Chiến dịch Hồ Chí Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên nguyên thủy là Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là giai đoạn cuối cùng của Chiến dịch mùa xuân năm 1975, là một chiến dịch tấn công vào Sài Gòn của các lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong Chiến tranh Việt Nam vào tháng 4 năm 1975, dẫn đến sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Mục lục |
[sửa] Hoàn cảnh
- Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính uỷ: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hoà làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Ông Nguyễn Văn Linh phụ trách công tác nổi dậy của quần chúng. Ông Võ Văn Kiệt phụ trách công tác tiếp quản sau khi chiếm được thành phố.
- Từ ngày 9 đến ngày 21 tháng 4, trận Xuân Lộc đánh vào tuyến phòng ngự phía đông của Sài Gòn.
- Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị ở Hà Nội điện cho Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn, theo đó đồng ý đổi tên chiến dịch thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.
[sửa] 5 hướng tiến công
- Hướng Bắc
- Quân đoàn 1 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hòa, chính ủy là thiếu tướng Hoàng Minh Thi, gồm các Sư đoàn bộ binh 312, 320B; Lữ đoàn pháo binh 452; Lữ đoàn tăng thiết giáo 202; Sư đoàn pháo cao xạ 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường thêm một số đơn vị pháo, tên lửa, và bộ binh. Nhiệm vụ của quân đoàn là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên, chặn Sư đoàn 5 QLVNCH, chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh.
- Hướng Đông Nam
- Quân đoàn 2 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy là thiếu tướng Lê Linh, gồm các Sư đoàn bộ binh 325, 304, 3; Lữ đoàn pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn pháo cao xạ 673; Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, thị xã Bà Rịa, chi khu Đức Thanh, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, quận 9 và quận 4 Sài Gòn.
- Hướng Tây Bắc
- Quân đoàn 3 với tư lệnh là thiếu tướng Vũ Lăng, chính ủy là đại tá Đặng Vũ Hiệp, gồm các Sư đoàn bộ binh 316, 320A, 10; hai Trung đoàn pháo mặt đất 40 và 675; Trung đoàn xe tăng 273; hai Trung đoàn pháo cao xạ 232, 234; hai Trung đoàn công binh 575, 7; Trung đoàn đặc công 198. Nhiệm vụ của quân đoàn là thọc sâu vào nội thành Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận. Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 QLVNCH tại Gò Dầu, Trảng Bàng rồi làm lực lượng dự bị.
- Hướng Đông
- Quân đoàn 4 với tư lệnh là thiếu tướng Hoàng Cầm, chính ủy là thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, gồm các Sư đoàn 7, 341, 6; Lữ đoàn bộ binh 7, 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không hỗn hợp, một tiểu đoàn xe tăng. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả sở chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1,2,3, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, đài phát thanh.
- Hướng Tây Nam
- Đoàn 232 với tư lệnh là thiếu tướng Lê Đức Anh, chính ủy là thiếu tướng Lê Văn Tường, gồm các Sư đoàn 5, 8, 9; bốn trung đoàn độc lập 16, 88, 24, 27B; một tiểu đoàn xe tăng T-54, một tiểu đoàn xe tăng PT-85; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn phòng không. Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm biệt khu Sài Gòn, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11.
Cả 5 hướng đều hợp điểm tại dinh Độc Lập.
[sửa] Diễn biến
Loạt bài Chiến tranh Việt Nam |
---|
Giai đoạn 1954–1959 |
Miền Bắc – Miền Nam |
Thuyết Domino |
Giai đoạn 1960–1965 |
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam |
Kế hoạch Staley-Taylor |
Sự kiện Phật Đản, 1963 |
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm |
Giai đoạn 1965–1968 |
Miền Bắc Các chiến dịch Tìm-Diệt Chiến dịch Phượng Hoàng |
Diễn biến Quốc tế |
Tết Mậu Thân, 1968 |
Giai đoạn 1968–1972 |
Diễn biến Quốc tế |
Việt Nam hoá chiến tranh |
Chiến dịch: Lam Sơn 719 – Hè 1972 – Linebacker II |
Hiệp định Paris |
Giai đoạn 1973–1975 |
Chiến dịch: Tây Nguyên – Huế - Đà Nẵng |
Xuân 1975 – Hồ Chí Minh |
Sự kiện 30 tháng 4, 1975 |
Hậu quả chiến tranh |
Chất độc da cam |
Thuyền nhân |
sửa tiêu bản |
- 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây với Đoàn 232, hướng Nam với lực lượng chủ lực của Miền, hướng Đông có Quân đoàn 4 và cánh quân phía đông gồm Quân đoàn 2 và các lực lượng Quân khu 5 vừa chiếm được Phan Rang.
- Trưa ngày 30 tháng 4, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
[sửa] Tham khảo
- Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội-2005.
[sửa] Liên kết ngoài
- Các hình ảnh về những ngày cuối cùng trước khi Saigon sụp đổ của các PV Nước ngoài
- Bài đăng trên báo Cần Thơ: Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ cuối (Theo Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân).
- Chuyên trang về ngày 30 tháng 4 của báo Quân Đội Nhân Dân.
- 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ - Alan Dawson, cựu nhân viên CIA tại Sài Gòn.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |