Chiến tranh Iran-Iraq
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến tranh Iran-Iraq | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lính Iran đeo mặt nạ phòng độc trên chiến trường
|
|||||||||
|
|||||||||
Tham chiến
|
|||||||||
Iran | Iraq | ||||||||
Chỉ huy
|
|||||||||
Ruhollah Khomeini Akbar Hashemi Rafsanjani Ali Shamkhani Mostafa Chamran † |
Saddam Hussein Ali Hassan al-Majid |
||||||||
Lực lượng
|
|||||||||
305.000 lính 500.000 dân quân Pasdaran và Basij 900 xe tăng 1.000 xe bọc thép 3.000 pháo 470 máy bay 750 trực thăng[1] |
190.000 lính 5.000 xe tăng 4.000 xe bọc thép 7.330 pháo 500+ máy bay, 100+ trực thăng[2] |
||||||||
Thương vong
|
|||||||||
Khoảng 500.000+ lính/dân quân/dân thường bị giết hoặc bị thương | Khoảng 375.000+ lính/dân quân/dân thường bị giết hoặc bị thương |
Chiến tranh Iran-Iraq, hay còn được biết đến với các tên Chiến tranh xâm lược của Iraq (جنگ تحمیلی, Jang-e-tahmīlī), Cuộc phòng thủ thần thánh (دفاع مقدس, Defa-e-moghaddas) và Chiến tranh Cách mạng Iran ở Iran, và Qādisiyyah của Saddām's (قادسيّة صدّام, Qādisiyyat Saddām) ở Iraq, là một cuộc chiến tranh giữa lực lượng vũ trang hai nước Iraq và Iran kéo dài từ tháng 9 năm 1980 đến tháng 8 năm 1988. Nó thường được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh cho tới khi xảy ra cuộc xung đột Iraw-Kuwait (1990-1991), và từ đó mang tên Chiến tranh vùng vinh lần I. Cuộc xung đột Iraq-Kuwait, tuy trước đây thường được biết đến dưới tên Chiến tranh Vùng vịnh lần II, sau này lại được gọi đơn giản là Chiến tranh Vùng Vịnh. Nhiều người còn xem cuộc chiến này là Chiến tranh Quy ước dài nhất thế kỷ 20 do có một cuốn sách do nhà sử học Dilip Hiro viết có cùng tựa như vậy, tuy nhiên điều này vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữ các sử gia. Nó cũng thường được các nước phương Tây xem là một trong Những cuộc chiến bị bỏ quên của thế kỷ 20.
Chiến tranh bắt đầu khi Iraq xua quân xâm lược Iran vào ngày 22 tháng 9 năm 1980 sau một giai đoạn dài tranh chấp biên giới và những mong muốn lật đổ chế độ Saddam Hussein. Măc dù Iraq tấn công mà không có lời cảnh cáo chính thức, họ đã không thể giành thắng lợi và sớm bị đẩy lùi với quân đội Iran. Bỏ qua những lời kêu gọi ngừng bắn từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sự thù địch vẫn tiếp diễn đến ngày 20 tháng 8 năm 1988; những tù binh chiến tranh cuối cùng đã được trao đổi vào năm 2003. Cuộc chiến đã làm thay đổi tình hình chính trị ở khu vực và thậm chí là toàn cầu.
Cuộc chiến cũng gây được sự chú ý do nó tương tự như Đệ nhất thế chiến. Những chiến thuật như đắp hào, sử dụng tháp súng máy, sử dụng lưỡi lê, tấn công biển người và việc sử dụng rộng rãi vũ khí hóa học của Iraq (như khí mù tạc) để chống lại quân đội và dân thường Iran cũng như lực lượng người Kurd của Iraq.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |