Biển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bài này nói về biển như là một khu vực rộng lớn chứa nước mặn. Các nghĩa khác xem bài Biển (định hướng).
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng với một số hồ nước ngọt khép kín hoặc có đường thông tự nhiên ra biển cả như biển Galilee ở Israel là một hồ nước ngọt nhỏ không có đường thông tự nhiên ra đại dương hay biển Hồ ở Campuchia. Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường như một từ đồng nghĩa với đại dương, như trong các câu biển nhiệt đới hay đi ra bờ biển, hoặc cụm từ nước biển là chỉ một cách rõ nét tới các vùng nước của đại dương nói chung.
Mục lục |
[sửa] Danh sách một số biển theo đại dương
[sửa] Thái Bình Dương
- biển Bering
- vịnh Alaska
- biển Cortez (hay vịnh California)
- biển Okhotsk
- biển Nhật Bản
- Seto Inland Sea
- Đông Hải (biển Đông Trung Hoa)
- biển Đông (biển Nam Trung Hoa)
- vịnh Beibu
- vịnh Sulu
- biển Celebes
- biển Bohol (biển Mindanao)
- biển Philipin
- vịnh Thái Lan (đôi khi coi là một phần của Ấn Độ Dương)
- biển Flores
- biển Banda
- biển Arafura
- biển Timor
- biển Tasman
- Hoàng Hải
- biển Coral
- vịnh Carpentaria
[sửa] Đại Tây Dương
- vịnh Hudson
- vịnh Baffin
- Vịnh St. Lawrence
- biển Caribe
- vịnh Mexico
- biển Sargasso
- biển Bắc
- biển Ban Tích
- biển Ai Len
- biển Celtic
- Địa Trung Hải
- biển Adriatic
- biển Aegea
- biển Đen
- biển Ioni
- biển Liguria
- biển Mirtoon
- biển Tyrrhenia
- vịnh Sidra
- biển Marmara
- biển Crete
- vịnh Biscay
- vịnh Guinea
[sửa] Ấn Độ Dương
- Hồng Hải
- vịnh Aden
- vịnh Ba Tư
- vịnh Oman
- biển Ả Rập
- vịnh Bengal
- biển Java
[sửa] Bắc Băng Dương
- biển Barents
- biển Kara
- biển Beaufort
- vịnh Amundsen
- biển Greenland
- biển Chukchi
- biển Laptev
- biển Đông Siberi
- Bạch Hải
[sửa] Nam Đại Dương
- biển Weddell
- biển Ross
- vùng lõm Đại Úc
- vịnh St. Vincent
- vịnh Spencer
[sửa] Các biển kín
- biển Aral
- biển Caspi
- biển Chết
- biển Galilee
- biển Salton
[sửa] Các biển ngoài Trái Đất
Các biển trên Mặt Trăng là những đồng bằng bazan rộng lớn trên Mặt Trăng mà trước đây các nhà thiên văn học cho rằng chúng có chứa nước và gọi chúng là "biển".
Nước ở trạng thái lỏng được cho là đã từng tồn tại trên bề mặt Hỏa Tinh trong quá khứ xa xăm và một số vùng lòng chảo trên sao Hỏa được coi là các đáy biển đã khô cạn. Lớn nhất trong số đó là Vastitas Borealis; các "biển" khác là Hellas Planitia và Argyre Planitia.
Nước ở trạng thái lỏng cũng được cho là có tồn tại dưới bề mặt của một số vệ tinh tự nhiên, chẳng hạn như Europa.
Hyđrôcacbon lỏng được coi là có mặt ở bề mặt của Titan, mặc dù nó có thể được miêu tả một cách chính xác hơn là "hồ" chứ không phải "biển". Sự phân bổ của các khu vực chứa chất lỏng này được hy vọng là sẽ được hiểu rõ hơn sau khi tàu thăm dò Cassini đến đây.
[sửa] Khoa học
Thuật ngữ "biển" cũng được sử dụng trong vật lý lượng tử. Biển Dirac là sự diễn giải của các trạng thái năng lượng âm, bao gồm có chân không.