See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Nhà Tấn – Wikipedia tiếng Việt

Nhà Tấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc
CỔ ĐẠI
Tam Hoàng Ngũ Đế
Nhà Hạ 2205–1767 TCN
Nhà Thương 1766–1122 TCN
Nhà Chu 1122–256 TCN
  Nhà Tây Chu
  Nhà Đông Chu
    Xuân Thu
    Chiến Quốc
ĐẾ QUỐC
Nhà Tần 221 TCN –206 TCN
Nhà Hán 206 TCN–220 CN
  Nhà Tây Hán
  Nhà Tân
  Nhà Đông Hán
Tam Quốc 220–280
  Ngụy, Thục & Ngô
Nhà Tấn 265–420
  Nhà Tây Tấn
  Nhà Đông Tấn Ngũ Hồ thập lục quốc
304–439
Nam Bắc Triều 420–589
Nhà Tùy 581–619
Nhà Đường 618–907
  (Nhà Vũ Chu 690–705)
Ngũ Đại Thập Quốc
907–960
Nhà Liêu 907–1125
Nhà Tống 960–1279
  Nhà Bắc Tống Nhà Tây Hạ
  Nhà Nam Tống Nhà Kim
Nhà Nguyên 1271–1368
Nhà Minh 1368–1644
Nhà Thanh 1644–1911
HIỆN ĐẠI
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa

1949–ngày nay

Trung Hoa Dân Quốc
(tại Đài Loan)
1945-ngày nay

Triều đại Trung Quốc
Lịch sử quân sự Trung Quốc
Hộp này: xem  thảo luận  sửa


Nhà Tấn (phồn thể: 晉朝; giản thể: 晋朝; bính âm: jìn cháo; 265–420), là một trong sáu triều đại tiếp sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triềuTrung Quốc. Triều đình này do họ Tư Mã (司馬; pinyin: Sīmǎ) thành lập.

Mục lục

[sửa] Tây Tấn (265-316)

[sửa] Thống nhất Trung Hoa

Xem thêm: Tam Quốc

Nhà Tây Tấn bắt đầu hình thành quyền lực từ Tư Mã Ý, đại thần nhà Ngụy thời Tam Quốc. Từ sau khi Tào Duệ mất(239), vua nhỏ Tào Phương không có thực quyền, cha con Tư Mã Ý trở thành quyền thần.

Năm 251, Tư Mã Ý chết, hai con là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu thay nhau nắm quyền. Ngay năm sau, Tư Mã Sư phế vua Nguỵ Tào Phương, lập Tào Mao. Sư chết, Tư Mã Chiêu một mình nắm quyền. Năm 260, Tào Mao muốn trừ khử Chiêu, bị Chiêu ra tay giết và lập Tào Hoán lên thay, tức là Nguỵ Nguyên Đế.

Sẵn có tiềm lực cả về kinh tế, dân số, về mặt quân sự, họ Tư Mã nắm quyền nước Ngụy là mạnh nhất trong số ba nước. Nước ThụcNgô có dân cư thưa thớt hơn và ít của cải hơn, do đó dần dần bị nước Nguỵ lấn át.

Sau nhiều năm vừa trấn áp sự chống đối của những người trung thành với nhà Nguỵ để củng cố quyền lực, vừa chống trả thành công những cuộc xâm lấn của Ngô và Thục, họ Tư Mã quyết định đánh Thục khi nước này đã suy yếu và nội bộ mất đoàn kết.

Năm 263, Nguỵ đánh Thục và nhanh chóng tiêu diệt chiếm Thục (đầu năm 264), vua Thục là Lưu Thiện đầu hàng.

Năm 264, Tư Mã Chiêu chết. Con cả của Chiêu là Tư Mã Viêm lên thay. Tư Mã Viêm phế truất Tào Hoán xưng đế, lập ra nhà Tấn, tức là vua Tấn Vũ Đế (265-290). Tư Mã Ý được truy tôn làm Tuyên Đế, Tư Mã Sư làm Cảnh đế, Tư Mã Chiêu làm Văn Đế.

Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô, bắt vua Ngô là Tôn Hạo. Trung Quốc lại được thống nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía nam đến hết An Nam (Việt Nam).

[sửa] Tấn Vũ Đế

Bình từ thời Tây Tấn với hình ảnh Phật giáo
Bình từ thời Tây Tấn với hình ảnh Phật giáo

Trước sự hùng mạnh của Tây Tấn, những sự cướp phá chống Trung Quốc của Hung Nô và những bộ tộc khác tạm dừng trong một thời gian. Và chính sách định cư các bộ tộc bên trong Trung Quốc đã có kết quả. Triển vọng về một nền hoà bình, thống nhất và thịnh vượng bắt đầu.

Năm 280, Tấn Vũ Đế bắt đầu thi hành chính sách mới. Quân đội được nghỉ ngơi, và các vũ khí kim lại bị đúc thành tiền. Nhưng cố gắng của Tấn Vũ Đế nhằm giải ngũ quân đội không có nhiều kết quả. Một số binh sỹ giải ngũ nhưng vẫn giữ vũ khí, các binh sỹ buôn bán vũ khí của họ với Hung Nô để đổi lấy đất, còn các hoàng thân ở vùng xa không chịu giải giáp hay giản tán quân đội của mình.

Vũ đế tìm cách quay lại thời kỳ vĩ đại của triều Hán, khi hoà bình và thịnh vượng có ở khắp đất nước và nhà Hán có được quyền lực trung ương mạnh. Tấn Vũ Đế đặt ra các cải cách nhằm mục đích kiềm chế quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn. Nhưng những cải cách đó không thành công. Ông chết năm 290 khi thế lực của các chư hầu, lãnh chúa lớn ở Trung Quốc vẫn có quân đội riêng.

[sửa] Bát vương chi loạn

Xem chi tiết: Loạn bát vương

Cùng với cái chết của Vũ đế, triều đình Tây Tấn lập tức xuống dốc. Một số đại thần từng khuyên Vũ Đế bỏ thái tử Tư Mã Trung lập người khác nhưng Vũ Đế không nghe vì nể thông gia nhà đại thần Giả Sung. Tư Mã Trung lấy con Giả Sung là Giả Nam Phong, được lên kế vị, tức là Tấn Huệ Đế, một hoàng đế đần độn. Sử chép lại một số câu chuyện về hoàng đế ngây ngô này. Khi nghe ếch kêu, Huệ Đế hỏi thị thần:

Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?

Lúc nghe tin dân bị đói, đến gạo cũng không còn để ăn, Huệ Đế lại buột miệng hỏi:

Dân không có gạo ăn, sao không ăn thịt?

Quyền hành rơi vào tay hoàng hậu Giả Nam Phong. Bà vốn đa nghi và bắt đầu bắt giữ và hành quyết bất kỳ ai mà bà cho là một mối đe doạ cho vị trí của mình, kể cả những kẻ đối lập bên trong hoàng gia. Trong vòng xoáy quyền lực đó, Giả hoàng hậu muốn tận dụng các thân vương trừ khử lẫn nhau để loại bớt người không ăn cánh nhưng rồi chính bà bị các hoàng thần trừ khử. Cuộc xung đột nổ ra giữa các hoàng thân nhà Tấn, sử gọi là "loạn tám vương" (Bát vương chi loạn)

Người cưỡi ngựa thời Tấn trên mặt bình
Người cưỡi ngựa thời Tấn trên mặt bình

Những cuộc thanh trừng, bắt bớ tại kinh đô xảy ra liên tục. Bên ngoài, các thân vương thi nhau dựng cờ “cần vương” nhưng thực chất để khuếch trương thế lực. Nhiều vương công và hàng vạn người bị giết. Hoàng hậu họ Giả không thể giết tất cả những kẻ đối nghịch với mình. Năm 300, một hoàng thân là Triệu vương Tư Mã Luân đã làm đảo chính, giết Giả Hoàng hậu và nhiều người khác, đồng thời ép vị vua nhu nhược phải nhường ngôi. Đến lượt các vương hầu khác khởi binh chống lại Tư Mã Luân và giết ông chỉ sau 3 tháng. Vị vua nhu nhược Tư Mã Trung lại được lập làm hoàng đế lần thứ hai. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa các vương hầu không hề kết thúc. Số lượng người chết vì cuộc chiến rất lớn. Thêm vào đó, hạn hán và nạn đói liên tiếp xảy ra. Chính phủ trung ương suy yếu và hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của các lãnh chúa địa phương. Chu kỳ bước qua giai đoạn thống nhất giờ lại bước vào giai đoạn tan rã.

Tám vị vương là tông thất nhà Tấn gây ra bạo loạn gồm có:

  1. Sở vương Tư Mã Vĩ (con thứ 5 của Tấn Vũ Đế)
  2. Nhữ Nam vương Tư Mã Lượng (con thứ 4 của Tư Mã Ý, vào hàng chú của Tấn Vũ Đế, ông của Tấn Huệ Đế)
  3. Triệu vương Tư Mã Luân (con thứ 9 của Tư Mã Ý, em Tư Mã Lượng): là người tham vọng nhất, từng phế Huệ Đế Tư Mã Trung để làm vua, nhưng bị các vương khác xúm lại đánh, buộc phải tự vẫn năm 301.
  4. Tề vương Tư Mã Quýnh (con Tư Mã Du - em Tấn Vũ Đế. Du từng được Tư Mã Chiêu cho làm con nuôi Tư Mã Sư)
  5. Thường Sơn vương (sau là Trường Sa vương) Tư Mã Nghĩa (cháu thứ 6 của Tấn Vũ Đế)
  6. Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (con thứ 16 của Tấn Vũ Đế)
  7. Hà Gian vương Tư Mã Ngung (cháu của Tư Mã Phu - em Tư Mã Ý)
  8. Đông Hải vương Tư Mã Việt (cháu của Tư Mã Ý)

[sửa] Diệt vong

Loạn tám vương làm nhà Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Hàng loạt tông thất có thế lực và tài năng bị giết, khiến hoàng tộc khủng hoảng nhân sự không có người phò trợ. Chiến tranh xảy ra khiến nhiều vùng bị tàn phá. Các bộ tộc ngoại vi thừa cơ xâm nhập và làm loạn Trung Hoa.

Do khủng hoảng nhân sự, các vị vương nhà Tấn phải dùng tới các tướng sĩ người “Hồ” và họ nhân đó phát triển thế lực. Một bộ tướng của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (tham chiến bát vương) là Lưu Uyên[1] đã lớn mạnh trong lúc các sứ quân họ Tư Mã giết hại lẫn nhau. Khi loạn bát vương chấm dứt, Tư Mã Dĩnh đã bị giết; trong 8 vương chỉ còn lại Đông Hải vương Tư Mã Việt nắm quyền trong triều.

Lưu Uyên phát triển thành cánh quân độc lập. Năm 304, Uyên xưng làm vua, lập ra nhà Hán, sử gọi là Hán Triệu. Uyên mang quân đánh chiếm đất nhà Tấn. Trước khi Lưu Uyên nổi dậy, Lý Đặc, Lý Hùng ở Tây Thục đã nổi lên chống Tấn từ năm 302, cát cứ Tây Xuyên mà nhà Tấn không còn khả năng quản lý. Tháng 11 năm 306, Huệ Đế Tư Mã Trung bị giết, Hoài Đế Tư Mã Xí được lập lên thay. Nhà Tấn không dẹp nổi sự làm loạn của các ngoại tộc người Hồ tràn lan khắp trung nguyên.

Năm 310, Lưu Uyên chết, con là Vũ Đế Lưu Thông lên thay. Năm 311, Thông tấn công kinh thành Lạc Dương, bắt sống Tấn Hoài Đế và nhiều triều thần nhà Tấn. Trong cuộc tấn công của Lưu Thông, quân Tấn thất bại nhanh chóng do không đủ mạnh và các sứ quân nhà Tấn đều chỉ nhân loạn lạc để phát triển cơ đồ riêng, không có bụng cứu vua. Vua Tấn bị bắt nhưng vẫn không ai lập vua thay để có chính lệnh điều khiển “thiên hạ” cứu vãn tình thế. Mãi tới năm 313, nghe tin Hoài đế bị Lưu Thông giết hại, một bộ phận triều thần lập Tư Mã Nghiệp lên nối ngôi ở Tràng An, tức là Tấn Mẫn Đế. Năm 316, Lưu Thông lại đánh chiếm Tràng An bắt sống Mẫn Đế. Tấn Mẫn Đế làm tù binh rồi bị Lưu Thông giết chết. Nhà Tây Tấn diệt vong.

[sửa] Đông Tấn (317-420)

Xem thêm: Ngũ Hồ thập lục quốc
Hình Phật thời Tấn trên mặt bình
Hình Phật thời Tấn trên mặt bình

Trong lúc ấy thân thuộc nhà Tấn bỏ chạy từ phía bắc về phía nam và tái lập nhà Tấn ở thành Kiến Khang, nằm ở phía đông nam Lạc Dương và Trường An, gần Nam Kinh ngày nay, dưới quyền Lang Nha Vương (琅邪王) Tư Mã Tuấn. Các họ lớn ở đó gồm có Chu 朱, Cam, Lữ, Cổ, Chu 周 ủng hộ Lang Nha Vương tự phong làm vua, tức là Nguyên Đế của triều Đông Tấn (東晉, 317-420) khi tin tức về việc Trường An thất thủ bay tới phương nam. Bởi vì các vị vua triều Đông Tấn thuộc dòng dõi Lang Nha vương, vốn là chi dưới trong họ Tư Mã, các nước Ngũ Hồ đối nghịch không công nhận tính chính thống của nó và lúc ấy họ gọi Tấn là "Lang Nha".

Chính quyền Đông Tấn quân phiệt và đầy mâu thuẫn tồn tại 104 năm. Trong thời kỳ đầu, chính lệnh ở miền bắc đã mất nhưng một số tướng lĩnh giữ thành phía bắc vẫn theo nhà Đông Tấn mà chống Ngũ Hồ như Lưu Côn, Lý Củ, Vương Tuấn. Trong khi đó ở miền nam, trong số các tướng lĩnh, một số người cũng muốn bắc phạt để dẹp loạn Ngũ Hồ (điển hình là Tổ Địch), nhưng vì nội bộ luôn chứa đựng mâu thuẫn nên không thể tiến hành chính sách bắc phạt trường kỳ, do các tướng lĩnh địa phương gây loạn, điển hình là hai cuộc nổi loạn Vương Đôn và Tô Tuấn. Do không có sự phối hợp đủ mạnh của miền nam, các thành phía bắc dần dần bị cô lập và cuối cùng bị quân Ngũ Hồ đánh chiếm. Có mấy lần Đông Tấn có cơ hội bắc phạt tốt, như lúc Hán Triệu bị quyền thần Lặc Chuẩn tiêu diệt (319) hay nhà Hậu Triệu bị Nhiễm Mẫn tàn phá (350) nhưng vì nội bộ lục đục nên Đông Tấn không thể làm cuộc "trung hưng".

Các đại thần họ Vương, họ Tạ có thế lực lớn ở Giang Nam. Từ khoảng năm 340, quyền hành trong triều Đông Tấn rơi vào tay Hoàn Ôn. Quyền thần Hoàn Ôn chết năm 373 trước khi ông định đoạt ngôi báu. Sau đó Tạ An lên làm thừa tướng, tỏ ra là người ôn hòa hơn.

Sau trận đó, nhân khi miền bắc loạn lạc, Đông Tấn tiếp tục mở chiến dịch bắc tiến nhưng thành quả không cao, chỉ giành lại được ít đất đai Giang Bắc, không đuổi được Ngũ Hồ ra khỏi trung nguyên. Trận Phì Thuỷ năm 383 trở thành một thắng lợi lớn nhất của nhà Đông Tấn (đồng thời là trận đánh lớn nhất thời Ngũ Hồ, nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc) trong một giai đoạn hợp tác ngắn ngủi của Hoàn Trùng, anh của Hoàn Ôn và tể tướng Tạ An.

Chú cháu Tạ An, Tạ Huyền mất đi, Hoàn Huyền, con trai của Hoàn Ôn nổi lên nắm quyền trong triều và chiếm ngôi nhà Tấn, đổi thành nhà Sở (404). Ông bị Lưu Ngu lật đổ, người đã ra lệnh bóp nghẹt sự phục hồi muộn màng của Tấn An Đế. Vị vua cuối cùng và là em của Tấn An Đế, Tấn Cung Đế, được đưa lên ngôi năm 419.

Trong lúc ấy miền bắc Trung Quốc do 16 nước gọi là Thập lục quốc cai trị. Phần lớn nước trong số đó do Ngũ Hồ thành lập, chỉ có 3 nước (Tiền Lương, Tây Lương, Bắc Yên) do tộc Hán, lập nên.

Dù có loạn lạc, triều đình Đông Tấn vẫn cố gắng mở nhiều cuộc tấn công lên phía bắc để đoạt lại đất đai mất về tay Ngũ Hồ, tuy không thành công lớn nhưng cũng ít nhiều thu được thắng lợi. Các cuộc "bắc phạt" đã tiêu diệt được một số nước Ngũ Hồ đều do các quyền thần thực hiện để phát triển thế lực. Năm 347, đại tướng Hoàn Ôn diệt nước Thành Hán ở Tây Thục; năm 410, quyền thần Lưu Dụ diệt nước Nam Yên, năm 417 Lưu Dụ diệt nước Hậu Tần. Tuy nhiên, nhà Tấn vẫn không chiếm lại được miền bắc.

Uy thế của Lưu Dụ ngày càng lớn. Năm 420, Dụ phế vua Đông Tấn Cung Đế đoạt ngôi, lập ra nhà Tống, sử gọi là Lưu Tống. Nhà Tấn chấm dứt và bắt đầu thời kỳ Nam Bắc Triều (420-589)

[sửa] Các vua nhà Tấn

Miếu hiệu Họ và tên Thời gian cai trị Niên hiệu
Quy ước: "Tấn" + miếu hiệu + "Đế"
Nhà Tây Tấn 265-316
Tư Mã Viêm 265-290
Huệ Tư Mã Trung 290-307
không Tư Mã Luân 301
Hoài Tư Mã Sí 307-311
  • Vĩnh Gia 307-313
Mẫn Tư Mã Nghiệp 313-316
  • Kiến Hưng 313-317
Nhà Đông Tấn 317-420
Nguyên Tư Mã Tuấn (Duệ) 317-323
  • Kiến Vũ 317-318
  • Đại Hưng 318-322
  • Vĩnh Xương 322-323
Minh Tư Mã Thiệu 323-325
  • Thái Ninh 323-326
Thành Tư Mã Diễn 325-342
  • Hàm Hoà 326-335
  • Hàm Khang 335-342
Khang Tư Mã Nhạc 342-344
  • Kiến Nguyên 343-344
Mục Tư Mã Đam 344-361
  • Vĩnh Hoà 345-357
  • Thăng Bình 357-361
Ai Tư Mã Phi 361-365
  • Long Hoà 362-363
  • Hưng Ninh 363-365
Phế Tư Mã Dịch 365-372 *Thái Hoà 365-372
Giản Văn Tư Mã Dục 372
  • Hàm Nguyên 372-373
Hiếu Vũ Tư Mã Diệu 372-396
  • Ninh Khang 373-375
  • Thái Nguyên 376-396
An Tư Mã Đức Tông 396-419
  • Long An 397-402
  • Nguyên Hưng 402-405
  • Nghĩa Hi 405-419
Cung Tư Mã Đức Văn 419-420
  • Nguyên Hi 419-420

[sửa] Các sự kiện chính

[sửa] Các danh tướng nhà Tấn

[sửa] Chú thích

  1. ^ Vốn có tên là Lưu Bang, nhưng vì trùng tên với Hán Cao Tổ nên sử gọi bằng tên tự là Uyên

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -