Chủ đề:Phật giáo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cổng tri thức Phật học | |||
Phật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm (sa. siddhārtha gautama) sáng lập vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, và trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới. |
|||
Các bài tiêu điểmPhật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn... Bạn có biết......Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 hiện nay được trao giải Nobel Hòa bình... |
Tra cứu theo thư mụcCác thư mục bên trong Phật học: Các liên kết ngoài
Tham gia xây dựng Bộ từ điển Phật học
|
||
Cổng tri thức WikipediaÂm nhạc – Cơ Đốc giáo – Địa lý – Điện ảnh – Hóa học – Hướng đạo – Kiến trúc – Kinh tế học – La Mã và Hy Lạp cổ – Máy tính – Nhật Bản – Paris – Phật giáo – Sinh học – Thiên văn – Thời sự – Triết học – Văn học – Vật lý – Việt Nam |