See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chủ đề:Cơ Đốc giáo – Wikipedia tiếng Việt

Chủ đề:Cơ Đốc giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thánh giá

CƠ ĐỐC GIÁO

sửa   

Dẫn nhập

Nền thần học được xác lập vững chắc từ ban đầu và được chấp nhận rộng rãi giữa ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo - Công giáo, Chính Thống giáoKháng Cách - khẳng định những xác tín căn bản của Cơ Đốc giáo bao gồm:

  • Thiên Chúa là Ba Ngôi, Thực Thể vĩnh cửu duy nhất hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con (Ngôi Lời trở thành xác thịt là Chúa Giê-xu Cơ Đốc) và Chúa Thánh Linh.
  • Chúa Giê-xu vừa là Thiên Chúa vừa là người, cả hai bản thể đều trọn vẹn trong Ngài.
  • Mary (Maria hoặc Ma-ri), mẹ của Chúa Giê-xu, người mang thai và sinh Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh cửu đã được hình thành trong thân thể của bà bởi quyền năng siêu nhiêu Chúa Thánh Linh. Ngài nhận lãnh từ Mary trí tuệ và ý chí con người và mọi điều khác như một đứa trẻ bình thường nhận lãnh từ mẹ mình.
  • Chúa Giê-xu là Đấng Messiah người Do Thái vẫn hằng mong đợi, là Đấng kế thừa ngai Vua David. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha để trị vì với tất cả quyền bính vĩnh cửu. Ngài là niềm hi vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại. Hội thánh có thẩm quyền và bổn phận rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới.
  • Chúa Giê-xu không bao giờ phạm tội. Qua cái chết và sự sống lại của Ngài, tín hữu được tha thứ tội lỗi và được hoà giải với Thiên Chúa. Tín hữu chịu lễ báp têm (rửa tội) như là biểu tượng cho sự đồng chết và đồng sống lại với Chúa Cơ Đốc để nhận lãnh sự sống mới. Qua đức tin, họ nhận lãnh lời hứa sẽ sống lại từ kẻ chết để được sống đời đời. Trong danh của Chúa Cơ Đốc, Chúa Thánh Linh ngự vào lòng tín hữu, ban cho họ hi vọng, dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngài cũng như giúp họ tăng trưởng trong đời sống thánh khiết.
  • Chúa Giê-xu sẽ trở lại để phán xét toàn thể nhân loại, để tiếp rước những người tin Ngài vào cuộc sống vĩnh cửu kề cận bên Thiên Chúa.
  • Nhiều tín hữu Cơ Đốc ở phương Tây xem Kinh Thánh là "lời của Thiên Chúa". Những người khác, đặc biệt là ở phương Đông, tin rằng chỉ Chúa Giê-xu là "Ngôi Lời của Thiên Chúa", xem Thánh Kinh là quyển sách có thẩm quyền, được soi dẫn bởi Chúa Thánh Linh nhưng được viết bởi con người. Vì dị biệt này mà nhiều người Cơ Đốc bất đồng với nhau về mức độ chân xác của Kinh Thánh cũng như về phương cách giải thích...
sửa   

Tiêu điểm

Thiên đàng (chữ Hán 天堂; thiên: trời, tầng trời, cõi trời; đường hay đàng: cái nhà, cõi) là khái niệm về đời sau được tìm thấy trong nhiều tôn giáo và các tác phẩm triết học...

Theo Cơ Đốc giáo, thiên đàng là sự trở lại tình trạng trước khi sa ngã của loài người, tức là sự tái lập Vườn Eden, ở đó con người được tái hợp với Thiên Chúa trong tình trạng toàn hảo và tự nhiên của sự sống đời đời. Tín hữu Cơ Đốc tin rằng sự tái hợp này giữa con người và Thiên Chúa được hoàn tất qua sự hi sinh của Chúa Giê-xu Cơ Đốc khi ngài chết trên thập tự giá vì tội lỗi của loài người...

Nhiều người tin rằng “sản nghiệp” của thiên đàng là phi vật chất; phước hạnh ở đây là vĩnh hằng, không hề hư nát, không bị hủy diệt cũng không thể bị tước đoạt. Sau khi chết, người được cứu sẽ được hưởng những phước hạnh viên mãn như được ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa (Khải Huyền 22. 3-4), vắng bóng sự đau đớn và buồn khổ (Khải Huyền 21.4). Hơn nữa, ngay trong đời này, họ cũng có thể hưởng những phước hạnh tương tự như sự bình an (Philippians 4.7), và lòng vui thỏa.

sửa   

Trích dẫn Kinh Thánh

Phúc âm Matthew 16:24-26; 11:28-30
Chúa Giê-xu bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình vác thập tự giá mình mà theo ta.
Vì ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì cớ ta mà mất sự sống thì sẽ được lại.
Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?
Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?
Vì Con Người sẽ ngự trong sự vinh hiển của Cha mình mà giáng lâm cùng các thiên sứ, lúc đó, Ngài sẽ thưởng cho từng người, tùy việc họ làm.
Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.
Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ.
Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.
(KTTV 1934)

sửa   

Nhân vật

David Livingstone (19 tháng 3, 1813 – 1 tháng 5, 1873) là nhà truyền giáo người Scotland thuộc Hội Truyền giáo Luân Đôn, và là nhà thám hiểm khám phá khu vực Trung Phi. Ông là người châu Âu đầu tiên nhìn thấy Thác Victoria. David Livingstone là nhân vật thứ 98 trong số 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại, theo một cuộc bầu chọn thực hiện bởi BBC trong năm 2002...

Có lẽ Livingstone được nhớ đến nhiều nhất do câu hỏi của Henry Morton Stanley khi tìm gặp Livingstone sau một cuộc tìm kiếm cam go, vì lúc ấy mọi người tin rằng Livingstone đã mất tích, “Bác sĩ Livingstone, phải không ạ?”...

Danh tiếng của Livingstone như một nhà thám hiểm nung nấu khát vọng khám phá nguồn sông Nile mà cao điểm là thời kỳ người châu Âu đẩy mạnh các công cuộc thám hiểm và khám phá nhiều vùng đất mới, đồng thời là những nỗ lực thâm nhập vào châu Phi. Cùng lúc, những chuyến đi truyền giáo, những lần mất tích và cái chết của ông tại châu Phi; sự kiện ông được tôn vinh năm 1874 (sau khi chết) khơi động tinh thần truyền giáo và giúp hình thành các đề án truyền giáo quan trọng tại châu Phi...

sửa   

Chúa Giê-xu

Chúa Giê-xu, theo hội họa Trung Hoa.
Chúa Giê-xu, theo hội họa Trung Hoa.

Phúc âm Mark bắt đầu với sự kiện Chúa Giê-xu chịu báp têm (phép rửa) bởi John the Baptist (Gioan Tẩy giả hoặc Giăng Báp-tít), được các học giả Kinh Thánh xem là điểm khởi đầu thánh chức của ngài trên đất. Theo ký thuật của Mark, Chúa Giê-xu đến sông Jordan, nơi Giăng Báp-tít vẫn giảng dạy và làm báp têm cho đám đông. Sau khi Chúa Giê-xu chịu lễ báp têm và bước lên khỏi nước thì, theo lời thuật của Mark, "ngài thấy các từng trời mở ra, và Chúa Thánh Linh ngự xuống trên Ngài như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con Yêu dấu của ta đẹp lòng ta mọi đường" (Mark 1. 10-11). Luca bổ sung những chi tiết tuần tự kể rằng Giăng Báp-tít khởi sự giảng dạy vào năm thứ 15 đời Tiberius Ceasar (khoảng năm 28 CN.), và Chúa Giê-xu chịu lễ báp têm lúc ngài khoảng ba mươi tuổi

sửa   

Bài viết kỳ này

Nguyên lý trọng tâm của Thanh giáo là quyền tể trị của Thiên Chúa trên mọi diễn biến xảy ra trong lịch sử loài người, nhất là trong hội thánh. Nguyên lý này được trình bày trong Kinh Thánh. Do đó, mỗi cá nhân và toàn thể hội thánh cần phải sống và hành xử theo giáo huấn của Kinh Thánh, tìm kiếm sự thánh khiết trong nếp sống đạo đức, cũng như sự tinh tuyền trong hội thánh đến mức độ cao nhất.

Các lý tưởng xã hội của người Thanh giáo bắt nguồn từ giáo huấn của Kinh Thánh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam giới trong cộng đồng...

Về trải nghiệm cá nhân, Thanh giáo dạy rằng bởi ân điển của Chúa mỗi người cần được tiếp tục đổi mới luôn, hầu có thể tranh đấu với bản thân chống lại áp lực của tội lỗi mỗi ngày , để có thể theo đuổi nếp sống công chính đẹp lòng Chúa. Mỗi tín hữu Cơ Đốc cần phải sống kiêm nhường và tuân phục Chúa. Văn hóa Thanh giáo nhấn mạnh đến nhu cầu tự xét mình, nghiêm khắc tự tra xét mọi hành vi và cảm xúc trong đời sống hằng ngày...

Lễ thờ phượng trong các nhà thờ Thanh giáo thường chú trọng đến tính đơn giản, và hạn chế đến mức tối đa các nghi thức, (”Thiên Chúa là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy.” – Phúc âm Giăng 4: 24) với tâm điểm là phần luận giải Kinh Thánh...

sửa   

Hình chọn lọc

tranh của Bernhard Plockhorst, thế kỷ 19
tranh của Bernhard Plockhorst, thế kỷ 19
"Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở; vì nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ."
(Phúc âm Matthew 19: 14)
sửa   

Bạn có biết?

  • ...câu dài nhất trong Kinh Thánh là Esther 8:9, trong khi câu ngắn nhất được chép trong Phúc âm Giăng 11:35 - chỉ có hai từ:”Giê-xu khóc”?
  • ...lời cầu nguyện của Thánh Augustine – trong lúc khủng hoảng tâm linh trước khi tiếp nhận ân điển của Thiên Chúa – “Lạy Chúa, xin ban cho con sự thánh khiết và trinh bạch, nhưng xin đừng vội.” được xem là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông được ghi lại trong quyển Xưng tội?
sửa   

Thư mục

Lịch sử Cơ Đốc giáoChúa Giê-xuMười hai Sứ đồCải cách Kháng CáchMười điều rănBài giảng trên núiCác Phước LànhTiệc LySự Phục sinh của Chúa Giê-xu
Ba Ngôi Chúa ChaChúa ConChúa Thánh Linh
Thần học Thiên ChúaÂn điểnTội lỗiCứu rỗiHối cảiĐức tinTái sinhThánh hóaBáp têmTiệc ThánhThiên đàngThiên sứNăm Tín lý Duy nhấtĐộc thần giáoThần học CalvinTội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ
Kinh Thánh Cựu ƯớcTân Ước
Dụ ngôn của Chúa Giê-xu Đứa con hoang đàngChiên lạc mấtLazarus và Phú ôngLúa mì và Cỏ lùngMười người Nữ Đồng trinhNgười chăn nhân lànhNgười Giàu Ngu dạiNgười gieo giốngNgười làm công trong Vườn nhoNgười Pharisee và Người Thu thuếNgười Samaria nhân lànhRượu mới Bình cũ
Giáo phái Anh giáoBaptistChính Thống giáo Đông phươngCơ Đốc Liên pháiCông giáo RômaGiám LýGiáo hội LutherHội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệpTin LànhTrưởng Lão
Phong trào Đại Tỉnh thứcPhong Trào Thiếu Nhi Thánh ThểPhong trào Tin LànhPhong trào Giám LýPhong trào Thánh khiếtHuguenotCơ Đốc giáo tại Hàn QuốcHiệp sĩ dòng ĐềnDòng La SanHội Thừa sai ParisLời của Đức tinThanh giáo
Chức sắc Giáo hoàngHồng yGiám mụcLinh mục
Tổ chức từ thiện Cứu Thế QuânHabitatTầm nhìn Thế giớiYMCANhóm Clapham
Âm nhạc Cơ Đốc Thánh caNhạc Phúc âmÂn điển Diệu kỳCàng gần Chúa hơnChim sẻ mắt Chúa vẫn chú vàoChúa dẫn đưaChúa vốn Bức thành Kiên cốĐêm Thánh Vô cùngLớn Bấy Duy NgàiPhước cho Nhân loại
Sự kiện Hiệp ước Lateran 1929Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy
Con người AbrahamFrancis AsburyAugustineBenedict XVIWilliam BoothJohn CalvinWilliam CareyJohn ChrysostomCharles ColsonThomas A. DorseyJonathan EdwardsCharles FinneyFrancis thành AssisiMillard FullerGioan BoscoGioan Phaolô IIBilly GrahamBenny HinnMahalia JacksonClarence JordanSøren KierkegaardJohn KnoxDavid LivingstoneMartin LutherMary MagdaleneMonicaJohn NewtonPhao-lôA. B. SimpsonCharles SpurgeonMẹ TeresaTêrêsa thành LisieuxTống Thượng TiếtTozerRick WarrenCharles WesleyJohn WesleySusanna WesleyWilliam WilberforceZachariasHuldrych Zwingli
sửa   

Chủ đề khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -