Nhân chủng học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân học là một ngành của khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người. Nhân học gồm có 4 phân nghành chính bao gồm: nhân học văn hóa xã hội (socio-cultural anthropology), ngôn ngữ học (linguistics), khảo cổ học (archaeology) và nhân học thể chất hay còn gọi là nhân chủng học (physical anthropology). Lưu ý, ngành nhân học thể chất hay nhân chủng học tập trung vào các tác động của văn hóa đối với các biến đổi về thể chất.
Trong các tiếng Châu Âu, thuật ngữ "nhân học" bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp cổ là anthropos có nghĩa là "con người" và logia có nghĩa là "khoa học".
Từ thập niên 1990 đến nay, từ "nhân học" được dùng phổ biến ở Việt Nam (chưa hiểu lí do vì sao). Sau năm 2000, bộ môn Dân tộc học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã đổi tên thành bộ môn Nhân học. Nhưng cần lưu ý rằng, bên cạnh cách gọi nhân học, còn có cách gọi khác là nhân loại học.
[sửa] Phân ngành
Nhân học thường được phân ra thành 4 phân ngành cơ bản là
- Nhân học thể chất (physical anthropology)
- Nhân học văn hoá (cultural anthropology), còn gọi là nhân học xã hội (social anthropology) hoặc nhân học văn hoá-xã hội (socio-cultural anthropology),
- Khảo cổ học (archeology) và
- Ngôn ngữ học (linguistics).
Khoảng từ sau Thế chiến thứ hai trở lại đây, nhiều phân ngành nhân học ứng dụng mới đã hình thành như. Nhân học ứng dụng tập hợp các nhà nhân học làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Họ tìm cách ứng dụng các lí thuyết nhân học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và sức khỏe... Điều này tạo ra các phân ngành của nhân học ứng dụng như
- Nhân học y tế
- Nhân học sinh thái và môi trường
- Nhân học kinh tế
- Nhân học đô thị
- Nhân học phát triển
Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh học và văn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các cách tiếp cận mà chúng sử dụng đều mang tính so sánh.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |