Nhà Liêu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Trung Quốc | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
CỔ ĐẠI | ||||||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||||||
Nhà Hạ 2205–1767 TCN | ||||||||||
Nhà Thương 1766–1122 TCN | ||||||||||
Nhà Chu 1122–256 TCN | ||||||||||
Nhà Tây Chu | ||||||||||
Nhà Đông Chu | ||||||||||
Xuân Thu | ||||||||||
Chiến Quốc | ||||||||||
ĐẾ QUỐC | ||||||||||
Nhà Tần 221 TCN –206 TCN | ||||||||||
Nhà Hán 206 TCN–220 CN | ||||||||||
Nhà Tây Hán | ||||||||||
Nhà Tân | ||||||||||
Nhà Đông Hán | ||||||||||
Tam Quốc 220–280 | ||||||||||
Ngụy, Thục & Ngô | ||||||||||
Nhà Tấn 265–420 | ||||||||||
Nhà Tây Tấn | ||||||||||
Nhà Đông Tấn | Ngũ Hồ thập lục quốc 304–439 |
|||||||||
Nam Bắc Triều 420–589 | ||||||||||
Nhà Tùy 581–619 | ||||||||||
Nhà Đường 618–907 | ||||||||||
(Nhà Vũ Chu 690–705) | ||||||||||
Ngũ Đại Thập Quốc 907–960 |
Nhà Liêu 907–1125 | |||||||||
Nhà Tống 960–1279 | ||||||||||
Nhà Bắc Tống | Nhà Tây Hạ | |||||||||
Nhà Nam Tống | Nhà Kim | |||||||||
Nhà Nguyên 1271–1368 | ||||||||||
Nhà Minh 1368–1644 | ||||||||||
Nhà Thanh 1644–1911 | ||||||||||
HIỆN ĐẠI | ||||||||||
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949 | ||||||||||
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1949–ngày nay |
Trung Hoa Dân Quốc |
|||||||||
Triều đại Trung Quốc Lịch sử quân sự Trung Quốc |
||||||||||
Nhà Liêu (Hoa phồn thể: 遼朝 Hoa giản thể: 辽朝 pinyin: Liáo Cháo), 907-1125, đôi khi còn được biết đến như là Vương quốc hay Đế chế của người Khiết Đan gốc Mông Cổ, do dòng họ Da Luật (耶律 Yēlǜ) thành lập trong những năm cuối của nhà Đường, mặc dù Da Luật A Bảo Cơ không công bố niên hiệu cho đến tận năm 916. Người chính thức bắt đầu đế chế Khiết Đan, hoàng đế Da Luật Đức Quang chính thức đặt tên là Đại Liêu hay nhà Liêu vào năm 937 (theo Biên niên sử Trung Quốc).
Tên gọi của đế chế là Khiết Đan trong các khoảng thời gian từ năm 907 (khi lập quốc) đến năm 937 (947? (theo en:Liao Dynasty) cũng như từ năm 983 đến năm 1066.
Nhà Liêu bị nhà Kim thôn tính năm 1125. Tuy nhiên, con cháu của nhà Liêu do Da Luật Đại Thạch (耶律大石 pinyin: Yēlǜ Dàshí, Wade-Giles: Yeh-lü Ta-Shih) dẫn đầu đã chạy về phía tây để thành lập nhà Tây Liêu 1125-1220, còn được gọi là hãn quốc Kara-Khiết Đan, nhà nước này tồn tại cho đến khi kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tràn xuống.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Da Luật A Bảo Cơ người Khiết Đan (trị vì từ 907 đến 926) tấn công các bộ tộc người Mông Cổ ở phía Tây (trên cao nguyên Mông Cổ) và tiêu diệt nhà nước Bột Hải ở phía Đông lập nên một đế quốc rộng lớn trải rộng từ Mãn Châu tới phần Đông của cao nguyên Mông Cổ.
Vua tiếp theo của nhà Liêu chính là Da Luật Đức Quang đã buộc nhà Hậu Tấn thời Ngũ Đại ở trung nguyên phải nhường cho 16 châu vùng Yên Vân, mở rộng bờ cõi Đại Liêu đến tận gần Bắc Kinh ngày nay.
Nhà Tống thời Tống Thái Tông đã tiến hành các hoạt động quân sự mưu lấy lại được vùng 16 châu Yên Vân nhưng không thành công, dù nhà Liêu lúc ấy do nội bộ mất ổn định, nên không thể chiến tranh tổng lực với nhà Tống được. Đến đời vua thứ 6 của nhà Liêu, những cuộc chiến nội bộ được dẹp yên, chế độ tập quyền trung ương được củng cố. Năm 1004, nhà Liêu lại tiếp tục chiến tranh với nhà Tống, dẫn tới một hòa ước Liêu Tống kết nghĩa huynh đệ (Tống làm huynh, Liêu làm đệ), song hàng năm Tống đều phải đem vàng bạc cho Liêu. Thời kỳ hòa bình kéo dài trên 100 năm.
Nhờ có nguồn tài chính từ Tống tới, kinh tế của Liêu mạnh lên đáng kể và có nguồn lực sung túc để tiến hành chiến tranh khuất phục Tây Hạ, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở Bắc Á. Mặt khác, cũng nhờ tài chính sung túc, văn hóa của Liêu phát triển và tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa của Tống. Song cùng với đó, tinh thần thượng võ của giới quý tộc nước Liêu bắt đầu suy yếu. Sự bóc lột hà khắc đối với các bộ tộc người Nữ Chân làm sự bất mạn của họ ngày một tăng.
Người Nữ Chân dần dần mạnh lên. Năm 1115, người Nữ Chân thành lập quốc gia riêng, đó là nhà Kim, và bắt đầu chiến đấu chống lại Liêu. Liêu cử quân đội đi trấn áp, song bị thất bại nặng nề và bắt đầu suy yếu. Nhà Kim lại liên minh với nhà Tống cùng đánh Liêu; đến năm 1125 thì Liêu sụp đổ. Một bộ phận người Khiết Đan chạy tới Trung Á và thành lập nhà nước mới, gọi là Tây Liêu.
[sửa] Các vua nhà Liêu 907-1125
Miếu hiệu (廟號) |
Thuỵ hiệu (諡號) |
Tên | Thời gian cai trị | Niên hiệu (年號) |
---|---|---|---|---|
Chuyển đổi: "Liêu" + miếu hiệu, ngoại trừ Liêu Thiên Tộ đế chỉ được nhắc đến là "Liêu" + đế hiệu | ||||
Thái Tổ (太祖 Tàizǔ) |
Đại Thánh Đại Minh Thần Liệt Thiên Hoàng Đế (大聖大明神烈天皇帝) | Da Luật A Bảo Cơ (耶律阿保機 Yēlǜ Ābǎojī) | 907-926 | Thần Sách (神冊 Shéncè) 916-922 Thiên Tán (天贊 Tiānzàn) 922-926 |
Thái Tông (太宗 Tàizōng) |
Giáo Vũ Huệ Văn Hoàng Đế(孝武惠文皇帝) | Da Luật Đức Quang (耶律德光 Yēlǜ Déguāng) | 926-947 | Thiên Hiển (天顯 Tiānxiǎn) 927-938 Hội Đồng (會同 Huìtóng) 938-947 |
Thế Tông (世宗 Shìzōng) |
Da Luật Nguyễn (耶律阮 Yēlǜ Ruǎn) | 947-951 | Thiên Lộc (天祿 Tiānlù) 947-951 |
|
Mục Tông (穆宗 Mùzōng) |
Giáo An Kính Chính Hoàng Đế(孝安敬正皇帝) | Da Luật Cảnh (耶律璟 Yēlǜ Jǐng) | 951-969 | Ứng Lịch (應曆 Yìnglì) 951-969 |
Cảnh Tông (景宗 Jǐngzōng) |
Giáo Thành Khang Tịnh Hoàng Đế(孝成康靖皇帝) | Da Luật Hiền (耶律賢 Yēlǜ Xián) | 969-982 | Bảo Ninh (保寧 Bǎoníng) 969-979 Càn Hanh (乾亨 Qiánhēng) 979-982 |
Thánh Tông (聖宗 Shèngzōng) |
Văn Võ Đại Giáo Tuyên Hoàng Đế(文武大孝宣皇帝) | Da Luật Long Tự (耶律隆緒 Yēlǜ Lóngxù) | 982-1031 | Càn Hanh (乾亨 Qiánhēng) 982 Thống Hòa (統和 Tǒnghé) 983-1012 |
Hưng Tông (興宗 Xīngzōng) |
Thần Thánh Giáo Chương Hoàng Đế(神聖孝章皇帝) | Da Luật Tông Chân (耶律宗真 Yēlǜ Zōngzhēn) | 1031-1055 | Cảnh Phúc (景福 Jǐngfú) 1031-1032 Trùng Hi (重熙 Chóngxī) 1032-1055 |
Đạo Tông (道宗 Dàozōng) |
Giáo Văn Hoàng Đế(孝文皇帝) | Da Luật Hồng Cơ (耶律洪基 Yēlǜ Hóngjī) | 1055-1101 | Thanh Ninh (清寧 Qīngníng) 1055-1064 Hàm Ung (咸雍 Xiányōng) 1065-1074 |
Không tồn tại | Thiên Tộ Đế (天祚帝 Tiānzuòdì) |
Da Luật Diên Hi (耶律延禧 Yēlǜ Yánxǐ) | 1101-1125 | Càn Thống (乾統 Qiántǒng) 1101-1110 Thiên Khánh (天慶 Tiānqìng) 1111-1120 |
[sửa] Phiên âm họ vua Liêu
Cách viết họ của dòng họ này là Da Luật là theo phiên âm từ cách gọi của người Trung Hoa. Tuy nhiên, hiện nay trong đại đa số các sách vở của Việt Nam đều ghi là Gia Luật.
[sửa] Xem thêm
- Lịch sử Trung Quốc
- Tước hiệu Trung Quốc
- Nhà Tống
- Ngũ Đại Thập Quốc
- Nhà Đường
- Nhà Kim
- Tây Liêu
- Người Khiết Đan
- Người Nữ Chân
- Người Mông Cổ