Đông Ngô
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử Trung Quốc | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
CỔ ĐẠI | ||||||||||
Tam Hoàng Ngũ Đế | ||||||||||
Nhà Hạ 2205–1767 TCN | ||||||||||
Nhà Thương 1766–1122 TCN | ||||||||||
Nhà Chu 1122–256 TCN | ||||||||||
Nhà Tây Chu | ||||||||||
Nhà Đông Chu | ||||||||||
Xuân Thu | ||||||||||
Chiến Quốc | ||||||||||
ĐẾ QUỐC | ||||||||||
Nhà Tần 221 TCN –206 TCN | ||||||||||
Nhà Hán 206 TCN–220 CN | ||||||||||
Nhà Tây Hán | ||||||||||
Nhà Tân | ||||||||||
Nhà Đông Hán | ||||||||||
Tam Quốc 220–280 | ||||||||||
Ngụy, Thục & Ngô | ||||||||||
Nhà Tấn 265–420 | ||||||||||
Nhà Tây Tấn | ||||||||||
Nhà Đông Tấn | Ngũ Hồ thập lục quốc 304–439 |
|||||||||
Nam Bắc Triều 420–589 | ||||||||||
Nhà Tùy 581–619 | ||||||||||
Nhà Đường 618–907 | ||||||||||
(Nhà Vũ Chu 690–705) | ||||||||||
Ngũ Đại Thập Quốc 907–960 |
Nhà Liêu 907–1125 | |||||||||
Nhà Tống 960–1279 | ||||||||||
Nhà Bắc Tống | Nhà Tây Hạ | |||||||||
Nhà Nam Tống | Nhà Kim | |||||||||
Nhà Nguyên 1271–1368 | ||||||||||
Nhà Minh 1368–1644 | ||||||||||
Nhà Thanh 1644–1911 | ||||||||||
HIỆN ĐẠI | ||||||||||
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949 | ||||||||||
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1949–ngày nay |
Trung Hoa Dân Quốc |
|||||||||
Triều đại Trung Quốc Lịch sử quân sự Trung Quốc |
||||||||||
Đông Ngô là một trong 3 quốc gia thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc được hình thành vào cuối thời nhà Hán. Người đặt nền móng đầu tiên cho nhà Đông Ngô là Tôn Kiên.
Mục lục |
[sửa] Thành lập
Sau khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, xưng đế ở Lạc Dương lập ra nhà Nguỵ (220), Lưu Bị xưng đế ở Tứ Xuyên để kế tục nhà Hán và Tôn Quyền (con Tôn Kiên) cũng xưng đế tại Kiến Nghiệp (thuộc Nam Kinh ngày nay) vào năm 229.
[sửa] Lãnh thổ
Phần lớn miền bắc hoàn toàn thuộc nhà Ngụy, trong khi đó Thục chiếm miền tây nam và Ngô chiếm miền trung tâm phía nam và phía đông. Biên giới phía ngoài của ba quốc gia này bị giới hạn bởi ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Ví dụ, kiểm soát về chính trị của nhà Thục trên biên giới phía nam của mình bị giới hạn bởi các bộ lạc người Thái trong tỉnh Vân Nam và Myanma ngày nay, nhà Đông Ngô mặc dù đã kiểm soát miền bắc Việt Nam nhưng cũng bị giới hạn bởi vương quốc của người Champa ở phía cực nam.
[sửa] Cực thịnh
Thời gian cai trị kéo dài của Đại Đế Tôn Quyền (229-252) là khoảng thời gian cường thịnh nhất của quốc gia này. Việc di dân từ phía bắc và "bình định" các bộ lạc thiểu số Man Di đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh Chiết Đông và Giang Nam.
Thương mại với Thục phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của đồ tráng men và công nghệ luyện kim. Vận tải biển đã được hoàn thiện hơn để có thể đến được Mãn Châu và đảo Đài Loan. Về phía nam, các thương nhân Ngô đã đến Luy Lâu và Champa, Phù Nam). Với sự phát triển của kinh tế thì văn hóa, nghệ thuật cũng phát triển theo. Tại đồng bằng sông Dương Tử, những ảnh hưởng đầu tiên của Phật giáo đã xuất hiện ở phía nam Lạc Dương
[sửa] Suy yếu và diệt vong
Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, không có người kế tục xứng đáng, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Trong nước, quyền thần đánh nhau lục đục khiến nội bộ thêm suy yếu. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu tiến hành trước các cuộc nổi loạn ở khu vực Hoài Nam (lãnh thổ Nguỵ) đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô.
Sau khi Cảnh đế Tôn Hưu chết, Tôn Hạo lên thay lại là người tàn bạo độc ác khiến nhân tâm thêm chia lìa. Năm 269 Giương Hỗ, tướng nhà Tấn (nhà Tấn được Tư Mã Viêm thành lập sau khi tiêu diệt nhà Ngụy và Thục), bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm nước Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng giỏi cuối cùng của nhà Ngô chết, nước Ngô không còn tướng tài. Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279.
Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu dưới sự chỉ huy của các tướng Đỗ Dự, Vương Tuấn. Trước các cuộc tấn công mãnh liệt của quân Tấn, lực lượng nhà Ngô tan rã và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280, Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, kết thúc nhà Đông Ngô (229-280).
[sửa] Khởi đầu Lục triều
Sau khi Đông Ngô diệt vong 38 năm, tới năm 318 đến lượt nhà Tấn của con cháu Tư Mã Viêm phải chạy về Giang Nam lánh nạn Ngũ Hồ lấn chiếm phương Bắc, gọi là nhà Đông Tấn.
Sau đó liên tiếp 4 triều đại nữa là Lưu Tống, Nam Tề, Lương và Trần cùng cai trị Giang Nam, đều đóng đô ở Kiến Nghiệp, gọi là Nam Triều trong thời Nam Bắc Triều. Sử gọi các triều đại từ Đông Ngô đến Trần (229 - 589) ở Giang Nam là Lục triều và Đông Ngô chính là triều đại đầu tiên.