See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chiến dịch Xuân hè 1972 – Wikipedia tiếng Việt

Chiến dịch Xuân hè 1972

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến dịch Xuân hè 1972
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Thời gian 30 tháng 3 - 22 tháng 10 1972
Địa điểm Việt Nam Cộng hòa
Kết quả 2 bên đều cho là mình chiến thắng
Tham chiến
Việt Nam Cộng Hoà
Hoa Kỳ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
Chỉ huy
Ngô Quang Trưởng
Nguyễn Văn Toàn
Lê Văn Hưng
Võ Nguyên Giáp
Văn Tiến Dũng
Trần Văn Trà
Hoàng Minh Thảo
Lực lượng
11 sư đoàn Nam Việt Nam[1]
Không quân chiến lược Hoa Kỳ
14 sư đoàn Bắc Việt Nam
26 trung đoàn độc lập[2]
Thương vong
~10,000 chết, 33,000 bị thương, 3,500 mất tích
[3]
~40,000 chết, ~60,000 bị thương hoặc mất tích[4]

Chiến dịch Xuân hè 1972 (Việt Nam Cộng hòa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, Mỹ gọi là Easter Offensive) là một chiến dịch quân sự xảy ra từ 30 tháng 3 đến 22 tháng 10 năm 1972 trong Chiến tranh Việt Nam, do Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) thực hiện, chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng đồng minh Mỹ. Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa vào những hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Khu V và Khu VIII (Nam Bộ). Cuộc tiến công bắt đầu ngày 30 tháng 3/1972[5]

Thiết giáp xa M-113 của VNCH tại mặt trận bờ sông Mỹ Chánh ở Quảng Trị năm 1972
Thiết giáp xa M-113 của VNCH tại mặt trận bờ sông Mỹ Chánh ở Quảng Trị năm 1972

Nhận thấy tình hình chuyển biến ngày càng có lợi cho phía Bắc Việt Nam về so sánh lực lượng và về thế chiến lược, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương Bắc Việt quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên được chọn là hướng tấn công chủ yếu. Khu 5, trong đó có Đà Nẵng là chiến trường phối hợp quan trọng.[5]

Chiến dịch này được định thời gian cho trùng với giai đoạn đầu của chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ, với hy vọng rằng chiến sự leo thang sẽ gây ra áp lực mạnh mẽ tại Mỹ đòi hòa bình và chấm dứt chiến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công thẳng vào các hệ thống phòng thủ chiến lược của Việt Nam Cộng hòa, nhằm làm mất uy tín chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và cầm chân tối đa các lực lượng chủ lực của đối phương, phá vỡ chương trình bình định nông thôn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, và nâng cao vị thế trước khi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng.

Để giành thắng lợi, miền Bắc đã huy động rất nhiều tân binh cho trận quyết chiến này. Rất đông những người lính lên đường mùa hè 1972 ấy là những thanh niên ưu tú từ 30 trường đại học - cao đẳng của Hà Nội: gần 10.000 sinh viên và cả giảng viên trẻ.[6] Hiện nay ở Nghĩa trang Trường Sơn, ở Thành cổ Quảng Trị có rất nhiều bia mộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ghi rằng quê quán: Hà Nội- Năm sinh 1954 hay 1955.[7].

Theo ước tính của Spencer C.Tucker, tổng lực lượng miền Bắc huy động trong chiến dịch này lúc đầu là 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, bao gồm khoảng 120.000 quân, 1200 xe tăng và xe bọc thép[8]. Về sau chiến sự kéo dài nên hai bên huy động binh sĩ tham chiến càng lúc càng nhiều cho tới tháng 10/1972 thì kết thúc.

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Miền Bắc – Miền Nam
Thuyết Domino
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Sự kiện Phật Đản, 1963
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Chiến dịch Phượng Hoàng
Diễn biến Quốc tế
Tết Mậu Thân, 1968
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hoá chiến tranh
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Hè 1972 – Linebacker II
Hiệp định Paris
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Tây Nguyên – Huế - Đà Nẵng
Xuân 1975 – Hồ Chí Minh
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửa tiêu bản

Chiến dịch Xuân hè 1972 xảy ra trên 3 mặt trận chính:

Lúc chiến dịch diễn ra, Hoa Kỳ chỉ còn 65.000 quân tại Việt Nam[10], trong đó số quân chiến đấu trên bộ chỉ còn rất ít và không tham chiến.

Dân chúng Quảng Trị bỏ chạy về phía Nam khi quân Bắc Việt tấn công
Dân chúng Quảng Trị bỏ chạy về phía Nam khi quân Bắc Việt tấn công

Tại Vùng I chiến thuật, Bắc Việt tấn công bằng 3 Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt trận B5 (4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương. Trong tháng 4 và 5/72, hai Sư đoàn 320 và 325 từ Bắc Việt xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị. Tương quan lực lượng giữa Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam là 1 chống 4.

Mục lục

[sửa] Diễn biến

Trưa ngày 30 tháng 3 năm 1972, hai Sư đoàn 304308 Quân đội Nhân dân Việt Nam khoảng 30.000 quân, với hỗ trợ của các trung đoàn xe tăng và pháo binh với 150.000 tay súng của Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam[11], vượt qua khu phi quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Từ phía Tây, Sư đoàn 324B, với xe tăng hỗ trợ, theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Lực lượng tương đương 3 sư đoàn này đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa và đồng minh Mỹ[12]. Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào các vị trí phòng thủ của Sư đoàn 3 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và làm tan rã lực lượng này. Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút lui, hai bên bắt đầu một cuộc chạy đua tới các cây cầu tại Đông HàCam Lộ. Ngày 2 tháng 4, trung tá Phạm Văn Đĩnh, chỉ huy Trung đoàn 56 Quân lực Việt Nam Cộng hòa ra hàng cùng 1.500 quân mà không kháng cự. Cuối ngày hôm đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ Mai Lộc, căn cứ cuối cùng ở phía Tây. Từ đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể vượt cầu Cam Lộ cách Đông Hà 11 km về phía Tây. Sau 3 tuần giảm hoạt động, ngày 27 tháng 4 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công Đông Hà từ nhiều hướng (lấy được thị xã này vào ngày hôm sau) và tiến đến sát thị xã Quảng Trị. Ngày 29, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút về sông Mỹ Chánh cách đó 13 km về phía Nam. Thị xã Quảng Trị về tay Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 5.

Chỉ vài ngày sau khi cuộc tiến công tại mặt trận Trị Thiên mở màn, ngày 5 tháng 4, lực lượng gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 cùng một số trung đoàn độc lập của Quân Giải phóng vượt biên giới từ Campuchia tấn công tỉnh Bình Long ở phía bắc Sài Gòn. Họ nhanh chóng cắt đường tới thủ đô Sài Gòn, chiếm Lộc Ninh ngày 7 tháng 4, bao vây An Lộc từ ngày 13 tháng 4.

Sơ đồ trận tiến công của quân miền Bắc
Sơ đồ trận tiến công của quân miền Bắc
Hình:EASTER2.jpg
Diễn biến chiến dịch

Ngày 12 tháng 4, mặt trận Bắc Tây Nguyên nổ súng. Sư đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng một phần của Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp và một số trung đoàn độc lập của Mặt trận B-3 tấn công một loạt các cứ điểm quanh Đăk Tô và Tân Cảnh. Lực lượng thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Bến Hét di chuyển về phía Đăk Tô đã bị mai phục và tiêu diệt. Đến ngày 24 tháng 4, cả Đăk Tô và Tân Cảnh đã thất thủ. Hàng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng hòa rút chạy về Kon Tum gây nên một sự hỗn loạn và hoảng sợ tại thị xã này. Nếu trong vòng 1 tuần, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục tiến dọc đường 14 để truy đuổi đến đây, Kon Tum sẽ nhanh chóng sụp đổ[13]. Nhưng họ đã dừng lại.

Trong giai đoạn đầu, cuộc tổng tấn công đã là một thành công hoàn hảo. Tình báo Mỹ đã đánh giá sai về thời gian, quy mô, và địa điểm của các cuộc tấn công. Có được tính bất ngờ, QĐNDVN chọc thủng các tuyến phòng thủ mỏng của QLVNCH, nhanh chóng tiến về các thị xã Quảng Trị ở phía bắc, Kon Tum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở cách Sài Gòn chỉ 60 dặm. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu buộc phải dùng hầu hết lực lượng dự bị để bảo vệ các thị xã bị đe dọa, tạo cơ hội cho các lực lượng địa phương của Quân giải phóng Miền Nam mở các cuộc tấn công tại đồng bằng sông Cửu Long và các vùng tập trung dân cư quanh Sài Gòn.

Theo ông William Colby, giám đốc cơ quan CIA tại Sài Gòn thì Bắc Việt chắc chắn sẽ chiếm được Huế nhưng không qua nổi Đà Nẵng. Dù vậy, thực tế tốt hơn mong đợi khi tổng thống Thiệu giao quyền chỉ huy cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng, 1 chỉ huy có năng lực. Tướng Trưởng đã buộc các đơn vị Bắc Việt không chiếm được Huế phải rút lui và Nam Việt Nam chiếm lại thị xã Quảng Trị không lâu sau đó.[14] Xem chi tiết:Chiến dịch Trị Thiên.

Tại An Lộc, tình hình cũng không tốt hơn. Cú đánh ở hướng Bắc Sài Gòn tỏ ra nguy hiểm hơn. Họ đã tập trung nhiều sư đoàn mạnh vào đây với hy vọng sẽ đè bẹp đối phương rồi tiến vào bao vây Sài Gòn. Đối phó với những đòn tấn công đầu tiên, Nam Việt Nam đã trụ vững.[15]. Xem chi tiết:Trận An Lộc

Tuy không quân Mỹ đã đánh phá 1 cách có hiệu quả các địa điểm tập trung của Bắc Việt nhưng học thuyết Nixon đã nhấn mạnh: Nam Việt Nam phải tự lo lấy phần chủ yếu của cuộc chiến là chiến đấu trên mặt đất. Giúp họ chỉ có rất ít người Mỹ trong ngành hậu cần và Không quân.[16].

[sửa] Kết quả

Xem Hiệp định Paris 1973

Sau khi cuộc tấn công của Bắc Việt diễn ra, Không quân Hoa Kỳ tiến hành oanh tạc Hà NộiHải Phòng cùng những hoạt động phóng ngư lôi phong toả các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sau khi chiến dịch kết thúc, hai bên đều không còn sức để tiếp tục giao tranh. Tuy nhiên, cả hai đều cho rằng các nỗ lực của mình đã thành công.

Tuy rằng hiệu quả chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa không đồng đều, nhưng họ đã đứng vững với sự hỗ trợ của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không, trong đó phải kể đến các phi vụ B-52 liên tiếp rải thảm xuống đội hình đối phương. Việt Nam Cộng hòa và Mỹ tin rằng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh đã chứng tỏ hiệu lực.[17] Tuy gặp thất bại trên chiến trường và chịu thương vong lớn, nhưng QLVNCH đã đẩy lui được cuộc tổng tấn công lớn nhất từ trước đến nay của phe cộng sản - mặc dù thái độ này bị giảm nhẹ do thực tế rằng hỏa lực mãnh liệt của không lực Mỹ đã làm cho thành công của QLVNCH trở nên có thể. Các điểm yếu nội tại trong cấu trúc chỉ huy của VNCH đã xuất hiện trở lại. Trong chiến dịch, hơn 25.000 dân thường đã bị thiệt mạng, gần 1 triệu trở thành người tị nạn.[18]

Binh sĩ thuộc Trung đoàn 20 Tăng Thiết giáp QLVNCH thu 1 xe tăng T-59 của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía Nam Đông Hà năm 1972
Binh sĩ thuộc Trung đoàn 20 Tăng Thiết giáp QLVNCH thu 1 xe tăng T-59 của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở phía Nam Đông Hà năm 1972

Hà Nội, sau khi đã sử dụng 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (gần như toàn bộ quân đội của mình) cho cuộc tấn công , đã chịu thương vong khoảng 100.000 người, mất 450 xe tăng.[19][20]. (Một nguồn khác cho thống kê 50.000-75.000 binh sĩ miền Bắc chết và bị thương cùng với hơn 700 xe tăng các loại[21]) Tuy nhiên, họ đã giành được quyền kiểm soát lâu dài tại một nửa diện tích của 4 tỉnh miền Trung Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, và Quảng Tín — cũng như các vùng ven phía Tây của các Vùng II và III Chiến thuật (khoảng 10% lãnh thổ VNCH). Hà Nội cũng tin rằng họ đã giành được vị thế mạnh hơn tại cuộc đàm phán hòa bình ở Paris.[8]

Tại Paris, đàm phán hòa bình tiếp diễn, nhưng lần này, cả hai bên cùng đồng ý thỏa hiệp. Mỹ đồng ý chấp nhận ngừng bắn tại chỗ, thừa nhận Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bên cạnh chính quyền Sài Gòn, và Mỹ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam. Các điểm này thực ra đã đủ để thỏa mãn các tiêu chí cho chiến thắng mà Hà Nội đã đề ra trước khi cuộc tổng tấn công bắt đầu.[22] Còn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý để chính quyền của tổng thống Thiệu tiếp tục giữ quyền lực. Đến đây, trở ngại duy nhất đối với một cuộc dàn xếp là Nguyễn Văn Thiệu. Thất bại của Mỹ trong việc thuyết phục tổng thống Thiệu đã dẫn đến việc ngừng đàm phán vào tháng 12. Tiếp đó là chiến dịch Linebacker II đánh phá miền Bắc Việt Nam và áp lực của Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kết quả thương lượng hồi tháng 10, trước khi các bên quay lại đàm phán. Hiệp định hòa bình Paris được kí vào tháng Giêng năm 1973 với nội dung cơ bản giống với bản đã được kí tắt hồi tháng 10, cho phép Quân đội Nhân dân Việt Nam ở lại các vùng họ đã chiếm được.

Mỹ rút hoàn toàn quân đội khỏi Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1973, tuy vẫn để lại lực lượng cố vấn quân sự và tiếp tục viện trợ quân sự dù cắt giảm rất nhiều.

Trên chiến trường lúc này (28 tháng 1/1973) tổng lực lượng VNCH là 550.000 người, kẻ thù của họ có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000 mà 220.000 đang có mặt ở miền Nam)[6]

Năm 1975, đợt tổng tấn công lần thứ 3 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lật đổ chính quyền Sài Gòn.

[sửa] Chú thích

  1. ^ William Conby-Một chiến thắng bị bỏ lỡ NXB CAND
  2. ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 113
  3. ^ Marc Leepson & Helen Hannaford, Dictionary of the Vietnam War. New York: Simon & Schuster, 1999, p. 115. Missing figure from Sorley, p. 339.
  4. ^ For a comparison of casualty figures, see Lewis Sorley, A Better War. New York: Harvest Books, 1999, Chapt. 20, fn. 49. Although North Vietnamese casualties were horrendus, the figure of 100,000 dead, often quoted in historical sources, is only an approximation. See Dale Andrade, Trial by Fire. New York: Hippocrene Books, 1995, p. 531.
  5. ^ ĐÀ NẴNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC 'VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH' CỦA MỸ (1969 - 1973) [1]
  6. ^ Bỏng rát mùa hè Quảng Trị - Ngô Thị Kim Cúc [2]
  7. ^ Giáo sư Hồ Tú Bảo - Giảng đường vẫn tươi nguyên ký ức chiến trường [3]
  8. ^ a b Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 113
  9. ^ Chú thích tại chương 1, Những năm tháng quyết định, hồi ký của Đại tướng Hoàng Văn Thái.
  10. ^ Spencer C.Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 2000. tr. 112
  11. ^ [4]
  12. ^ David Fulghum & Terrance Maitland, et al, South Vietnam on Trial. Boston: Boston Publishing Company, 1984, tr. 138.
  13. ^ Nhận xét của John Vann, cố vấn Mỹ của Vùng 3 Chiến thuật. Nguồn: Neil Sheehan, A Bright Shining Lie, Random House, 1988, tr. 776.
  14. ^ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 372
  15. ^ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 372
  16. ^ Một Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ-William Colby-Nxb Công an nhân dân p 374
  17. ^ Palmer, Dave Richard, Summons of the Trumpet: A History of the Vietnam War From A Military Man's Viewpoint. Novato CA: Presidio Press, 1999, tr. 324.
  18. ^ Andrade, Dale. Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle. New York: Hippocrene Books, 1995, tr. 529.
  19. ^ Andrade, tr. 536.
  20. ^ Nguồn khác cho rằng ít nhất một nửa số pháo và tăng bị phá hỏng. Spencer, tr. 113
  21. ^ James K. Moore, North Vietnamese Army's 1972 Eastertide Offensive
  22. ^ Fulgham & Maitland, tr.183.

[sửa] Tham khảo

[sửa] Liên kết ngoài

Ngôn ngữ khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -