.8 83/133 2.8 97/159
Mozambique 2.7 86/133 2.8 97/159
Serbia và Montenegro 2.3 106/133 2.8 97/159
Gambia 2.5 92/133 2.7 103/159
Macedonia 2.3 106/133 2.7 103/159
Swaziland 2.7 103/159
Yemen 2.9 65/91 2.7 71/102 2.6 88/133 2.7 103/159
Belarus 4.8 36/102 4.2 53/133 2.6 107/159
Eritrea 2.6 107/159
Honduras 2.7 71/91 2.7 71/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Kazakhstan 2.7 71/91 2.3 88/102 2.4 100/133 2.6 107/159
Nicaragua 2.4 77/91 2.5 81/102 2.6 88/133 2.6 107/159
Palestine 3.0 78/133 2.6 107/159
Ukraina 2.1 83/91 2.4 85/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Việt Nam 2.6 75/91 2.4 85/102 2.4 100/133 2.6 107/159
Zambia 2.6 75/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.6 107/159
Zimbabwe 2.9 65/91 2.7 71/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Afghanistan 2.5 117/159
Bolivia 2.0 84/91 2.2 89/102 2.3 106/133 2.5 117/159
Ecuador 2.3 79/91 2.2 89/102 2.2 113/133 2.5 117/159
Guatemala 2.9 65/91 2.5 81/102 2.4 100/133 2.5 117/159
Guyana 2.5 117/159
Libya 2.1 118/133 2.5 117/159
Nepal 2.5 117/159
Philippines 2.9 65/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.5 117/159
Uganda 1.9 88/91 2.1 93/102 2.2 113/133 2.5 117/159
Albania 2.5 81/102 2.5 92/133 2.4 126/159
Niger 2.4 126/159
Nga 2.3 79/91 2.7 71/102 2.7 86/133 2.4 126/159
Sierra Leone 2.2 113/133 2.4 126/159
Burundi 2.3 130/159
Campuchia 2.3 130/159
Cộng hòa Congo 2.2 113/133 2.3 130/159
Gruzia 2.4 85/102 1.8 124/133 2.3 130/159
Kyrgyzstan 2.1 118/133 2.3 130/159
Papua New Guinea 2.1 118/133 2.3 130/159
Venezuela 2.8 69/91 2.5 81/102 2.4 100/133 2.3 130/159
Azerbaijan 2.0 84/91 2.0 95/102 1.8 124/133 2.2 137/159
Cameroon 2.0 84/91 2.2 89/102 1.8 124/133 2.2 137/159
Ethiopia 3.5 59/102 2.5 92/133 2.2 137/159
Indonesia 1.9 88/91 1.9 96/102 1.9 122/133 2.2 137/159
Iraq 2.2 113/133 2.2 137/159
Liberia 2.2 137/159
Uzbekistan 2.7 71/91 2.9 68/102 2.4 100/133 2.2 137/159
Cộng hòa Dân chủ Congo 2.1 144/159
Kenya 2.0 84/91 1.9 96/102 1.9 122/133 2.1 144/159
Pakistan 2.3 79/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.1 144/159
Paraguay 1.7 98/102 1.6 129/133 2.1 144/159
Somalia 2.1 144/159
Sudan 2.3 106/133 2.1 144/159
Tajikistan 1.8 124/133 2.1 144/159
Angola 1.7 98/102 1.8 124/133 2.0 151/159
Côte d'Ivoire 2.1 118/133 1.9 152/159
Guinea Xích Đạo 1.9 152/159
Nigeria 1.0 90/91 1.6 101/102 1.4 132/133 1.9 152/159
Haiti 2.2 89/102 1.5 131/133 1.8 155/159
Myanma 1.6 129/133 1.8 155/159
Turkmenistan 1.8 155/159
Bangladesh 0.4 91/91 1.2 102/102 1.3 133/133 1.7 158/159
Tchad 1.7 158/159

[sửa] Trừng phạt

Tham nhũng là một tội lỗi gây hại cho quốc gia và là một trong các nguyên nhân gây ra nạn đói nghèo cho người dân nhưng nó được hiểu khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo quan điểm của giai cấp cầm quyền cũng như ý thức quyền lợi của công dân mà có các biện pháp trừng phạt khác nhau trong lịch sử và hình phạt ngày càng khoan dung hơn:[6]

  • Ở thành Athena trong thời Hy Lạp cổ đại, các quan chức tham nhũng sẽ bị tước quyền công dân và quyền tham gia vào các tổ chức chính trị của thành bang vì theo luật, việc nhận hối lộ đáng phải chịu sự sự ô nhục và ruồng bỏ mà bị tước quyền công dân cũng như việc bị huỷ bỏ sinh mạng chính trị là hình phạt ô nhục đối với dân Hy Lạp cổ đại. Cũng có khi họ bị tử hình.
  • Ở Byzantium vào thế kỉ thứ 11, các quan chức tham nhũng thường bị làm cho mù mắt và bị thiến. Bên cạnh việc chịu đòn và bị làm cho mù mắt, những kẻ nhận hối lộ thường bị đày ải, còn tài sản của họ thì bị tịch thu sung công. Hình phạt thiến không phải do pháp luật quy định mà là kết quả của việc xúc phạm và sỉ nhục công chúng.
  • Cộng hòa La Mã áp dụng hình phạt xử tử đối với những quan tòa nhận hối lộ theo bộ luật hợp pháp đầu tiên của nước cộng hòa Twelve Tables.
  • Hoa Kỳ thời mới thành lập người nhận hối lộ phải đi tù hoặc nộp phạt.
  • Ở Việt Nam người nhận hối lộ sẽ được giảm nhẹ tôi nếu nộp lại tiền hối lộ, trường hợp do người ngoài xã hội lôi kéo, chủ mưu làm tha hóa cán bộ thì người ngoài xã hội chịu hình phạt nặng hơn như tử hình còn cán bộ nói chung xử nhẹ và khoanh gọn vì sợ bị mất cán bộ. Về sau do tham nhũng ngày càng tăng cũng như dư luận xã hội một số cán bộ tham nhũng cũng đã bị trừng phạt xử tù cho dù đã có thiện chí trả lại tài sản có do phạm tội.

[sửa] Chú thích

  1. ^ [1]
  2. ^ [2]
  3. ^ Chống tham nhũng: Chưa coi trọng hay không dám làm? 00:29' 30/03/2007 (GMT+7)
  4. ^ "Năm 2008: Phải tính tới các biện pháp rút tiền về" 07:15' 29/10/2007(GMT+7)
  5. ^ Sẽ dạy phòng chống tham nhũng từ tiểu học? 05/11/2007(GMT+7)
  6. ^ Hối lộ và xảo trá - Trừng phạt và ô danh 14:06' 19/07/2007 (GMT+7)

[sửa] Liên kết ngoài

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Công bố xếp hạng tham nhũng:


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -