Biển Bering
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biển Bering hay biển Imarpik là một khu vực nước biển ở phần phía bắc nhất của Thái Bình Dương bao phủ diện tích khoảng 2 triệu km². Nó có ranh giới về phía bắc và phía đông với Alaska, về phía tây với Siberi của Nga, và về phía nam với bán đảo Alaska và quần đảo Aleut. Biển này được đặt tên theo tên của nhà thám hiểm người Nga gốc Đan Mạch, nhà hàng hải Vitus Bering.
Trong thời kỳ băng hà gần đây nhất thì mực nước biển đã thấp đủ để cho con người và các động vật khác di cư từ châu Á sang Bắc Mỹ bằng đi bộ dọc theo cái mà ngày nay người ta gọi là eo biển Bering, nằm ở phía bắc của biển này. Người ta gọi nó một cách chung nhất là "cầu đất liền Bering" và người ta cũng tin rằng đây chính là lối đi đầu tiên của loài người vào châu Mỹ.
Biển Bering là một trong những ngư trường chính của thế giới, và nghề cá ở các vùng nước này chiếm khoảng một nửa toàn bộ sản lượng đánh bắt cá và tôm cua ven đất liền của Mỹ. Do các thay đổi đang diễn ra ở Bắc Băng Dương, sự biến đổi trong tương lai của khí hậu/hệ sinh thái của biển Bering ngày càng không chắc chắn. Đây là vấn đề có tính tương hỗ: thay đổi về khí hậu ảnh hưởng tới các hệ sinh thái, và các hệ sinh thái lại như là chỉ thị cho các thay đổi của khí hậu. Tại đây có các thông tin về trạng thái hiện tại của biển Bering với các chỉ thị khí hậu và sinh thái thời gian gần thực ở đây.
Các đảo trên biển Bering có:
- Quần đảo Pribilof
- Đảo Bering
[sửa] Xem thêm
- Phán quyết biển Bering liên quan tới việc đánh bắt hải cẩu ở vùng biển này vào cuối thế kỷ 19.
[sửa] Liên kết ngoài
- Khí hậu và hệ sinh thái biển Bering Nguồn tài liệu toàn diện bao gồm các bản đồ, ảnh, bài tiểu luận về chủ đề biển Bering, các tổ chức, thông tin hệ sinh thái và các dữ liệu có thể xem được với tường thuật về xu hướng và sự liên quan của hệ sinh thái.
- Trang chủ đề Bắc Thái Bình Dương