Xuân Thu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Xuân Thu (định hướng).
Lịch sử Trung Quốc | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
CỔ ĐẠI | ||||||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||||||
Nhà Hạ 2205–1767 TCN | ||||||||||
Nhà Thương 1766–1122 TCN | ||||||||||
Nhà Chu 1122–256 TCN | ||||||||||
Nhà Tây Chu | ||||||||||
Nhà Đông Chu | ||||||||||
Xuân Thu | ||||||||||
Chiến Quốc | ||||||||||
ĐẾ QUỐC | ||||||||||
Nhà Tần 221 TCN –206 TCN | ||||||||||
Nhà Hán 206 TCN–220 CN | ||||||||||
Nhà Tây Hán | ||||||||||
Nhà Tân | ||||||||||
Nhà Đông Hán | ||||||||||
Tam Quốc 220–280 | ||||||||||
Ngụy, Thục & Ngô | ||||||||||
Nhà Tấn 265–420 | ||||||||||
Nhà Tây Tấn | ||||||||||
Nhà Đông Tấn | Ngũ Hồ thập lục quốc 304–439 |
|||||||||
Nam Bắc Triều 420–589 | ||||||||||
Nhà Tùy 581–619 | ||||||||||
Nhà Đường 618–907 | ||||||||||
(Nhà Vũ Chu 690–705) | ||||||||||
Ngũ Đại Thập Quốc 907–960 |
Nhà Liêu 907–1125 | |||||||||
Nhà Tống 960–1279 | ||||||||||
Nhà Bắc Tống | Nhà Tây Hạ | |||||||||
Nhà Nam Tống | Nhà Kim | |||||||||
Nhà Nguyên 1271–1368 | ||||||||||
Nhà Minh 1368–1644 | ||||||||||
Nhà Thanh 1644–1911 | ||||||||||
HIỆN ĐẠI | ||||||||||
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949 | ||||||||||
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1949–ngày nay |
Trung Hoa Dân Quốc |
|||||||||
Triều đại Trung Quốc Lịch sử quân sự Trung Quốc |
||||||||||
Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Tiếp sau giai đoạn này là Thời chiến quốc.
Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc. Và tới tận khi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần (秦), và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến. Dưới thời nhà Chu, trung tâm của quyền lực nằm trong tay (hay được cho là như vậy) vị vua nhà Chu.
Cần lưu ý rằng vua và hoàng đế không phải hoàn toàn như nhau. Vị vua nhà Chu nhận được đồ cống nạp từ các quý tộc cai trị tại những vùng đất mà họ được thừa kế từ tổ tiên. Các vị tổ tiên được phong làm quý tộc hay công tước tại các nước chư hầu thường là các quan chức có công lao lớn đối với nhà vua và triều đình cai trị, trong trường hợp này là nhà Chu. Vị vua nhà Chu không trực tiếp kiểm soát các tiểu quốc chư hầu của mình. Thay vào đó, sự trung thành chung của các quận công và quý tộc tạo nên quyền lực cho ông ta. Khi lòng trung thành giảm đi, quyền lực của nhà vua cũng giảm sút. Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thấy rằng hệ thống phong kiến cuối cùng sẽ dẫn tới một vị vua ít quyền lực và một tình thế hỗn loạn. Vì vậy, ông đã dựng lên một Trung Quốc với một thể chế tập trung mạnh mẽ không dựa vào lòng trung thành của các quận công địa phương.
Mục lục |
[sửa] Giai đoạn Xuân Thu
Sau khi kinh đô bị các bộ tộc rợ phía tây cướp bóc, Chu Bình Vương (Cơ Nghi Cữu - 姬宜臼) chạy sang phía Đông. Trong khi rút chạy từ thủ đô phía tây về phía đông, vị vua Chu nhờ các vị vương hầu ở gần đó là Tần (秦), Trịnh (鄭) và Tấn (晉) bảo vệ khỏi các rợ và các vị vương hầu phản loạn. Ông dời đô thành của Chu từ Cảo Kinh (nay thuộc Thiểm Tây)đến Lạc Ấp (nay thuộc Lạc Dương) ở châu thổ sông Hoàng Hà.
Vị vua trốn chạy nhà Chu không có được vị trí chắc chắn trên vùng lãnh thổ phía đông; thậm chí cả lễ lên ngôi của thế tử cũng phải nhờ sự trợ giúp của các vị vương hầu trên mới diễn ra được. Với sự sút giảm lớn về đất đai, chỉ còn giới hạn ở Lạc Dương và các vùng xung quanh, triều đình Chu không còn có thể duy trì sáu đội quân thường trực (lục quân) (六軍). Các vị vua nhà Chu tiếp sau cần sự trợ giúp của các chư hầu hùng mạnh xung quanh để bảo vệ họ khỏi các cuộc cướp bóc và để giải quyết các cuộc tranh giành quyền lực bên trong. Triều đình nhà Chu không bao giờ còn lấy lại được quyền lực trước đó của họ; họ chỉ còn đơn thuần là một triều đình bù nhìn của các chư hầu phong kiến. Mặc dù nhà Chu trên danh nghĩa vẫn đang nắm Thiên Mệnh, danh hiệu không hề có quyền lực.
[sửa] Sự nổi lên của các bá chủ
Vị quý tộc đầu tiên giúp đỡ các vua nhà Chu là Trịnh Trang Công (鄭莊公) (ở ngôi 743 TCN - 701 TCN). Ông là người đầu tiên lập lên một hệ thống bá chủ (bà 霸), với ý định giữ lại hệ thống phong kiến cũ. Các nhà sử học xưa biện hộ rằng hệ thống mới là một phương tiện để bảo vệ các chư hầu văn minh yếu hơn và triều đình nhà Chu khỏi phải chịu sự cướp phá của các bộ tộc “rợ” nằm bao quanh (mà người Trung Hoa thường gọi miệt thị là Bắc Địch (北狄); Nam Man (南蠻), Tây Nhung (西戎), Đông Di (東夷)). (Xem thêm Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại).
Tuy nhiên, tất cả các chư hầu được cho là “văn minh” thực tế gồm một phần pha trộn đáng kể các tộc người; vì thế không có đường biên giới rõ ràng giữa các chư hầu “văn minh” và các “rợ”. Tuy nhiên các bộ tộc với sự khác biệt về dân tộc và văn hoá đó lại có một nền văn minh duy nhất của họ ở một số vùng. Một số nhóm dân tộc về thực chất lại có sức mạnh và được văn minh hoá theo các tiêu chuẩn Trung Quốc tới mức những thực thể chính trị của họ, gồm cả Ngô và Việt, thậm chí được gộp trong một số liên minh của Ngũ Bá.
Các chư hầu hùng mạnh mới nổi lên thực lòng muốn giữ sự ưu tiên dòng dõi quý tộc hơn hệ tư tưởng truyền thống là giúp đỡ các nước yếu hơn ở thời hỗn loạn (匡扶社稷 khuông phù xã tắc), điều này vốn đã từng được truyền bá rộng rãi ở thời đế quốc Trung Quốc để củng cố quyền lực vào tay gia đình cai trị.
Các vị chư hầu Tề Hoàn Công (ở ngôi 685 TCN -643 TCN) và Tấn Văn Công (ở ngôi 636 TCN - 628 TCN) còn đi xa hơn trong việc thiết lập hệ thống cai trị lãnh chúa, nó mang lại sự ổn định nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn so với trước kia. Các vụ sáp nhập tăng lên, mang lại lợi ích cho những chư hầu hùng mạnh nhất gồm Tần, Tấn, Tề và Sở. Vai trò của lãnh chúa ngày càng có chiều hướng rời xa khỏi mục đích ban đầu là bảo vệ các chư hầu nhỏ hơn; cuối cùng lãnh chúa đã trở thành một hệ thống quyền bá chủ của các chư hầu lớn đối với các nước vệ tinh yếu hơn ở Trung Quốc và đối với cả những vùng có nguồn gốc “rợ”. Các chư hầu lớn thường lợi dụng lý do giúp đỡ và bảo vệ để can thiệp và kiếm lợi từ các nước chư hầu nhỏ khi xảy ra xung đột nội bộ ở các nước đó. Đa phần các vị bá thời sau này đều bắt nguồn từ các chư hầu lớn thời đó. Họ tự tuyên bố mình là vị chúa tể trên lãnh thổ của họ, thậm chí còn không cần công nhận tính tượng trưng nhỏ mọn của nhà Chu. Việc thiết lập hệ thống hành chính địa phương (châu và quận), với các quan chức được chỉ định bởi chính phủ, tạo cho các chư hầu khả năng kiểm soát lớn hơn với lãnh địa của mình. Việc thu thuế nông nghiệp và thương mại cũng dễ dàng hơn so với kiểu phong kiến trước đó.
Ba nước Tần, Tấn và Tề không chỉ tự tăng cường sức mạnh của mình mà còn đẩy lùi chư hầu ở phía nam là Sở, các vị lãnh chúa ở đó tự phong mình làm vua. Quân đội Sở dần dần xâm nhập vào lưu vực sông Hoàng Hà. Việc coi Sở như là “rợ phương nam” (Sở Man), đơn giản là một lý do để cảnh báo Sở không được can thiệp vào tầm ảnh hưởng riêng của họ. Những sự xâm nhập của Sở nhiều lần bị chống trả với ba trận đánh lớn ngày càng tăng về mức độ bạo lực - trận Thành Bộc (632 TCN), trận Bi (595 TCN) và trận Yên Lăng (575 TCN); điều này dẫn tới sự hồi phục của các chư hầu Trần và Thái (còn gọi là Sái).
[sửa] Quan hệ giữa các chư hầu
Ở thời này một hệ thống quan hệ phức tạp giữa các chư hầu được phát triển. Một phần nó được cấu trúc theo hệ thống phong kiến của Tây Chu nhưng các yếu tố thực dụng được tăng cường. Một sự tập hợp các tiêu chuẩn và giá trị thông thường của các chư hầu, có thể gọi một cách không chính xác lắm là Luật quốc tế đã xuất hiện. Khi các vùng ảnh hưởng và vùng văn hoá của các chư hầu mở rộng và giao nhau, các cuộc chạm trán ngoại giao cũng tăng lên.
[sửa] Thay đổi nhịp độ chiến tranh
Sau một giai đoạn tăng trưởng chiến tranh ở mọi góc độ, Tề, Tần, Tấn và Sở cuối cùng đã gặp gỡ ở một hội nghị giải giáp vũ khí năm 579 TCN, các nước khác hầu như trở thành các nước vệ tinh (nước phụ dung). Năm 546 TCN, Tấn và Sở đồng ý ngừng chiến với nhau.
Sau một thời gian tương đối yên ổn trong thế kỷ thứ 6 BC, hai nước chư hầu ven biển ở vùng Triết Giang ngày nay là Ngô và Việt, dần dần mạnh lên. Sau khi đánh bại và trục xuất vua Phù Sai nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt (kh. 496 TCN-465 TCN) trở thành vị bá chủ cuối cùng được công nhận.
Thời kỳ hoà bình này chỉ là một sự mở đầu cho một tình trạng rối loạn của Thời chiến quốc. Bốn chư hầu mạnh đang ở giữa cuộc tranh giành quyền lực. Sáu họ chiếm hữu đất đai lớn ở Tấn tiến hành đánh lẫn nhau. Họ Trần đang loại trừ các đối thủ chính trị ở Tề. Tính chính thống của những kẻ cai trị thường không được thừa nhận trong các cuộc nội chiến với sự tham gia của nhiều thành viên thuộc gia đình hoàng gia ở Tần và Sở. Một lần nữa những kẻ tranh giành đó lại củng cố vững chắc vị trí của mình tại lãnh thổ riêng, sự chém giết giữa các nước tiếp tục trong Thời chiến quốc. Thời Chiến Quốc chính thức bắt đầu vào năm 403 TCN khi ba họ lớn nhất ở Tấn là Triệu, Nguỵ và Hàn phân chia đất nước; triều đình bất lực nhà Chu bắt buộc phải công nhận quyền lực của họ.
[sửa] Danh sách các Bá chủ
Theo truyền thống, năm vị Bá (Ngũ Bá) ở thời Xuân Thu (春秋五霸 Chūn Tềū Wǔ Bà) gồm:
- Tề Hoàn Công (齊桓公)
- Tấn Văn Công (晉文公)
- Sở Trang Vương (楚莊王)
- Tần Mục Công (秦穆公)
- Tống Tương Công (宋襄公)
Một số nhà sử học lại đưa ra danh sách Ngũ Bá khác:
- Tề Hoàn Công (齊桓公)
- Tấn Văn Công (晉文公)
- Sở Trang Vương (楚莊王)
- Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差)
- Việt Vương Câu Tiễn (越王句踐)
Thứ tự ngẫu nhiên.
[sửa] Danh sách các chư hầu lớn
Tên theo sau tên nước là tên thủ đô (theo thứ tự Hán Việt, phồn thể, giản thể).
- Tề 齊 - Lâm Truy 臨淄 临淄
- Sở楚 - Dĩnh Ấp 郢 郢
- Tần 秦 – Ung (sau dời về Hàm Dương 咸陽 咸阳 )
- Tấn 晉 - Tấn Dương
- Lỗ 魯 - Khúc Phụ 曲阜 曲阜
- Trần 陳; - Uyển 宛; Uyển Khâu 宛丘 宛丘
- Thái 蔡 - Thượng Thái 上蔡 上蔡
- Tào 曹
- Tống 宋 - Thương Khâu 商丘 商丘
- Ngô 吳 - Cô Tô 姑蘇 姑苏
- Việt 越 - Cối Kê 會稽 会稽
- Hoạt 滑
- Trịnh 鄭 - Tân Trịnh 新鄭
- Yên 燕 - Yên Ấp
[sửa] Danh sách những gương mặt quan trọng
[sửa] Các quan lại, mưu sĩ
- Quản Trọng (管仲), chính khách và quân sư của Tề Hoàn Công và được một số học giả thời nay cho là người Pháp gia đầu tiên.
- Bách Lý Hề (百里奚), biệt hiệu Ngũ Cổ đại phu (Đại phu Năm tấm da dê), tể tướng nổi tiếng của Tần.
- Bá Phỉ, vị tham quan dưới thời vua Hạp Lư và đóng vai trò ngoại giao quan trọng trong quan hệ Ngô-Việt.
- Văn Chủng 文種 và Phạm Lãi 范蠡, hai vị quân sư và giúp vua Việt Câu Tiễn trong cuộc chiến chống Ngô của ông.
- Tử Sản (子產), lãnh đạo phong trào tự cường ở nước Trịnh
[sửa] Những học giả có ảnh hưởng
- Khổng Tử (Confucius), triết gia, người sáng lập Khổng giáo.
- Lão Tử (Laozi hay Lao tse), người sáng lập Đạo giáo
- Mặc tử (墨子) ("Mozi", "Motse", "Mocius", hay "Micius" đối với các học giả phương Tây), người sáng lập Đạo Mặc
[sửa] Các nhà sử học
- Khổng Tử, tác giả bộ sử Kinh Xuân Thu
[sửa] Các kỹ sư
- Mặc Tử (墨子)
- Lỗ Ban (鲁班)
[sửa] Nhà luyện vũ khí
- Âu Dã Tử 歐冶子, có nghĩa Âu người luyện vũ khí và là thầy của hai vợ chồng Can Tương và Mạc Tà
[sửa] Nhà buôn và thương mại cá nhân
- Huyền Cao, nhà buôn nước Trịnh
- Phạm Lãi
[sửa] Các tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội và các tác gia
- Ngũ Tử Tư, hay Ngũ Viên, người giúp nước Ngô đánh phá nước Sở, đưa nước Ngô lên hàng Bá chủ
- Tôn Tử, hay Tôn Vũ, tác giả Tôn tử binh pháp
- Tư Mã Nhương Thư, hay Điền Nhương Thư, tác giả bộ Tư Mã Nhương Thư binh pháp.
[sửa] Các thích khách
- Tào Mạt, tướng nước Lỗ, không hành thích mà chỉ giơ gươm doạ Tề Hoàn công, buộc Hoàn công trả lại đất đã chiếm cho nước Lỗ. Tuy Tào Mạt không sát thương vua Tề nhưng Sử ký cũng liệt ông vào hàng thích khách.
- Chuyên Chư, được Công tử Quang nước Ngô cử đi ám sát Ngô vương Liêu, tạo điều kiện để Công tử Quang lên là Ngô vương Hạp Lư.
- Yêu Ly (Yao Li), được Hạp Lư cử đi giết Khánh Kỵ, con của Ngô vương Liêu.
- Dự Nhượng, môn khách của Trí Bá, nhiều lần mưu sát không thành Triệu Tương Tử để trả thù cho Trí Bá.
Xem thêm: Bách gia chư tử (諸子百家)
[sửa] Các sự kiện chính
770 TCN – các quý tộc nhà Chu ủng hộ Chu Bình Vương (周平王) lên làm vua mới nhà Chu. Bình vương dời đô đến Lạc Ấp (雒邑). Giai đoạn Đông Chu hay Xuân Thu bắt đầu. Bình vương phong cho con của nhà quý tộc Doanh Kỳ (贏其) làm chủ thêm vùng tây bắc của nhà Chu (đất Phong và đất Kỳ). Ông được gọi là Tần Tương Công (秦襄公). Nước Tần (秦) từ đó trở thành nước lớn.
763 TCN - Trịnh Trang Công (鄭莊公) sáp nhập và tiêu diệt vương quốc rợ Hồ (Hồ Quốc) (胡國). Ông tin cậy vào vị quan nổi tiếng của mình là Sái Trọng (祭仲).
750 TCN - Tấn Văn hầu (晉文侯) Cơ Cừu (姬仇) sáp nhập và tiêu diệt vương quốc Dư Thần Chu (余臣周)
704 TCN - Lãnh chúa nước Sở (楚) Mễ Hùng Thông (羋熊通), lợi dụng sự yếu kém của vua Chu để thoát khỏi sự ràng buộc như một chư hầu của nhà Chu và tự phong mình làm vua. Ông tuyên bố lập ra nước Sở (楚國) và tự gọi là Sở Vũ Vương (楚武王).
701 TCN - Trịnh Trang Công (鄭莊公) chết. Con ông là Cơ Hốt (姬忽) kế vị và được gọi là Trịnh Chiêu Công (鄭昭公). Vì công chúa Ung Thị (雍氏) nước Tống (宋國) lấy Trịnh Trang Công và có một con trai tên là Cơ Đột (姬突), vua Tống nghĩ rằng ông có thể mở rộng ảnh hưởng của mình tới Trịnh bằng cách giúp đưa lên ngôi một vị vua mới có quan hệ với nước Tống. Sái Trọng (祭仲), người được kính trọng và có ảnh hưởng ở Trịnh, đã bị Tống lừa bắt và buộc phải ủng hộ Công tử Đột lên làm người kế vị ngôi báu nước Trịnh. Trịnh Chiêu Công bị giáng tước và phải chạy trốn. Công tử Đột lên nối ngôi và được gọi là Trịnh Lệ Công (鄭厲公).
694 TCN - Tề Tương Công (齊襄公) Khương Chư Nhi (姜諸兒) tập hợp chư hầu ở Thủ Chỉ (首止) và ám sát Lỗ Hoàn Công (魯桓公). 686 TCN - Tề Tương Công (齊襄公) bị ám sát. Khương Vô Tri (姜無知) trở thành người kế vị nước Tề.
685 TCN – Vua Tề Khương Vô Tri (姜無知) bị ám sát. Khương Tiểu Bạch (姜小白) trở thành người nối ngôi và trở thành Tề Hoàn Công (齊桓公) nổi tiếng.
684 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) đưa Quản Trọng (管仲) lên làm Tướng (相), hay tể tướng.
681 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) và Lỗ Trang Công (魯莊公) Cơ Đồng (姬同) gặp mặt và thương lượng ở đất Kha (柯).
679 TCN Tề Hoàn Công (齊桓公) mời và tập hợp tất cả các chư hầu ở Trung Nguyên vào liên minh của mình và bắt đầu trở thành vị Bá chủ chư hầu huyền thoại. Cùng năm đó, vị chư hầu ở Khúc Ốc (曲沃) nước Tấn (晉), Cơ Đại (姬代), giết vua nước Tấn, Cơ Mẫn (姬湣). Cơ Đại đút lót cho Chu Ly Vương (周釐王), Cơ Hồ (姬胡), và được triều đình hoàng gia chính thức chỉ định làm vua mới ở nước Tấn. Ông được gọi là Tấn Vũ Công (晉武公). 668 TCN Tấn Hiến Công (晉獻公), người kế tục Tấn Vũ Công (晉武公), dời thủ đô của Tấn đến Giáng (絳).
667 TCN Chu Huệ Vương (周惠王), Cơ Lang (姬閬), trao tước Bá (霸), cho Tề Hoàn Công (齊桓公). Ông tiếp tục lãnh đạo liên minh các chư hầu để phục vụ và bảo vệ Vương quốc Chu.
660 TCN Tần Thành Công (秦成公) chết. Doanh Nhâm Hảo (嬴任好) trở thành lãnh chúa mới ở Tần và được gọi là Tần Mục Công (秦穆公). 656 TCN Vì nước Thái (蔡) quyết định nộp cống cho nhà Chu thay vì liên minh với Tề (齊), (Tề Hoàn Công (齊桓公) dẫn quân liên minh chư hầu vào Thái. Thái mất nước và liên minh lại dự định tấn công nước Sở. Dưới chiến lược khôn khéo của tể tướng Quản Trọng nước Tề (管仲), Sở buộc phải thề liên minh với Tề. Tề Hoàn Công chiến thắng trở về và lại tổ chức một cuộc gặp chư hầu ở Quỳ Khâu (葵丘).
651 TCN Tấn hiến Công (晉獻公) chết. Một trong những người con của ông tên là Cơ Hề Tề (姬奚齊), con của một trong những bà vợ của ông là Ly Cơ (驢姬), nối ngôi. Một vị quan nước Tề, Lý Khắc (里克), ám sát ông ngay sau đó. Lý Khắc tự sát. Cơ Trác Tử (姬卓子) trở thành vua mới mới của Tấn nhưng cũng lại bị ám sát. Tề Hoàn Công dẫn quân liên minh chư hầu của mình vào nước Tấn và muốn ngăn chặn cuộc chém giết. Tuy nhiên, ông đã tới muộn, vì Tần Mục Công (秦穆公) đã làm việc đó bằng cách đưa một người mới lên ngôi ở Tấn với đội quân do vị tướng của ông là Bách Lý Hề (百里奚) chỉ huy. Vị công tử này là Cơ Di Ngô (姬夷吾), và sau khi lên ngôi đã lấy hiệu là Tấn Huệ Công (晉惠公). Cùng năm đó, Tống Hoàn Công (宋桓公) chết. Con ông là Tử Tư Phủ (子茲甫) nối vị và được gọi là Tống Tương Công (宋襄公).
643 TCN (Tề Hoàn Công (齊桓公) chết. Trong những năm cuối đời, sau cái chết của tể tướng Quản Trọng (管仲), Tề Hoàn Công đã sử dụng những kẻ bất tài vào những vị trí cao trong triều. Và kết quả là những kẻ đó nắm lấy quyền lực quốc gia khi ông sắp chết bằng cách giết hại các vị quan trung thành và tài giỏi trong triều. Tề Hoàn Công dự định đưa con út nối ngôi. Tuy nhiên, những kẻ nắm quyền đã thay đổi ý định của ông và đưa con cả của ông là Khương Vô Khuy (姜無虧), lên nối ngôi. 642 B.C.E Khương Vô Khuy (姜無虧), người nối ngôi Tề Hoàn Công (齊桓公), bị giết. Khương Chiêu (姜昭) trở thành vua mới và được gọi là Tề Hiếu Công (齊孝公).
641 TCN Sau cái chết của Tề Hoàn Công (齊桓公), không ai thực sự nắm quyền làm bá, và cơ hội lại dành cho tất cả moi người. Tống Tương Công (宋襄公) tuyên bố thành lập liên minh chư hầu mới trong một nỗ lực để lên làm Bá chư hầu. Tuy nhiên nước Tống không mạnh và rộng lớn như Tề và Tống Tương Công cũng không tài giỏi như Tề Hoàn Công. Hơn nữa, Tề Hoàn Công có sự giúp đỡ của Quản Trọng (管仲) người điều hành đất nước tới vị trí là chư hầu mạnh nhất và thành công nhất trong giai đoạn Xuân Thu.
Để bắt đầu thời cai trị của mình, Tống Tương Công bắt vua nước Đằng và giết vua nước Tắng mà không có lý do cụ thể. Lưu ý rằng đây là một sai lầm lớn chứ không phải là một dấu hiệu của quyền lực bởi vị một vị Bá phải nhân đức, mạnh mẽ, ủng hộ vua nhà Chu, và là người đáng kính. Mọi hành động của vị Bá chủ phải đúng đắn và quả cảm như những hành động của Tề Hoàn Công.