Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Human Rights Council) là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Tổ chức này được ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 sau khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thành lập một tổ chức nhân quyền mới, thay thế Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nghị quyết này được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Liên Hiệp Quốc, trừ Mỹ, Israel, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống và Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng. Việc thành lập Hội đồng Nhân quyền là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc; phản ứng lại sự thao túng của Mỹ đối với Uỷ ban Nhân quyền, phản ứng lại những hành động phi nhân quyền của Mỹ trong các nhà tù của Mỹ ở nước ngoài...
Ngày 19 tháng 6, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã họp phiên đầu tiên tại Genève (Thụy Sĩ) với sự tham gia của trên 100 quốc gia. Tại đây, ông Luis Alfonso de Alba (người Mexico) đã được bầu là Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền.
[sửa] Thành viên
47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền được bầu chọn vào ngày 9 tháng 5 năm 2006 gồm:
- Châu Phi: Algérie, Cameroon, Djibouti, Gabon, Ghana, Mali, Mauritius, Maroc, Nigeria, Sénégal, Nam Phi, Tunisia và Zambia.
- Châu Á: Bahrain, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Jordan, Malaysia, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Ả Rập Xê-út và Sri Lanka.
- Đông Âu: Azerbaijan, Séc, Ba Lan, Romania, Nga và Ukraina.
- Châu Mỹ La tinh và vùng Carribe: Argentina, Brasil, Cuba, Ecuador, Guatemala, Mexico, Peru và Uruguay.
- Tây Âu và các quốc gia khác: Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.