See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Sukhoi Su-27 – Wikipedia tiếng Việt

Sukhoi Su-27

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sukhoi Su-27
Su-27 thuộc đội bay biểu diễn "Dũng sĩ Nga"
Kiểu Máy bay chiến đấu đa chức năng
Hãng sản xuất Sukhoi
Chuyến bay đầu tiên 20 tháng 5-1977
Được giới thiệu 1984
Tình trạng Phục vụ tích cực
Hãng sử dụng chính Không quân Nga
Không quân Trung Quốc
Không quân Ukraina
Không quân Ấn Độ
Số lượng được sản xuất 680+
Chi phí máy bay 35 triệu USD
Những phương án tương tự Su-30
Su-33
Su-34
Su-35
Su-37

Sukhoi Su-27 (Су-27 trong bảng chữ cái Cyrillic) (tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ tấn công sườn) là một máy bay chiến đấu Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat - Mèo đực sản xuất năm 1970, F-15 Eagle - Đại bàng sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon - Chim ưng chiến đấu, và F/A-18 Hornet - Ong bắp cày), với tầm hoạt động lớn đặc biệt, trang bị vũ khí hạng nặng, và sự nhanh nhẹn linh hoạt. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu. Một số người tin rằng Su-27 được sinh ra trong một sự cạnh tranh giữa SukhoiMikoyan-Gurevich, và kết quả là Su-27 và MiG-29 Fulcrum có những điểm tương đồng về hình dạng. Điều này hoàn toàn không phải như vậy. Su-27 được thiết kế như một máy bay chiến đấu và đánh chặn tầm xa xuất phát từ chương trình TPFI (Tyazholyi Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến hạng nặng"), trong khi MiG-29 được thiết kế trong vai trò máy bay hỗ trợ chiến thuật tầm ngắn được phát triển từ chương trình LPFI (Legkiy Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ").

Phi đội đánh chặn phòng thủ Sukhoi Su-33 được thiết kế phát triển từ Su-27 và phi đội này được trang bị trên tàu sân bay. Những khác nhau chính là cần móc ở đuôi và cánh mũi. Người ta nói rằng Su-33 dùng để chống lại F-14 Tomcat của Mỹ, trong khi MiG-29K 'Fulcrum-D' tương tự như F/A-18 Hornet.

Su-30 là máy bay chiến đấu mọi thời tiết, 2 chỗ, đa chức năng, không chiến đánh chặn trên không và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt.

Phiên bản mới Sukhoi Su-34 là máy bay ném bom/tấn công và Sukhoi Su-35 cải thiện khả năng tấn công phòng thủ trên không. Và phiên bản hiện đại nhất trong gia đình Su-27 là Sukhoi Su-37 có những tính năng vượt trội trong mọi mặt.

Mục lục

[sửa] Bối cảnh

Năm 1969, Liên bang Xô viết biết rằng Không lực Hoa Kỳ đã lựa chọn McDonnell Douglas để sản xuất loại Máy bay Chiến đấu Thí nghiệm (sẽ trở thành loại F-15 Eagle sau này). Để đáp trả mối đe dọa tương lai đó, người Xô viết đã lập ra chương trình PFI (perspektivnyi frontovoy istrebitel, "Máy bay chiến đấu chiến thuật cao cấp"), để chế tạo một loại máy bay có thể đương đầu với loại máy bay chiến đấu mới của Hoa Kỳ.

Su-27 với hãm tốc độ trên lưng
Su-27 với hãm tốc độ trên lưng

Tuy nhiên, vào năm 1971 người Xô Viết nhận thấy loại máy bay PFI có giá thành quá đắt mà họ lại rất cần một số lượng lớn, và chương trình máy bay PFI đã bị chia thành TPFI (Tyazholyi Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến hạng nặng") và LPFI (Legkiy Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ"), khi F-15 xuất hiện với tên gọi chương trình Máy bay chiến đấu hạng nhe (LWF) dẫn tới việc phát triển F-16YF-17 Cobra. Sukhoi OKB nhận được chương trình TPFI, và Mikoyan-Gurevich đảm nhận phát triển LPFI.

Thiết kế của Sukhoi, dần được biến đổi để phản ánh tham vọng Xô viết về một loại máy bay tương tự F-15, và mẫu đầu tiên có tên gọi là T-10 (thiết kế máy bay cánh tam giác thứ 10 của Sukhoi), cất cánh lần đầu ngày 20 tháng 5-1977. Chiếc máy bay này có cánh tam giác lớn, rút ngắn, với hai động cơ và một cánh đuôi kép. Khoảng 'rỗng' giữa hai động cơ, tương tự loại F-14 Tomcat, vừa có tác dụng như một bề mặt tạo lực nâng phụ vừa có tác dụng che chắn vũ khí khỏi sự phát hiện của radar. Khi đang được phát triển, chúng đã bị vệ tinh gián điệp phát hiện khi thực hiện chuyến bay thử tại Trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thị trấn Ramenskoe, dẫn tới việc chúng bị tạm đặt tên hiệu Ram-K. Mọi người cho rằng Ram-K đã được phát triển thành hai phiên bản: một máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xoè với tính năng tương tự Grumman F-14 và một phiên bản máy bay đánh chặn cánh cứng 2 chỗ, trên thực tế trở thành loại Mikoyan MiG-31 không hề liên quan.

T-10 đã bị các nhà quan sát phương Tây phát hiện và đặt tên ký hiệu 'Flanker-A'). Sự phát triển T-10 được đánh dấu bởi nhiều vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như thảm họa đâm xuống đất do lỗi hạ cánh ngày 7 tháng 5-1978. Những thiết kế khác được đưa ra thay thế, và một phiên bản đã được sửa đổi rất nhiều có tên gọi là T-10S, cất cánh lần đầu ngày 20 tháng 4 năm 1981. Cả phiên bản này cũng gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật dẫn tới một vụ tai nạn khác ngày 23 tháng 12 năm 1981.

Su-27 bay ngửa
Su-27 bay ngửa

Việc chế tạo Su-27 (thỉnh thoảng gọi là Su-27S, tên ký hiệu của NATO 'Flanker-B') và bắt đầu hoạt động trong VVS diễn ra khoảng năm 1984, dù những khó khăn trong chế tạo khiến nó không thể xuất hiện cho tới tận năm 1986. Su-27 đã hoạt động trong cả Quân chủng Phòng không Xô Viết (PVO) và Không quân Xô Viết (VVS). Khi hoạt động trong Lực lượng phòng không Xô viết, vai trò chủ yếu của nó là đánh chặn thay thế các loại máy bay cũ như Sukhoi Su-15Tupolev Tu-28. Dù 'Flanker' có khả năng mang các loại vũ khí không đối đất, khi hoạt động trong Không quân Xô viết, vai trò chủ yếu của nó không phải là hỗ trợ trên không cũng không phải là chiến đấu mà là ngăn chặn, với nhiệm vụ vượt qua đường giới tuyến quân địch (có thể là NATO) để tấn công máy bay tiếp dầu và máy bay AWACS. Những nhà hoạch định kế hoạch Xô viết biết rằng các lực lượng NATO sở hữu nhiều kỹ thuật ưu thế trong các lĩnh vực đó, và tin rằng việc tấn công trực tiếp vào đó sẽ hạn chế khả năng duy trì và chỉ huy các chiến dịch không quân của NATO. Su-27 vẫn giữ vai trò đó khi hoạt động tại Cộng đồng Quốc gia Độc lập, và những phiên bản sau này được sửa đổi để mang tên lửa chống AWACS tầm xa mới Novator KS-172 AAM-L.

Từ năm 1986 một phiên bản Su-27 được định danh P-42, chế tạo lại từ nguyên mẫu T-10S-3 và giảm trọng lượng tối đa, đã lập kỷ lục đầu tiên trong một loạt các kỷ lục khác được thiết lập trong không quân về tính năng hoạt động, vận tốc lên cao và độ cao, chiếc máy bay này đã lập ra 27 kỷ lục mới trong khoảng thời gian 1986 tới 1988.

[sửa] Thiết kế

Su-27 Ukraina
Su-27 Ukraina

Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29, nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm thiểu trọng lượng cấu trúc, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Vật liệu composite không được sử dụng. Cánh chéo chạy vào thân và về cơ bản là kiểu cánh tam giác, dù các đầu cánh được đặt các thanh treo tên lửa hay các mấu phản công điện tử (ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi quy ước, với hai cánh thăng bằng đuôi phía trên động cơ, với hai cánh đuôi bụng để tăng khả năng ổn định bên.

Động cơ phản lực của Su-27 là loại Lyulka AL-31F, khoảng cách giữa 2 động cơ khá lớn, vừa để an toàn vừa để đảm bảo không gián đoạn luồng khí xuyên qua những khe lấy không khí. Khoảng không giữa 2 động cơ cũng cung cấp thêm lực nâng, giảm bớt trọng tải cho cánh. Cánh của động cơ có thể di chuyển trong các khe hút không khí cho phép máy bay đạt tốc độ Mach 2+, và giúp duy trì luồng khí vào động cơ luôn ổn định khi máy bay đang ở góc tấn công lớn. Một màn chắn ở mỗi động cơ ngăn không cho các vật thể lạ đâm vào động cơ trong khi máy bay cất cánh.

Su-27 là máy bay đầu tiên của Liên Xô có hệ thống điều khiển số fly-by-wire, được phát triển dựa vào kinh nghiệm thiết kế của Sukhoi T-4 - một dự án máy bay ném bom. Kết hợp với lực nâng cánh thấp và hệ thống điều khiển bay cơ bản manh, nó làm cho máy bay nhanh nhẹn một cách khác thường, máy bay vẫn có thể kiểm soát ở tốc độ thấp và góc đụng lớn, hoặc tắt động cơ đột ngột khi bổ nhào và thực hiện các kỹ thuật bay nhào lộn. Trong một triển lãm hàng không, Su-27 đã trình diễn một động tác bay Cobra - rắn hổ mang (Rắn hổ mang Pugachev) hay bay với vận tốc thấp - nói tóm tắt là máy bay bay duy trì với vận tốc thấp ở góc 120°. Lực đẩy có hướng cũng được kiểm tra (và được hoàn thiện trên Su-30MKI và Su-35), cho phép máy bay chiến đấu thực hiện những động tác quay liên tục gần như không theo một bán kính cố định nào, kiểu bay thẳng đứng sau đó nhào lộn vào trong. Su-27 ngày nay là một trong số những máy bay nhanh nhất thế giới, mặc dù MiG-29, F-15F-16 cũng có thể thực hiện các động tác tương tự.

Su-27 bay biểu diễn
Su-27 bay biểu diễn

Phiên bản hải quân của 'Flanker', là Su-27K (hay còn gọi là Su-33), được gắn thêm cánh mũi để tăng lực nâng, giảm quãng đường cất cánh (rất quan trọng vì Su-33 được trang bị trên hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov, mà tàu sân bay này lại không được trang bị máy phóng máy bay). Những cánh mũi này cũng được lắp trên một số chiếc Su-30, Su-35Su-37.

Ngoài những cải tiến thêm vào để tăng tính nhanh nhẹn, Su-27 sử dụng thể tích bên trong để chứa nhiên liệu, nó có sức chứa nhiên liệu rất lớn. Trong mức mang nhiên liệu cực đạt cho phép, nó có thể mang 9,400 kg (20,700 lb) nhiên liệu, trong khi bình thường nó có thể mang 5,270 kg (11,620 lb) nhiên liệu.

Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 trong mạn phải thân máy bay, và có 10 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27 (AA-10 'Alamo'), sau đó được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Những phiên bản Flanker hiện đại (như Su-30, Su-35, Su-37) có thể mang tên lửa Vympel R-77 (AA-12 Adder).

Buồng lái Su-27UB với hệ thống IRST
Buồng lái Su-27UB với hệ thống IRST

Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị tầm nhìn trên mũ của phi công kết nối với nhau, và chúng tương thích với tên lửa R-73, sự nhanh nhẹn cùng các yếu tố khác đã làm Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tốt nhất thế giới. Radar ban đầu được trang bị là Phazotron N-001 (NATO 'Slot Back'), là một radar xung doppler khả năng theo dõi trong khi đang quét, nhưng bộ xử lý của nó tương đối cổ, làm cho nó trở nên dễ dàng bị tổn thương với những báo động sai và mù mục tiêu. Su-30Su-35 có radar cao cấp có tầm quét lớn hơn là Phazotron 'Bars' N-011M, với một hệ thống điện tử quét mạng bị động, cải thiện tầm quét, có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và rất nhạy.

Su-27 có 1 hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) ở phía trước buồng lái hay còn được gọi là "con ngươi", nó cũng được kết nối với hệ thống kính trắc viễn laser. Hệ thống này có thể được nối với radar, hay sử dụng độc lập cho hoạt động tấn công "lén lút" với tên lửa hồng ngoại (như R-73R-27T/ET). Nó cũng kiểm soát pháo, cung cấp sự chính xác tốt hơn so với một radar.

[sửa] Hoạt động không chiến

F/A-18 đóng giả một chiếc Su-27.
F/A-18 đóng giả một chiếc Su-27.

Su-27, dù có khả năng không chiến tốt, nó chỉ được trông thấy trong những hoạt động nhỏ từ khi nó được đưa vào hoạt động. Ngoại lệ đáng chú ý duy nhất là trong thời gian Chiến tranh Eritrea-Ethiopia (1998-2000). Su-27A đã được sử dụng triệt để bởi Ethiopia trong nhiệm vụ CAP (Combat Air Patrol) và hộ tống cho MiG-21máy bay ném bom MiG-23. Trong quá trình phục vụ, Su-27 Ethiopia đã bắn hạ 2 chiếc MiG-29 của Eritrea; một số chiếc Flanker được điều khiển bởi phi công Nga và phi công Ukrainia, người ta cho rằng những phi công đến từ Nga và Ukraina đã điều khiển những chiếc Su-27 và MiG-29 đó (một số bị buộc tội làm lính đánh thuê).

Một phi công của Ethiopia tên là Aster Tolossa đã trở thành người phụ nữ đầu tiên của Châu Phi dành chiến thắng trong không chiến.

[sửa] Các phiên bản và các máy bay có sự phát triển từ Su-27

Su-27 với các luồng không khí bao quanh
Su-27 với các luồng không khí bao quanh

[sửa] Thời kỳ Xô Viết

  • T10 ("Flanker-A"): mẫu đầu tiên.
  • T10S: phiên bản cải tiến từ mẫu đầu tiên, có nhiều điểm giống với mẫu sản xuất.
  • Su-27S (Su-27 / "Flanker-B"): phiên bản sản xuất đầu tiên 1 chỗ. Còn có tên gọi "T10P".
  • Su-27UB ("Flanker-C"): mẫu sản xuất đầu tiên 2 chỗ, được chuyển đổi thành máy bay huấn luyện.
  • Su-27SK: phiên bản xuất khẩu của Su-27 một chỗ.
  • Su-27UBK: phiên bản xuất khẩu của Su-27UB hai chỗ.
  • Su-27K (Su-33 / "Flanker-D"): phiên bản hải quân trang bị trên tàu sân bay, 2 chỗ, cánh có thể gập, thiết bị giúp tăng tốc khi cất cánh, hộp số hãm, được chế tạo với số lượng nhỏ. Nó theo sau mẫu máy bay biểu diễn thí nghiệm "T10K".

[sửa] Thời kỳ hậu Xô Viết

Tai nạn Su-27 tại Ukraina
Tai nạn Su-27 tại Ukraina
  • Su-27P: máy bay biểu diễn, thí nghiệm 1 chỗ, cải tiến có thể tiếp nhiên liệu trên không.
  • Su-27PU (Su-30): phiên bản 2 chỗ sản xuất hạn chế với khả năng tiếp nhiên liệu khi bay, hệ thống điện tử điều khiển chiến đấu, một hệ thống điều khiển bay mới ...
  • Su-30M / Su-30MK: phiên bản 2 chỗ đa chức năng mới được chế tạo. Vài chiếc Su-30M đã được chế tạo cho Không quân Nga thử nghiệm đánh giá giữa những năm 1990, dù chẳng có gì trở thành kết quả. Phiên bản xuất khẩu là Su-30MK.
  • Su-30MKA: phiên bản xuất khẩu cho Algeria.
  • Su-30MKI: Về thực chất là Su-30MK cải tiến cho Không quân Ấn Độ, với cánh mũi, động cơ điều chỉnh hướng phụt, hệ thống điện tử mới dành cho khách hàng nước ngoài, và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
  • Su-30MKK: Su-30MK cho Không quân Trung Quốc, với hệ thống điện tử nâng cấp và nhiều chức năng, nhưng không có cánh mũi hay động cơ điều chỉnh hướng phụt. Hải quân Trung Quốc cũng mua một phiên bản tương tự là "Su-30MK2" với khả năng tấn công tầu chiến và bảo vệ được nâng cao.
  • Su-30MKM: Su-30MK cho Malaysia.
Su-27 buồng lái của Su-27
Su-27 buồng lái của Su-27
  • Su-30KN: phiên bản 1 chỗ được cải tiến, có hệ thống điện tử mới cho phép Su-30KN thực hiện nhiều chức năng mới, ví dụ như khả năng dẫn đường khi bay vòng tròn
  • Su-30KI: phiên bản 1 chỗ cải tiến xa hơn của Su-30MK cho Indonesia, theo sau những cải tiến của "Su-27SMK" bay vòa giữa những năm 1990.
  • Su-27M (Su-35, Su-37): loạt máy bay cao cấp 1 chỗ đa chức năng được phát triển từ Su-27S. Trong loạt máy bay này cũng bao gồm cả máy bay biểu diễn 2 chỗ "Su-35UB".
  • Su-27SM: phiên bản nâng cấp Su-27S dành cho Nga, sử dụng những công nghệ từ Su-27M.
  • Su-27UBM: phiên bản nâng cấp 2 chỗ có thể so sánh được với Su-27UB.
  • Su-32 (Su-27IB): phiên bản tấn công tầm xa 2 chỗ, 2 phi công ngồi ngang nhau trong buồng lái mũi có hình dạng thú mỏ vịt.
  • Su-27KUB: về cơ bản là phiên bản 1 chỗ trên tàu sân bay Su-27K, nó được cải tiến với 2 chỗ cạnh nhau trong buồng lái, sử dụng như một máy bay huấn luyện hải quân hoặc máy bay đa chức năng.

[sửa] Sản xuất và các nước sử dụng

Những bên sử dụng Su-27/30 màu xanh và khách hàng tương lai màu đen
Những bên sử dụng Su-27/30 màu xanh và khách hàng tương lai màu đen
  • Algeria: có khoảng 30 chiếc
  • Angola: có 8 Su-27/27UB.
  • Ấn Độ: sau những năm đàm phán, Ấn Độ cuối cùng đã mua 50 chiếc Su-30MKI với động cơ khỏe hơn loại AL-31FP, hệ thống điện tử hiện đaị, cánh mũi, và hệ thống điều chỉnh hướng phụt. Hindustan Aeronautics Limited có giấy phép để sản xuất 140 máy bay bổ sung đến năm 2020.
  • Belarus: có khoảng 25 chiếc.
  • Ethiopia: có 8 Su-27A và 2 Su-27U. Có thể con số này đã thay đổi.
  • Kazakhstan: khoảng 30 chiếc và 12 đang trong hợp đồng bàn giao.
  • Liên Xô: khoảng 680 chiếc Su-27 được được sản xuất ở Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ, số máy bay này được chuyển cho các nước cộng hòa.
  • Malaysia: đã đặt mua 18 chiếc Su-30MKM với giá 900 triệu USD và bắt đầu giao hàng vào năm 2006. Su-30MKM được trang bị với những tên lửa mới nhất bao gồm AA-10, AA-11, AA-12 và bao gồm cả vũ khí tấn công mặt đất dẫn đường, tên lửa không dẫn đường và bom. Những chiếc máy bay của Malaysia sẽ được lắp cánh mũi và động cơ điều chỉnh hướng phụt để tăng sự nhanh nhẹn.
  • Mỹ: người ta khẳng định Mỹ có một chiếc Su-27 Flanker B 1 chỗ và một chiếc Su-27 UB 2 chỗ. 3 chiếc Su-27 được đăng ký thuộc sở hữu tư nhân và 1 trong số đó đã được chuyển đển Mỹ bằng máy bay Antonov-62.
  • Mexico: có kế hoạch mua 8 chiếc Su-27 1 chỗ và 2 chiếc Su-27UB huấn luyện 2 chỗ.
  • Nga: 400 chiếc đang phục vụ trong Không quân chiến thuật Nga. Người Nga đang có kế hoạch nâng cấp tất cả số Su-27 lên thành mẫu Su-27SM, bao gồm một buồng lái kính và thay đổi hệ thống lái cũ thành hệ thống lái số. Radar sẽ được nâng cấp với mảng pha (giống như Pero) cho phép phạm vi hoạt động gia tăng. Sự phòng thủ và hệ thống dẫn đường cũng được nâng cấp, cũng như hệ thống tấn công. Họ hy vọng công việc sẽ được hoàn thành vào năm 2008.
  • Ukraine: có khoảng 60 chiếc.
  • Uzbekistan: có 25 chiếc.
  • Indonesia: có 2 Su-27SK và 2 Su-30KI.
  • Trung Quốc: có 26 chiếc vào năm 1991 và thêm 22 chiếc vào năm 1995 trước khi ký một thỏa thuận vào năm 1998 cho việc sản xuất được cấp phép của 200 chếc Shenyang J-11 (khoảng 90-100 chiếc đã được chế tạo vào năm 2004).
  • Venezuela: nước này cũng nằm trong danh sách các nước đạt mua loại máy bay này, họ đã kết thúc đàm phán để mua 24 Su-30MK có giá trị 1 tỷ USD.
  • Việt Nam: có 12 Su-27SK và đang đặt mua thêm 24 chiếc.

[sửa] Thông số kỹ thuật (Sukhoi Su-27)

Hình chiếu Sukhoi Su-27.
Hình chiếu Sukhoi Su-27.
Su-27 và các tên lửa có trong trang bị
Su-27 và các tên lửa có trong trang bị

[sửa] Đặc điểm riêng

  • Phi đoàn: 1
  • Chiều dài: 21.9 m (72 ft)
  • Sải cánh: 14.7 m (48 ft 3 in)
  • Chiều cao: 5.93 m (19 ft 6 in)
  • Góc hướng trước: 42°
  • Diện tích cánh: 62 m² (667 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 16,380 kg (36,100 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 23,000 kg (50,690 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 33,000 kg (62,400 lb)
  • Động cơ: 2x động cơ phản lực tuốc bin cánh quạt Lyulka AL-31F, công suất 122.8 kN (27,600 lbf) mỗi chiếc

[sửa] Hiệu suất bay

  • Vận tốc cực đại: 2,500 km/h (1,550 mph Mach 2.35)
  • Tầm bay:
    • Trên biển: 1,340km (800 dặm)
    • Trên đất liền: 3,530 km (2070 dặm)
  • Trần bay: 18,500 m (60,700 ft)
  • Vận tốc lên cao: 325 m/s (64,000 ft/min)
  • Lực nâng của cánh: 371 kg/m² (76 lb/ft&sup2')
  • Lực đẩy/trọng lượng: 1.085

[sửa] Vũ khí

  • 1x pháo 30 mm GSh-30-1 với 150 viên đạn
  • 8,000 kg vũ khí (17,600 lb) trên 10 mấu cứng ngoài
    • Mang được 6 tên lửa tầm trung AA-10 Alamo R-27, 4 tên lửa tầm ngắn tầm nhiệt AA-11 Archer R-73
      • Phiên bản Su-27SM cải tiến có khả năng sử dụng R-77 thay cho R-27
    • Su-27IB có thể dùng để phóng các tên lửa chống bức xạ X-31, tên lửa không đối đất X-29L/T (dẫn đường laser/TV, có thể được chiếu lên mũ bay), bom KAB-150 và UAB-500 với dẫn đường laser, TV hay IR

[sửa] Tham khảo

[sửa] Trò chơi máy tính và Phim

  • The Su-27 is in a starring role in the SSI flight simulator games Su-27 Flanker and Flanker 2.0
  • The Su-27 as well as the Su-33 is fully featured in Eagle Dynamics Lock On: Modern Air Combat
  • Two Su-27's appearered in the movie Stealth.

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Chủ đề liên quan


[sửa] Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa] Máy bay có tính năng tương đương



aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -