See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Dương Văn Minh – Wikipedia tiếng Việt

Dương Văn Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dương Văn Minh
Dương Văn Minh

Dương Văn Minh (1916 – 6 tháng 8, 2001), còn gọi là Minh Lớn hay Big Minh, là tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.

Dù làm tổng thống trong thời gian quá ngắn ngủi, vỏn vẹn 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), nhưng ông được xem là có công tránh cho Sài Gòn khỏi bị tàn phá bằng cách kêu gọi binh sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngừng bắn và đầu hàng vô điều kiện thể theo yêu cầu của Quân giải phóng miền Nam khi họ bắt đầu tấn công vào thành phố này vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều này cũng còn gây nhiều tranh cãi trong dư luận cả hai phía và cả trong giới sử học.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Dương Văn Minh sinh năm 1916 tại Mỹ Tho (có tài liệu cho rằng nơi sinh có thể là Long An hoặc Vĩnh Long). Lúc nhỏ ông học trường Collège Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn, đỗ Tú tài II chương trình Pháp ban toán vào năm 1938 cùng một lớp với tướng Trần Văn Đôn (Quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia cũng từng là học sinh trường này).

Gia nhập quân đội Pháp năm 1940 với cấp bậc Aspirant tức Chuẩn úy sau khi tốt nghiệp Trường Hạ sĩ quan Thủ Dầu Một.

Khi Nhật đảo chính Pháp, ông Minh đang phục vụ tại Cap St. Jacques và bị Nhật cầm tù năm 1945. Khi Pháp trở lại, ông bị Tây bắt cùng với ông Nguyễn Ngọc Thơ. Hai cái răng cửa của ông bị Tây đánh gẫy và nhiều năm sau này ông vẫn không trồng răng giả để giữ kỷ niệm về trận đòn của công an Pháp. Vì vậy trong quân đội còn gọi ông là Minh Sún.

Năm 1946, ông được thăng cấp thiếu úy, hai năm sau lên trung úy. Năm 1952 ông là Đại úy tùy viên tại Phủ Thủ Hiến Nam phần; năm 1953-1954 là Thiếu tá, rồi Trung tá Tham mưu trưởng Quân khu 1.

Biệt danh "Minh Lớn" là do chiều cao 1,83 m của ông, dùng để phân biệt với "Minh Nhỏ" (Trần Văn Minh), người đã cùng tham gia cuộc đảo chính năm 1963. Báo chí Hoa Kỳ gọi ông là "Big Minh".

Tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Văn Trà tại Dinh Độc Lập năm 1975
Tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Văn Trà tại Dinh Độc Lập năm 1975

Năm 1955, khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông giữ chức Chỉ huy trưởng Phân khu Sài Gòn, sau được thăng Đại tá, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tháng 8 cùng năm, ông được Ngô Đình Diệm (lúc đó là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam) cử làm Tư lệnh Chiến dịch Hoàng Diệu, tiêu diệt lực lượng Bình Xuyên. Với công tích này, ngày 23 tháng 10 năm 1955, ông được thăng Thiếu tướng. Sau khi hoàn tất việc dẹp Bình Xuyên, ông Minh được cử giữ chức vụ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ rồi tiếp đến chiến dịch Thoại Ngọc Hầu để bình định miền Tây, đánh quân Hòa Hảo của tướng Ba Cụt.

Tuy nhiên, ông nhanh chóng bị thất sủng vì bị Ngô Đình Diệm (lúc này là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) nghi ngờ. Năm 1956, ông giữ chức Tổng thư ký thường trực Bộ Quốc phòng. Năm 1957, thăng Trung tướng. Từ tháng 7 năm 1957 đến tháng 12 năm 1962, Tư lệnh Bộ Tư lệnh hành quân; từ tháng 12 năm 1962 đến tháng 11 năm 1963, Cố vấn Quân sự Phủ Tổng thống. Cộng với mâu thuẫn tôn giáo (ông theo đạo Phật) với sự kiện đàn áp Phật giáo 1963 của chế độ Ngô Đình Diệm, ông nảy sinh tâm lý chống lại chế độ này.

Trong cuộc đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm (do Mỹ hậu thuẫn) ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đóng vai trò chính với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cùng với các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu... Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, tướng Nguyễn Khánh lật đổ chính quyền quân sự này và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Ông bị thất thế trong một thời gian ngắn, mặc dù vẫn được giữ chức Chủ tịch Hội đồng kiêm Quốc trưởng.

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh (giữa) chuẩn bị ghi âm lời tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30-4-1975, theo http://vietbao.vn
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh (giữa) chuẩn bị ghi âm lời tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30-4-1975, theo http://vietbao.vn

Năm 1964, ông được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu thăng Đại tướng, nhưng ông không nhận. Tháng 12 năm đó, ông bị ép đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan cho đến năm 1968 mới được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương.

Năm 1971, ông trở lại chính trường để đối đầu với đương kim tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ, trong cuộc tranh cử tổng thống. Tuy được nhiều người cho rằng rất có thể ông là lãnh đạo của "lực lượng thứ ba", có thể nói chuyện hòa bình với miền Bắc để tránh một chiến tranh lâu dài, nhưng nỗ lực của ông đã bị Nguyễn Văn Thiệu cản trở. Cuối cùng, ông đã rút ra khỏi cuộc tranh cử sau khi tuyên bố rằng cuộc bầu cử chỉ là trò múa rối. Nguyễn Văn Thiệu, do đó, đắc cử tổng thống mà không phải cạnh tranh với ai cả.

Tuy nhiên, với sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Nam Cộng hòa sau khi Mỹ rút quân, ông lại trở thành một nhân vật quan trọng cho chức vụ tổng thống. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương từ chức, ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông chính thức nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.

Hai ngày sau (30 tháng 4), trong cương vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ông tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh trước đại diện của Quân giải phóng miền Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chính thức sụp đổ.

Năm 1983, chính quyền Việt Nam cho phép ông được tự do định cư. Ông sang Pháp, nhưng sau đó lại chuyển sang California (Hoa Kỳ), sống với vợ chồng người con gái. Ông qua đời ngày 6 tháng 8 năm 2001 tại đó, thọ 86 tuổi.

[sửa] Nhận xét

Dương Minh Đức, con trai của Dương Văn Minh nói về cha mình:[1]:

  • Ông là người không thích làm chính trị, mục tiêu suốt đời của ông là hòa giải, hòa bình dân tộc, nước Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ, vì vậy ngừng chiến là phương cách tốt nhất, bất cứ chính quyền phía nào nắm quyền cũng được, cũng là điều tốt nếu chính quyền đó biết lo cho dân.
  • Ông cho rằng: nếu một chiến thắng mà phải đánh đổi bằng hàng triệu sinh mạng đồng bào thì đó không phải là một chiến thắng.
  • Ông yêu hòa bình, ông đã nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ Cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước vào ngày 2 tháng 5 năm 1975 tại buổi lễ trả tự do cho các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa trong nội các.
  • Ông có nguyện vọng được trở về quê hương lúc cuối đời và sống như một người dân Việt Nam bình thường trong dinh thự Hoa Lan vẫn còn nguyên vẹn cùng bạn bè cũ.

[sửa] Chú thích

  1. ^ VietnamNet, “Ba tôi luôn chủ trương hòa giải, hòa bình dân tộc” 09:52' 29/04/2007

[sửa] Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Không có
Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng
(2 tháng 11, 1963-30 tháng 01, 1964)
Kế nhiệm:
Nguyễn Khánh (Chủ tịch)
Tiền nhiệm:
Trần Văn Hương
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa
(28 tháng 4-30 tháng 4, 1975)
Kế nhiệm:
Không có
Chính thể VNCH sụp đổ


Đại tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Quân kỳ Việt Nam Cộng hòa
Nguyễn Khánh | Trần Thiện Khiêm | Dương Văn Minh | Đỗ Cao Trí | Cao Văn Viên


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -