Đại dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tính xác thực của bài hay đoạn này còn đang trong vòng tranh luận. Xin vui lòng xem và đóng góp ý kiến ở trang thảo luận. |
Đại dương là một loại hình thủy vực nước mặn
Đại dương thế giới là khoảng nước rộng bao gồm tất cả các đại dương và biển, tạo thành một lớp nước liên tục bao quanh Trái Đất, là nơi chứa một lượng nước (nước muối) lớn trên Trái Đất.
Diện tích bề mặt Địa Cầu có diện tích 510 triệu km², trong đó mặt nước biển của Đại dương thế giới có diện tích 361 triệu km² (70,8%). Như vậy, Đại dương thế giới có diện tích lớn gấp 2,5 lần diện tích lục địa.
Sự phân bố biển và đất liền không đều giữa 2 bán cầu: Bắc bán cầu các đại dương chiếm 60,7%, lục địa 39,3% trong khi đó ở Nam bán cầu các đại dương chiếm 80,9%, lục địa 19,1%.
Ban đầu chỉ có một đại dương duy nhất mà thôi vì ban đầu phần đất liền của Trái Đất cũng là một khối thống nhất. Nhưng sau khi các mảng lục địa được tách ra như bây giờ (thuyết lục địa trôi) thì các lục địa này được chia cắt thành các châu lục bởi các đại dương.
Sự phân chia đại dương có cơ sở dựa trên các dấu hiệu sau: các đường ven bờ các lục địa và quần đảo; các hệ thống độc lập của hải lưu và hoàn lưu khí quyển; những đặc điểm riêng biệt về sự phân bố ngang và thẳng đứng của nhiệt độ nước và độ mặn...
Căn cứ vào những dấu hiệu đó, đại dương thế giới được chia thành 5 đại dương:
- Thái Bình Dương (179,7 triệu km², 50% diện tích đại dương thế giới)
- Đại Tây Dương (106,2 triệu km², 25% diện tích đại dương thế giới)
- Ấn Độ Dương (74,9 triệu km², 21% diện tích đại dương thế giới)
- Bắc Băng Dương (14,09 triệu km², 4% diện tích đại dương thế giới)
- Nam Băng Dương (20,33 triệu km²)
Tuy nhiên, ở Đức, người ta chỉ chia đại dương thế giới ra ba đại dương, xem Bắc Băng Dương chỉ là một biển phía Bắc thuộc Đại Tây dương[cần dẫn chứng].
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |