See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Thuyền nhân – Wikipedia tiếng Việt

Thuyền nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Về bộ phim Hồng Kông năm 1982, xem Thuyền nhân (phim)
Vượt biển bằng thuyền
Vượt biển bằng thuyền

Thuyền nhân vốn là từ tiếng Anh boat people dùng để chỉ những người đã dùng thuyền để vượt biên sang nước khác bất hợp pháp. Từ này dùng phổ biến vào cuối thập niên 1970 sau khi có nhiều người Việt sau Chiến tranh Việt Nam đã dùng thuyền để vượt biên sang các nước lân cận.

Đây thường là hình thức tỵ nạn phổ biến của những người đến từ Albania, Cuba, Haiti, MarocViệt Nam. Việc vượt biển kiểu này rất nguy hiểm vì tàu thuyền thường thô sơ và số người đi thường rất đông. Chẳng hạn, năm 2003, có 353 người tị nạn đi thuyền từ Indonesia sang Úc đã bị chết đuối vì đắm tàu.

Nguyên nhân việc vượt biển của các thuyền nhân thường là do cuộc sống ở nước sở tại quá khó khăn. Một nguyên nhân khác có thể là do sự đàn áp của chính quyền địa phương. Trong lịch sử đa số các thuyền nhân vượt biển sang nước khác vì hai lý do chính: chính trị và kinh tế.

Vấn đề thuyền nhân thường gây ra rất nhiều mâu thuẫn tại các nước mà những người này xin tị nạn, như Mỹ, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Úc. Một số nước, như Úc, không cho các thuyền này cập bến tại nước họ hoặc sẽ bắt giữ để sau đó trục xuất.

Mục lục

[sửa] Thuyền nhân từ Đông Dương

Thuyền nhân Việt Nam tị nạn ở Malaysia,1980
Thuyền nhân Việt Nam tị nạn ở Malaysia,1980

[sửa] Sau 30 tháng 4 năm 1975

Sau ngày 30 tháng 4, 1975 có rất nhiều người từ Campuchia, Lào và nhất là Việt Nam đã tìm cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Campuchia, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã giết hàng triệu người khiến nhiều người tìm cách chạy khỏi đất nước. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp, sự phân biệt đối xử đối với những người cộng tác với chính quyền cũ cùng thân nhân họ, đặc biệt là hình thức học tập cải tạo, cùng những khó khăn về kinh tế của xã hội cộng với ao ước được sống trong chế độ tự do và tương lai tốt đẹp đã làm cho rất nhiều người, gia đình vượt biên bằng thuyền.

Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, trong khoảng từ năm 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.[1]

Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian từ 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên hòn đảo Galang.

1 nữ y tá Hoa Kỳ đang chăm sóc cho người dân tỵ nạn Việt Nam ở đảo Guam sau năm 1975
1 nữ y tá Hoa Kỳ đang chăm sóc cho người dân tỵ nạn Việt Nam ở đảo Guam sau năm 1975

Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau Galang (Indonesia), nhưng gần đây tấm bia tưởng niệm đã bị đục bỏ. [1]

Hiện tượng thuyền nhân được nhiều người xem là một trong những giai đoạn đau buồn của lịch sử Việt Nam.

[sửa] "Nạn kiều" 1979

Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. [2] Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kì Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.[3]

Năm 1977, Hoa kiều vẫn tiếp tục kiểm soát nền kinh tế miền Nam, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát từ Trung Quốc. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của các thương gia giầu có bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. [4]. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều".

[sửa] Tổ chức vượt biên

Một số người có tàu đánh cá hoặc có thể tổ chức cướp được tàu, ghe đã tổ chức móc nối nhiều người vượt biên ở quanh vùng và cả ở thành phố. Họ thường phải chuẩn bị thực phẩm, thuốc men, và nhất là nước uống một cách kín đáo để đem lên tàu lúc thuận tiện. Khi đón người lên tàu tại "bãi" họ rời bến, nếu họ mua được nhân viên canh phòng thì việc tập kết tại bãi và rời bến được an toàn hơn. Chi phí ra đi tuỳ theo địa phương, phương tiện vượt biên - phương tiện càng lớn được cho càng an toàn thì chi phí càng cao- và người tổ chức đã có uy tín đã từng thành công thì giá càng cao thường từ 2 cây vàng cho tới cả 10 cây vàng một người lớn. Người ta ưu tiên cho tài công, người có hải bàn, bác sỹ và người biết tiếng nước ngoài đi cùng cũng có khi ưu tiên cho con em cán bộ giữ bến bãi đi cùng.

[sửa] Hiểm nguy

Người tổ chức vượt biên và người vượt biên thường gặp nhiều rủi ro:

  • Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị cấm, bị xem là phản quốc ... nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đã hẹn và đã lấy tiền, họ mật báo hoặc phối hợp với công an đến bắt người vượt biên tại bãi. Cũng có khi cán bộ địa phương tổ chức vượt biên giả để cướp lấy tiền và vàng.
  • Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự phòng, thuê tài công hoặc bị lộ vì tuần phòng hoặc khi ra cửa biển.
  • Bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan giết, cướp hãm hiếp, quăng xuống biển, chết đói, chết khát. Không ai biết chính xác có bao nhiêu người đã bỏ mình trên biển hay trong rừng sâu. Có ước đoán cho rằng từ 100-200.000 người chết ngoài biển. Năm 1981 hội Chữ thập đỏ quốc tế ước đoán phân nửa số người vượt biển chết dưới tay hải tặc.
  • Bị tàu Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa bắt đem về.
  • Bị tù khi vượt biên thất bại và gia đình bị đuổi đi kinh tế mới.

[sửa] Thuyền nhân từ các nước khác

Sự có mặt của người Trung Quốc ở nhiều nước trên thế giới không nằm ngoài một lẽ họ di cư đến đó phần lớn nhờ vượt biển. Cũng vì lẽ đó, khi qua Việt Nam họ được người địa phương hiểu và gọi là người đến bằng tàu bè, hay gọi tắt là "người tàu". Lâu dần danh từ này được chuyên biệt hóa nên trong tiếng Việt hiện nay có từ "Tàu" hay "người Tàu", là do nguyên nhân trên.

Tuy vậy có một số người Trung Quốc biết tiếng Việt sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi họ nghe thấy người Việt gọi họ là người Tàu.

Những người dân Úc hiện nay, không tính đến các bộ lạc, cũng có gốc gác từ đảo Anh hay một nước ở châu Âu, do vượt biển lập nghiệp ở châu Đại dương mà thành người Úc.

[sửa] Trại tỵ nạn

Một số vùng có đông người vượt biên đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập trại tỵ nạn để cho người tỵ nạn ở trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.

[sửa] Tưởng niệm

Năm 2005, ba mươi năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc và đợt sóng người Việt tỵ nạn đầu tiên bỏ nước ra đi bằng thuyền, cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức dựng bia tưởng niệm thuyền nhân tại hai địa điểm quan trọng trên chặng hành trình của nhiều thuyền nhân. Tại Pulau Bidong (3-2005) thuộc Mã Lai Á và Galang trên đảo Batam, thuộc Indonesia, hai nơi tạm trú của người tỵ nạn trong khi chờ đợi giấy phép tái định cư tại một nước thứ ba, hai tấm bia được dựng với mấy dòng song ngữ Việt-Anh:

"Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên."
"In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifices will not be forgotten."

Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005 thì bia ở Galang bị phá. Tháng 11 thì bia ở Bidong cũng bị dỡ đi. Hai hành động này của chính quyền Mã Lai Á và Indonesia là do áp lực ngoại giao của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vì bất bình với câu văn trên bia[5][6].

Vì những nguy hiểm và không ít người thiệt mạng trên hành trình thoát khỏi Việt Nam, một phong trào nổi lên tại hoải ngoại dựng bia tưởng niệm thuyền nhân diễn ra số địa điểm khác. Trong số đó có thị xã Grand-Saconnex (2-2006)[7], Thụy Sĩ; thành phố Santa Ana, California (2-2006)[8], Hoa Kỳ; Liège (7-2006)[9], nước Bỉ; Hamburg (10-2006)[10] và Troisdorf (5-2007)[11], nước Đức. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phản đối việc dựng những bia này[12].

[sửa] Chú thích

  1. ^ Trở lại Pulau Galang 25 Tháng 4 2005 - Cập nhật 14h29 GMT
  2. ^ Evans và Rowley, tr. 53
  3. ^ Evans và Rowley, tr. 51
  4. ^ Evans và Rowley, tr. 54
  5. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/10/051026_bidongboatpeople.shtml
  6. ^ http://www.vietka.com/Galang_refugee_camp/Vietnamese_monument_galang.htm
  7. ^ http://www.anhduong.net/Tincongdong/Jan06/DaiTuongNiem.htm
  8. ^ http://hoahao.org/default.asp?catid=10&nid=7738
  9. ^ http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/07/06/InaugurationVnBoatPeopleMonumentBi_DHieu/
  10. ^ http://www.viengiac.de/vn/index.php?option=com_content&task=view&id=175&Itemid=33
  11. ^ http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/11/03/BoatPeopleMemorialInGermany_MThuy/
  12. ^ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/05/070502_viet_monument.shtml

[sửa] Tham khảo

  • Grant Evans, Kelvin Rowley (1984). Red Brotherhood at War - Indochina since the Fall of Saigon, London: Verso.

[sửa] Liên kết ngoài



aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -