Chủ đề:Kinh tế học
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CỔNG TRI THỨC KINH TẾ HỌC
Đây là trang chính về kinh tế học, dành cho những người quan tâm và những người muốn đóng góp bài viết đến mảng khoa học này. Mời các bạn tích cực tham gia. |
||
Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân bằng các cách sử dụng các nguồn lực. Trên thực tế có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học, nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được chính thức thừa nhận một cách rộng rãi. Nữ giáo sư Anh Barbara Wootton đã từng viết: "Nếu như sáu nhà kinh tế học gặp nhau sẽ có bảy quan điểm". Nhà kinh tế học Hoa Kỳ Paul Samuelson, trong buổi lễ nhận giải thưởng Nobel kinh tế năm 1970, với câu hỏi "thế nào là kinh tế học", ông đã trả lời "kinh tế học đối với ông là khoa học của sự lựa chọn". Kinh tế học với tư cách là một môn khoa học có hệ thống và logic bắt đầu từ tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia của nhà kinh tế chính trị học người Scotland Adam Smith (1723-1790), người được coi là cha đẻ của kinh tế học. |
||
BÀI VIẾT CHỌN LỌCNền kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới nếu tính theo GDP danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2006 là 2.680 tỷ USD.[1] GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2006 là 2.000 USD (7.600 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn của thế giới (thứ 110 trên 183 quốc gia năm 2005) nhưng đang tăng nhanh. Đến năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn tập trung phần lớn vào các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.[2] Kể từ năm 1978 chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu Xô Viết sang một nền kinh tế có định hướng thị trường hơn trong khi vẫn duy trì khuôn khổ chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chế độ này đã được người ta gọi là "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc" và là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách này bắt đầu từ năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.[3] Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập và sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực của giai đọan từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh vai trò của các doanh nghiệp tư nhân đóng góp vào sự tăng trưởng này. Xem cả bài ... BẠN CÓ BIẾT
CÙNG GÓP SỨCBách khoa thư mở non trẻ này rất cần sự giúp đỡ của bạn:
|
CÁC BÀI CHÍNHCÁC THỂ LOẠI KINH TẾ HỌC[–] Kinh tế học
[+] Sử kinh tế
|
|
Cổng tri thức WikipediaÂm nhạc – Cơ Đốc giáo – Địa lý – Điện ảnh – Hóa học – Hướng đạo – Kiến trúc – Kinh tế học – La Mã và Hy Lạp cổ – Máy tính – Nhật Bản – Paris – Phật giáo – Sinh học – Thiên văn – Thời sự – Triết học – Văn học – Vật lý – Việt Nam |