See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Mikoyan-Gurevich MiG-25 – Wikipedia tiếng Việt

Mikoyan-Gurevich MiG-25

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

MiG-25
MiG-25 Không quân Xô Viết
Kiểu Máy bay tiêm kích-đánh chặn
Hãng sản xuất MiG
Chuyến bay đầu tiên 06 tháng 03-1964
Được giới thiệu 1970
Tình trạng Phục vụ tích cực nhưng hạn chế
Hãng sử dụng chính Không quân Xô Viết
Không quân Ấn Độ
Không quân Libi
Không quân Xiri
Số lượng được sản xuất 1.190
Những phương án tương tự MiG-31

Mikoyan-Gurevich MiG-25 (tiếng Nga: МиГ-25) (tên ký hiệu của NATO: "Foxbat") là một máy bay đa năng siêu thanh được dùng vào nhiều nhiệm vụ như đánh chặn, do thám và ném bom, được thiết kế bởi Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô. Mẫu đầu tiên chế tạo thử nghiệm bay vào năm 1964, sau đó nó bắt đầu phục vụ vào năm 1970. Với tốc độ Mach 3, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng[cần chú thích]. Chiếc máy bay này có nhiều tính năng chưa được tìm ra cho đến khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái chiếc MiG-25 của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản vào năm 1976. Ngay sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra MiG-25 có một thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả với hệ thống điện tử dùng đèn chân không, 2 động cơ lớn và sử dụng một cách tiết kiệm các vật liệu mới như titan. MiG-25 được sản xuất với số lượng khoảng 1,900 chiếc và được sử dụng chủ yếu trong không quân Liên Xô (cũ) và các nước đồng minh của họ; hiện nay nó chỉ phục vụ với số lượng hạn chế trong không quân Nga và một số nước khác. MiG-25 còn là cơ sở để phát triển loại tiêm kích MiG-31.

Mục lục

[sửa] Lịch sử phát triển

Ye-155
Ye-155

MiG-25 bắt đầu được phát triển vào năm 1950, song song với việc Hoa Kỳ cố gắng phát triển một loại máy bay ném bom và đánh chặn có vận tốc Mach 3, trong đó có cả XB-70 Valkyrie (cuối cùng loại máy bay này đã không được sản xuất), XF-103 Thunderwarrior, Lockheed YF-12 và XF-108 Rapier. Khi chiếc máy bay đầu tiên có vận tốc Mach 2 bắt đầu phục vụ, máy bay Mach 3 có vẻ như là một bước đi hợp lôgic. Một số vai trò đã được suy nghĩ, như mang tên lửa hành trình và cả một mẫu máy bay dân dụng chở từ 5-7 hành khách có vận tốc siêu âm, nhưng sự thúc đẩy chính là phải có một loại máy bay do thám và đánh chặn mới có vận tốc Mach 3.

Mikoyan-Gurevich OKB đã được chỉ định để nghiên cứu chế tạo vào ngày 10-3-1961. Dẫu cho mẫu máy bay XB-70 Valkyrie của Mỹ đã bị đình chỉ nghiên cứu trước khi Liên Xô nghiên cứu loại máy bay mới, sau này thì chiến thắng đã thuộc về người Xô Viết. Mẫu máy bay mới của Liên Xô có tên gọi ban đầu là "Ye-155" (hay "Е-155"), mẫu này có cánh cụp cố định, có vẻ như mẫu Ye-155 đã dành được sự quan tâm của Quân chủng phòng không Xô Viết (PVO Strany), nó sẽ được sử dụng trong vai trò đánh chặn chống lại loại SR-71 Blackbird do thám của Hoa Kỳ. Có nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển MiG-25 là để đáp lại việc Hoa Kỳ phát triển XB-70 Valkyrie. Tuy nhiên người đứng đầu Cục thiết kế MiG A. Belyankov tin rằng không có cơ sở cho ý kiến đó.

Ye-155R
Ye-155R

Khi bay với vận tốc cao hơn Mach 2, nhiệt gây ra do máy bay ma sát với không khí rất lớn, nên MiG-25 không thể được chế tạo với những hợp kim nhôm truyền thống. Hãng Lockheed đã dùng titan cho YF-12SR-71 của họ, và hãng North American đã dùng loại thép có các lỗ rỗ tổ ong cho XB-70. Cả 2 công ty Mỹ đều cố gắng hoàn thiện vật liệu chế tạo máy bay của họ. Trong khi đó, cuối cùng thì Mikoyan-Gurevich OKB quyết định phần lớn chi tiết của MiG-25 sẽ được chế tạo bằng thép hợp kim niken. Kỹ thuật hàn ghép các tấm thép của MiG-25 gồm có hàn đốm, hàn máy tự động và phương pháp hàn hồ quang bằng tay. Lúc đầu các mối hàn bị rạn nứt do máy bay bị rung khi hạ cánh. Nhưng nó nhanh chóng được hàn lại. Một lượng nhỏ titan và hợp kim nhôm đã được dùng để chế tạo MiG-25.

Những mẫu đầu tiên, thực tế là phiên bản trinh sát, có ký hiệu "Ye-155-R1", bay lần đầu tiên vào ngày 6-3-1964. Mẫu máy bay đánh chặn đầu tiên, "Ye-155-P1", được thử nghiệm vào ngày 9-9-1964. Sự phát triển của những phiên bản thử nghiệm cho thấy những bước tiến quan trọng trong nghành khí động học, trình độ kỹ sưluyện kim của Liên Xô, và để hoàn thành chiếc MiG-25 hoàn hảo cần một vài năm nữa. Trong quá trình đó, vài mẫu thử nghiệm với tên gọi "Ye-266" (hay "Е-266"), đã được sản xuất để thiết lập những kỷ lục bay mới trong những năm 1965, 1966 và 1967.

Hình:Avmig25 1 4.png
MiG-25BM Foxbat-F

MiG-25 được sản xuất hàng loạt với 2 phiên bản MiG-25P ('Foxbat-A') (máy bay đánh chặn) và MiG-25R ('Foxbat-B') (máy bay trinh sát) bắt đầu vào năm 1969. MiG-25R được đưa ngay vào phục vụ trong Không quân Xô Viết (VVS), nhưng MiG-25P lại bị trì hoãn đến năm 1972 mới được đưa vào phục vụ trong Quân chủng phòng không Xô Viết (PVO). Một phiên bản huấn luyện cũng được phát triển được chia ra thành MiG-25PU ('Foxbat-C') và MiG-25RU cho MiG-25P và MiG-25R. Ngoài ra MiG-25R còn được mở rộng thêm một số phiên bản như MiG-25RB trinh sát / ném bom, MiG-25RBSMiG-25RBSh máy bay trang bị rada cảnh báo bên ngoài (SLAR), MiG-25RBKMiG-25RBF ('Foxbat-D') trang bị hệ thống ELINT (thu thập tin tức tình báo bằng tín hiệu điện tử), và MiG-25BM ('Foxbat-F') phiên bản trang bị SEAD (ngăn chặn hệ thống phòng không quân địch), mang bốn tên lửa dò tìm mục tiêu dựa trên sự phát xạ của rada quân địch Raduga Kh-58 (tên ký hiệu của NATO: AS-11 'Kilter').

MiG-25 thể hiện hiệu năng bay rất cao, nó có thể bay với vận tốc cực đại Mach 3 trên độ cao 27.000 m (90,000 ft), năm 1977 có một chiếc MiG-25 được chế tạo đặc biệt đã bay lên đến độ cao 37.650 m (123,524 ft). Một vài ý kiến tin rằng MiG-25 được dùng với mục đích để ngăn chặn SR-71 Blackbird, hoặc ít nhất dùng để đánh chặn những máy bay có vận tốc lớn, trần bay cao. Nói chung, MiG-25 không bao giờ gặp những mục tiêu đánh chặn của nó trong thiết kế. Trong quá trình đánh chặn, để thành công yêu cầu máy bay phải có tốc độ bay tăng thêm từ 25% đến 50% và bám sát mục tiêu, cộng thêm khả năng chịu đựng và phạm vi hoạt động hợp lý. MiG-25 khi đạt đến độ cao thích hợp nó có thể duy trì tốc độ cực đại trong 10 phút.

Sự ghen ghét của Phương Tây đối với những thành công của MiG-25[cần dẫn chứng], và những thông tin tình báo phân tích không đúng và vài giả thiết sai đã gây ra một sự hoảng sợ trong các nước Phương Tây, một số ý kiến vào lúc đầu tin tưởng rằng MiG-25 thật sự là một máy bay tiêm kích không chiến nhanh nhẹn hơn là một máy bay đánh chặn ở tầm xa. Trong sự đáp lại của người Mỹ, họ đã giới thiệu một chương trình mới đầy tham vọng, mà McDonnell Douglas F-15 Eagle là một thành quả của chương trình đó (F-15 có cấu tạo bề ngoài khá giống với MiG-25 dù nó giống F-14 hơn).

[sửa] Sự kiện Belenko

Một sự hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6-9, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào thoát sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" của Belenko đã hạ cánh tại sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio. Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời; và với những kết luận phân tích đáng ngạc nhiên:

  • Máy bay của Belenko là loại máy bay đời mới, đại diện cho công nghệ Xô Viết mới nhất.
  • Máy bay được lắp ráp rất nhanh, và thực chất được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky của máy bay.
MiG-25 phiên bản huấn luyện
MiG-25 phiên bản huấn luyện
  • Việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Giống như nhiều máy bay Xô Viết, những đầu đinh tán được để lộ tại những bề mặt không ảnh hưởng đến lực cản khí động lực của máy bay.
  • Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế khéo léo đã góp phần tạo ra trọng lượng không có vũ khí lên tới 64,000 lb (29 tấn).
  • Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu cung cấp những môi trường điều khiển phức tạp bên trong hệ thống điện tử của máy bay. Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế. Như mọi máy bay Xô Viết, MiG-25 được thiết kế càng gồ ghề càng tốt.
  • Nhờ việc sử dụng đèn chân không, chiếc MiG-25P có một rada có sức mạnh khổng lồ loại Smerch-A (Tornado, tên ký hiệu của NATO "Foxfire") — khoảng 500 kw — với rada này thì mọi biện pháp phòng thủ điện tử của quân địch (EMC) đều trở nên vô dụng.
  • Trên đồng hồ đo vận tốc chỉ tối đa là Mach 2.8 và những phi công được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2,5 để nâng cao tuổi thọ sử dụng của những động cơ. Vào năm 1973, người Mỹ đã được chứng kiến một chiếc MIG-25 bay qua Israel với vận tốc Mach 3,2, điều này đã gây sốc mạnh đối với Phương Tây.
MiG-25 Algeria
MiG-25 Algeria
  • Gia tốc cực đại mà những thùng nhiên liệu đầy chịu được là 2,2 G (21,6 m/s²), nó chịu được giá trị giới hạn tuyệt đối là 4,5 G (44,1 m/s²). Một chiếc MiG-25 chịu được một gia tốc là 11,5 G (112,8 m/s²) kéo dài trong suốt thời gian huấn luyện chiến đấu, nhưng khung máy bay lại hầu như không biến dạng.
  • Bán kính chiến đấu là 186 dặm (300 km), phạm vi cực đại với đầy đủ nhiên liệu bên trong (với tốc độ dưới tốc độ am thanh) là 744 dặm (1.200 km). Thật ra, Belenko khi đào thoát sang Nhật Bản đã không mang đủ nhiên liệu cần thiết, ông ta đã hạ cánh trên một đường băng thương mại chật hẹp, và đáp vượt quá cuối đường băng.
  • Đa số MiG-25 được sử dụng loại ghế phóng khẩn cấp KM-1, tuy nhiên đó là phiên bản cuối cùng, những kỹ sư đã sử dụng một phiên bản của loại ghế nổi tiếng K-36. Một biên bản ghi lại một cuộc thử nghiệm tốc độ ghế phóng loại KM-1 trên MiG-25 đã đo được tốc độ là Mach 2.76.
camera trên MiG-25RB
camera trên MiG-25RB

Khi sự tồn tại của Foxbat được biết đến ở Phương Tây, họ đã cho rằng nó được thiết kế dựa trên North American A-5 Vigilante. Cả 2 máy bay đều có cùng cách bố trí (A-5 thoạt tiên cũng được thiết kế với 2 cánh đứng ở phía đuôi). Một vài ý kiến cho rằng MiG-25 có nguồn gốc từ MiG-21 hơn là A-5 Vigilante, nhưng nó khác với MiG-21 dùng động cơ đơn chậm hơn.

Cùng với sự đào tẩu của Belenko là những bí mật về hệ thống rada và tên lửa của MiG-25P đã bị Phương Tây khám phá, và ngay lập tức trong năm 1978, Xô Viết đã phát triển một phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD ("Foxbat-E"), với một rada hướng xuống tự động phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu để ngắm bắn tên là RP-25M Sapfir, hệ thống dò tìm dấu vết bằng tia hồng ngoại (IRST), và những động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới của MiG-25PDS.

Có khoảng 1.190 chiếc MiG-25 đã được sản xuất cho đến khi việc chế tạo dừng lại vào năm 1984, và một số chiếc đã được xuất khẩu sang Bulgaria (3 MiG-25R và 1 MiG-25RU trước năm 1992), Ấn Độ (trước năm 2006), Iraq, Libya, và Syria. Một vài chiếc vẫn còn hoạt động cho đến nay.

[sửa] Lịch sử phục vụ

Buồng lái MiG-25
Buồng lái MiG-25

Người Israel thông báo đã bắn hạ 2 chiếc MiG-25 của Syria vào năm 1981, trong khi đó một số bản báo cáo từ nguồn khác nói rằng một chiếc MiG-25 đã bắn hạ một chiếc F-15 của Israel năm 1981. Một chiếc MiG-25 khác của Syria bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không HAWK của Israel vào năm 1982.

MiG-25 cũng phục vụ trong Không quân Iraq trong suốt thời gian cuộc chiến tranh Iran-Iraq, nhưng kết quả không tốt lắm.

Năm 1991 khi xảy ra Chiến tranh vùng Vịnh, 2 chiếc MiG-25 đã bị hạ bởi những chiếc F-15C của Không quân Hoa Kỳ. Sau chiến tranh vào năm 1992, F-16 của Hoa Kỳ đã hạ một chiếc MiG-25 khi nó bay vào vùng cấm bay do Hoa Kỳ lập ra ở miền Nam Iraq.

Lúc đầu những quan chức Quân đội Hoa Kỳ tuyên bố rằng không có máy bay Mỹ nào bị mất trong những trận không chiến trong thời gian chiến tranh. Tuy nhiên, những điều tra sau đó đã chỉ ra một chiếc F/A-18 của Hải quân Hoa Kỳ được điều khiển bởi phi công Speicher đã bị bắn hạ bằng tên lửa không đối không trong đêm đầu tiên của cuộc chiến. Chiếc F/A-18 đã bị hạ bởi tên lửa R-40DT được phóng từ một chiếc MiG-25PDS do phi công Zuhair Dawood lái thuộc phi đội số 84 của không quân Iraq.

Trong một biến cố khác, một chiếc MiG-25PD Foxbat-E của Iraq sau khi tránh 8 chiếc F-15 của Không quân Hoa Kỳ, đã bắn 3 quả tên lửa vào chiếc EF-111 tác chiến điện tử, bắt buộc nó phải bỏ dở nhiệm vụ của mình. Điều này có thể đã dẫn đến việc một chiếc F-15 đã bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không do thiếu thông tin tác chiến.

Một sự kiện khác là 2 chiếc MiG-25 đã áp sát 2 chiếc F-15, bắn tên lửa về phía những chiếc F-15 (những chiếc F-15 đã tránh được những tên lửa này) và thoát khỏi những máy bay Mỹ. 2 chiếc F-15 đã đuổi theo và bắn tổng cộng 10 quả tên lửa về phía những chiếc MiG-25, tuy nhiên không một quả tên lửa nào có thể trúng được MiG-25.

MiG-25 chôn dưới cát của Iraq bị tịch thu
MiG-25 chôn dưới cát của Iraq bị tịch thu

Theo một số nguồn tin, ít nhất một chiếc F-111 cũng bị ép phải từ bỏ nhiệm vụ của nó bởi một chiếc MiG-25 vào 24 giờ đầu tiên của cuộc chiến, trong suốt cuộc tấn công vào Tikrit.

Vào ngày 23-12-2002, một chiếc MiG-25 của Iraq đã bắn hạ một chiếc máy bay không người lái MQ-1 Predator của không quân Mỹ, chiếc máy bay này được trang bị tên lửa và có nhiệm vụ thăm dò đối với Iraq. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà một máy bay chiến đấu có người lái và một máy bay không người lái đụng độ nhau. MQ-1 Predator được trang bị tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, và nó được dùng để làm "mồi nhử" đối với máy bay chiến đấu của Iraq, sau đó nó sẽ tẩu thoát. Trong trường hợp này thì chiếc máy bay không người lái lại không chạy trốn, mà nó đã bắn một trong những quả tên lửa Stinger, nhưng đã trượt mục tiêu, còn quả tên lửa từ chiếc MiG-25 thì không hề trượt mục tiêu.

Không một chiếc máy bay chiến đấu nào của Iraq được sử dụng trong cuộc tấn công năm 2003, đa số đã được cất dấu hoặc bị phá hủy. Vào tháng 8-2003, vài tá máy bay Iraq đã được phát hiện chôn dưới cát, bao gồm 2 chiếc MiG-25 đã được chở bằng xe gửi đến Bộ phận công nghệ tại nước ngoài bằng một chiếc C-5B Galaxy. Vào tháng 12-2006, người ta công bố một chiếc MiG-25 được tặng cho Bảo tàng không quân Quốc gia Mỹ tại Dayton, Ohio.

[sửa] Những nước đang sử dụng MiG-25

Bản đồ các nước sử dụng MiG-25
Bản đồ các nước sử dụng MiG-25
  • Algeria: 11 chiếc vẫn còn đang hoạt động trong Không quân Algeria, bao gồm 5 MiG-25A, 3 MiG-25PD, và 3 chiếc kiểu MiG-25R.
  • Armenia: 1 chiếc hiện đang được duy trì hoạt động.
  • Nga: 42 chiếc MiG-25RB trinh sát đang phục vụ trong Không quân Nga.
  • Syria: 11 chiếc vẫn còn hoạt động, trong đó bao gồm 2 chiếc MiG-25R và 1 chiếc model MiG-25U.

[sửa] Những nước đã cho MiG-25 nghỉ hưu

  • Bulgaria: 3 chiếc MiG-25RBT (số hiệu 731, 736, 754) và 1 chiếc MiG-25RU (số hiệu 51) đã cung cấp vào năm 1982. Vào 12-4-1984, chiếc máy bay số hiệu 736 gặp tai nạn gần Balchik. Phi công may mắn không bị thương. Vào tháng 5-1991, những chiếc MiG-25 được gửi trả về Liên Xô để đổi lấy 5 chiếc MiG-23.
  • Azerbaijan: có khoảng 20 chiếc đã từng phục vụ trong quá khứ, gần đây đã nghỉ hưu.
  • Ấn Độ: thôi không hoạt động vào tháng 7-2006.
  • Iraq: 20 MiG-25PD và 8 MiG-25RB đã được Liên Xô cung cấp trong 1980.
  • Kazakhstan:
  • Libya: nghỉ hưu từ tháng 7-2006
  • Liên Xô: những chiếc MiG-25 đã được chia đều cho các nước cộng hòa khi Liên Xô tan vỡ vào năm 1991.
  • Turkmenistan:

[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-25P 'Foxbat-A')

Dữ liệu lấy từ "The Great Book of Fighters"

Bề ngoài MiG-25
Bề ngoài MiG-25

[sửa] Thông số riêng

  • Phi đoàn: 1 người
  • Dài: 19,75 m (64 ft 10 in)
  • Sải cánh: 14,01 m (45 ft 11.5 in)
  • Cao: 6,10 m (20 ft 0.25 in)
  • Diện tích cánh: 61,40 m² (660.93 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 20.000 kg (44,080 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 36.720 kg (80,952 lb)
  • Động cơ: 2 động cơ phản lực cỡ lớn Tumansky R-15B-300
  • Lực đẩy: 73,5 kN (16,524 lbf) mỗi động cơ, khi đốt sau 100,1 kN (22,494 lbf) mỗi động cơ

[sửa] Hiệu suất bay

  • Vận tốc tối đa: Mach 2,83 (3.255 km/h; 2,034 mph) tại độ cao 13.000 m (42,650 ft)
  • Phạm vi hoạt động: 1.730 km (1,075 mi) với nhiên liệu bên trong
  • Trần bay: 20.700 m (với 4 tên lửa) (67,915 ft)
  • Sức ép lên cánh: 598 kg/m² (122.5 lb/m²)
  • Lực đẩy/khối lượng: 0.41
  • Đạt độ cao: 20.000 m (65,645 ft) trong 8,9 phút

[sửa] Vũ khí

  • 2x tên lửa không đối không dẫn đường bằng rada R-40R (AA-6 'Acrid')
  • 2x tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại R-40T

[sửa] Hệ thống điện tử

  • Rada RP-25 Smerch
  • 1 rada đo độ cao RV-UM hoặc RV-4

[sửa] Nội dung liên quan

[sửa] Máy bay có cùng sự phát triển

Mikoyan MiG-31

[sửa] Máy bay có thiết kế tương tự

F-15 Eagle - XF-108 - CF-105 Arrow

[sửa] Danh sách máy bay nối tiếp

MiG-19 - MiG-21 - MiG-23 - MiG-25 - MiG-27 - MiG-29 - MiG-31



aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -