See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Sử ký Tư Mã Thiên – Wikipedia tiếng Việt

Sử ký Tư Mã Thiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sử Ký (tiếng Trung Quốc: 史記/史记; bính âm: Shǐjì), còn được gọi bằng tên Sách của ông Thái sử (太史公書, Thái sử công thư) là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này, có thể so sánh Tư Mã Thiên với Herodotus và Sử Ký với cuốn Historiai của ông (theo quan điểm người phương Tây).

Mục lục

[sửa] Cấu trúc tác phẩm

Sử ký gồm trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin thành 5 phần khác nhau:

[sửa] Bản kỷ

12 thiên Bản kỷ (Quyển 1-12), ghi lại tiểu sử của những vị vua nổi tiếng từ thời vị Hoàng Đế thần thoại cho tới Tần Thuỷ Hoàng và các vị vua của nhà Hạ, nhà Thương, và nhà Chu. Tiểu sử của bốn hoàng đế và một hoàng hậu nhiếp chính (Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu Văn, Hiếu Cảnh, Hiếu Vũ) nhà Tây Hán trước thời ông cũng được cho vào phần này:

  1. Ngũ đế
  2. Nhà Hạ
  3. Nhà Thương (Ân Bản Kỷ)
  4. Nhà Chu
  5. Tần quốc
  6. Tần Thủy Hoàng
  7. Hạng Vũ
  8. Lưu Bang
  9. Lữ Hậu
  10. Văn đế
  11. Cảnh Đế
  12. Vũ đế

[sửa] Biểu

10 thiên Biểu (Quyển 13-22) xây dựng bảng thời gian các sự kiện quan trọng:

  1. Tam đại thế
  2. Thập nhị chư hầu
  3. Lục quốc
  4. Tần sở chi tế
  5. Tây hán
  6. Cao tổ công thần hầu giả
  7. Huệ cảnh gian hầu giả
  8. Kiến nguyên dĩ lai hầu giả
  9. Kiến nguyên dĩ lai vương tử
  10. Hán hưng dĩ lai tương tương danh thần

[sửa] Thư

8 thiên Thư (Quyển 23-30), là những đoạn sử về kinh tế, văn hoá, khoa học và tôn giáo trong thời gian sinh sống của các nhân vật trong cuốn sách:

  1. Lễ thư
  2. Lạc thư
  3. Luật thư
  4. Lịch thư
  5. Thiên quan thư
  6. Thông thiện thư
  7. Hà cừ thư
  8. Bình chuẩn thư

[sửa] Thế gia

30 thiên Thế gia (Quyển 31-60), ghi lại tiểu sử các vị vua chư hầu nổi tiếng, tầng lớp quý tộc và quan lại đa số thuộc giai đoạn Xuân Thu tới Chiến Quốc:

  1. Ngô Thái bá
  2. Tề Thái công (Lã Vọng)
  3. Lỗ Chu công thế gia
  4. Yên Thiệu công thế gia
  5. Quản, Sái thế gia
  6. Trần - Kỷ thế gia
  7. Vệ Khang Thúc thế gia
  8. Tống Vi tử
  9. Tấn
  10. Sở
  11. Việt vương Câu Tiễn
  12. Trịnh
  13. Triệu
  14. Ngụy
  15. Hàn
  16. Điền Tề
  17. Khổng tử
  18. Trần Thiệp
  19. Ngoại thích
  20. Sở Nguyên vương
  21. Kinh Yến
  22. Tề Điệu Huệ vương
  23. Tiêu Tương quốc (Tiêu Hà)
  24. Tào Tương quốc (Tào Tham)
  25. Lưu hầu (Trương Lương)
  26. Trần thừa tướng (Trần Bình)
  27. Giáng hầu Chu Bột
  28. Lương Hiếu vương
  29. Ngũ tông
  30. Tam vương

[sửa] Liệt truyện

70 thiên Liệt truyện (Quyển 61-130) đề cập đến nhiều nhân vật, sự việc khác nhau, từ thường dân đến quý tộc, từ chuyện cung đình đến chuyện xảy ra ngoài địa bàn của Trung Quốc. Phần này có tiểu sử nhiều nhân vật quan trọng như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử, Kinh Kha v.v.:

  1. Bá Di - Thúc Tề
  2. Quản Trọng
  3. Lão Tử - Hàn Phi
  4. Tư Mã Nhương Thư
  5. Tôn Tử - Ngô Khởi
  6. Ngũ Tử Tư
  7. Trọng Ni đệ tử
  8. Thương Ưởng
  9. Tô Tần
  10. Trương Nghi
  11. Sư Lí Tử - Cam Mậu
  12. Ngụy Nhiễm
  13. Bạch Khởi - Vương Tiễn
  14. Mạnh tử - Tuân tử
  15. Mạnh Thường quân (Điền Văn)
  16. Bình Nguyên quân - Ngu Khanh
  17. Tín Lăng quân
  18. Xuân Thân quân
  19. Phạm Tuy - Thái Trạch
  20. Nhạc Nghị
  21. Liêm Pha - Lạn Tương Như
  22. Điền Đan
  23. Lỗ Trọng Liên - Râu dương
  24. Khuất Nguyên - Giả Nghị
  25. Lã Bất Vi
  26. Thích khách
  27. Lý Tư
  28. Mông Điềm
  29. Trương Nhĩ - Trần Dư
  30. Ngụy Báo - Bành Việt
  31. Kình Bố
  32. Hàn Tín
  33. Hàn vương tín
  34. Điền Đan
  35. Phàn Khoái
  36. Trương Thương
  37. Lịch Tự Cơ
  38. Phó Khoan
  39. Lưu Kính - Thúc Tôn Thông
  40. Quý Bố - Loan Bố
  41. Viên Áng - Triều Thác
  42. Trương Thích Chi - Phùng Đường
  43. Thạch Phấn
  44. Điền Thúc
  45. Biển Thước - Thuần Vu Ý
  46. Ngô Vương
  47. Đậu Anh
  48. Hàn An Quốc
  49. Lí Quảng
  50. Hung Nô
  51. Vệ Thanh
  52. Công Tôn Hoằng
  53. Nam Việt Úy Đà (Triệu Đà)
  54. Đông Việt
  55. Vệ Mãn - Triều Tiên
  56. Tây Nam di
  57. Tư Mã Tương Như
  58. Lưu an
  59. Tuần lại
  60. Cấp Ảm
  61. Nho lâm
  62. Khốc lại
  63. Đại uyển
  64. Du hiệp
  65. Nịnh hạnh
  66. Hoạt kê
  67. Nhật giả
  68. Quy sách
  69. Hóa thực
  70. Tư Mã Thiên

[sửa] Một số khái niệm chủ yếu

  1. "Nhất tự thiên kim" (Một chữ ngàn vàng) - Sử Ký, liệt truyện Lã Bât Vi (呂不韋列傳): Lúc Lã Bât Vi viết xong tác phẩm Lã thị xuân thu, ông để một ngàn nén vàng ở cửa thành Hàm Dương, và nói rằng: Hữu năng tăng tổn nhất tự giả dữ thiên kim (有能增損一字者予千金), nghĩa là nếu ai thêm bớt được một chữ trong tác phẩm ấy, thì ông sẽ thưởng cho ngàn nén vàng.
  2. "Tứ hải thiên hạ" (Bốn biển dưới trời) - Sử Kí, bản ký Tần Thủy Hoàng (秦始皇本紀) có viết: Dĩ dưỡng tứ hải thiên hạ chi sĩ phỉ nhiên hương phong (以養四海天下之士斐然鄉風) nghĩa là "để dạy phong-tục văn vẻ cho học trò trong cả nước".
  3. "Danh thật nhất thể" (Tên và thật, cùng một bậc) - Trong Sử Ký, liệt truyện Trương Nghi (張儀列傳) viết: Thị ngã nhất cử nhi danh thật phụ dã (是我一舉而名實附也), nghĩa là "thế là ta làm một việc mà danh và thật tương hợp".
  4. "Tửu trì nhục lâm" (Ao rượu, rừng thịt): Chương Ân Bản Kỷ (殷本紀) của Sử Ký viết về Trụ Vương, nổi tiếng là một ông vua dâm đãng, thường thết nhiều tiệc lớn, làm đầy ao với rượu và treo thịt trên cây trong rừng (以酒為池、縣肉為林).

[sửa] Đặc điểm

Không giống các văn bản lịch sử chính thức thời gian sau này, vốn chấp nhận học thuyết Khổng giáo, tuyên bố quyền lực thần thánh của các vị hoàng đế và loại trừ ra ngoài vòng pháp luật mọi âm mưu chiếm ngôi báu, phong cách viết sử tự do và có chủ đích của Tư Mã Thiên đã được nhiều nhà thơ và tiểu thuyết sau này học tập. Đa số các thiên Liệt truyện đều là những đoạn văn miêu tả sống động các nhân vật và sự kiện, vì Tư Mã Thiên đã sử dụng một cách chính xác các câu chuyện lịch sử trong quá khứ làm nguồn thông tin của mình, và có điều chỉnh lại cho đúng với thực tế. Ví dụ, ông viết truyện Kinh Kha ám sát Tần Thuỷ Hoàng trong thiên “Thích khách liệt truyện” dựa trên lời kể của một vị quan trong triều nhà Tần và vụ ám sát xảy ra khi vị quan đó đang có mặt tại đó.

Bên cạnh tính xác thực của sự kiện, nói như lời Tư Mã Thiên, "tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có sáng tác đâu" (thiên Tam đại thế biểu), song tác giả không chỉ thuật lại chuyện xưa một cách lạnh lùng. Ảnh hưởng bút pháp của Xuân Thu, nhưng tính khuynh hướng của Sử ký thể hiện sự khác biệt nhất định. Nếu Xuân Thu xuất phát từ lập trường bảo thủ của quý tộc thì Sử ký lại xuất phát từ lập trường tiến bộ, có những nét phù hợp với tư tưởng và tình cảm của nhân dân[1] đương thời. Sử ký lên án sự tàn bạo của tầng lớp thống trị (Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Vũ Đế), ca ngợi những nhà thơ yêu nước như Khuất Nguyên, đề cao các dũng sĩ khởi xướng khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc như Trần Thiệp. Tư Mã Thiên viết sử có dụng ý nhằm "xét qua việc làm, tóm tắt trước sau, xét việc hưng vong thành bại", "thấu hiểu sự biến đổi từ xưa đến nay", để "ký thác", để "hả điều căm giận" (trong thiên Báo Nhậm An thư). Điều đó phản ánh sự quan tâm của tác giả đến sự kiện không chỉ nằm ở bản thân sự kiện mà là cả tiến trình của chúng.[2].

[sửa] Chú thích

  1. ^ Từ điển văn học (bộ mới), trang 1571, Nhà xuất bản Thế giới, 2005.
  2. ^ Từ điển văn học (bộ mới), đã dẫn.

[sửa] Tham khảo

  • Tư Mã Thiên (1993), Records of the Grand Historian of China. Chin Dynasty. Translated by Burton Watson (New York, Columbia University Press). ISBN 0231081685 (hbk); ISBN 0231081693 (pbk)
  • Tư Mã Thiên (1993), Records of the Grand Historian of China. Han Dynasty II. (Revised Edition). Translated by Burton Watson (New York, Columbia University Press). ISBN 0231081685 (hbk); ISBN 0231081677 (pbk)
  • Tư Mã Thiên (1961), Records of the grand historian of China, Translated from the Shih chi of Ssu-ma Ch'ien by Burton Watson (New York: Columbia University Press). ISBN 0231081650
  • Tư Mã Thiên (1994), The Grand Scribe’s Records I: the basic annals of pre-Han China (editor—Nienhauser W.H. Jr.) (Bloomington: Indiana University Press). (An annotated translation.)
  • Tư Mã Thiên (1994), The Grand Scribe’s Records VII: the memoirs of pre-Han China (editor—Nienhauser W.H. Jr.) (Bloomington: Indiana University Press). (An annotated translation.)
  • Hulsewé A.F.P. (1993), “Shih chi”, Early Chinese Texts: a bibliographical guide (editor—Loewe M.) p.405–414 (Berkeley: Society for the Study of Early China).

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -