Quản Trọng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Được Bão Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.
Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách. Về mặt chính trị, ông tập trung hóa quyền lực và phân chia nước thành nhiều làng, mỗi làng tập trung vào một lĩnh vực thương mại riêng. Thay vì dựa vào giai cấp quý tộc để thu thuế như truyền thống trước kia, ông áp dụng tiền thuế trực tiếp tới mỗi đơn vị làng xã. Ông cũng phát triển một biện pháp lựa chọn người tài mới và có hiệu quả hơn. Dưới thời Quản Trọng, nước Tề chuyển từ chế độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp.
Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Ông đưa ra một biểu thuế thống nhất. Ông cũng sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyến khích sản xuất muối và sắt; các nhà sử học thường cho Quản Trọng là người đề xướng ra sự độc quyền nhà nước về hai mặt hàng này. Khi ông làm Tể tướng, nước Tề trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn Công được phong làm bá chủ chư hầu.
[sửa] Câu nói nổi tiếng
- Quản Trọng trong sách Quản tử xem tại đây có nói một câu sau này được Hồ Chí Minh dùng lại:
- "Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
- Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
- Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
- Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
- Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
- Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã"
Tạm dịch:
- "Kế một năm, chi bằng trồng lúa
- Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
- Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
- Trồng một, gặt một, ấy là lúa
- Trồng một, gặt mười, ấy là cây
- Trồng một, gặt trăm, ấy là người"
Về ý cuối này, xem thêm ý của Lã Bất Vi trong việc gả Triệu Cơ cho Tần Tử Sở.
- "Sinh ra ta ấy là cha mẹ, mà hiểu biết ta thì trong đời chỉ có một Bảo thúc-nha mà thôi"
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |