Nhân quyền
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.
Mọi con người được sinh ra đều bình đẳng và được tạo hóa ban cho một số quyền không thể tước bỏ, như quyền sống, quyền tự do, quyền nói, quyền ngôn luận, quyền làm giàu, quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình.
Theo quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này.
Các quyền không thể tước bỏ bao gồm các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra quyền tự do tín ngưỡng hay tự to báo chí cho dân chúng. Điều sửa đổi bổ sung đó nghiêm cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã phát biểu: “Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do”.
Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử Nhân quyền
[sửa] Thế giới cổ đại
Bộ luật cải cách, của Urukagina thành phố Lagash, được biết đến sớm nhất (khoảng năm 2350 TCN) đã nói đến những khái niệm về quyền ở mức độ nào đó, văn bản chính thức bộ luật đó của ông ta vẫn chưa được tìm thấy.
Bộ luật cổ nhất hiện còn ngày nay là Neo-Sumerian Luật Ur-Nammu (khoảng 2050 TCN). Một số bộ luật khác cũng được ban hành ở Mesopotamia, gồm cả Bộ luật Hammurabi (khoảng 1780 TCN) một trong những ví dụ điển hình nhất của loại tài liệu này. Nó có các luật, và hình phạt nếu những luật này bị vi phạm ở nhiều khía cạnh khác nhau, kể cả nữ quyền, quyền trẻ em, và quyền của nô lệ.
Lời tựa của những bộ luật này viện dẫn sự đồng ý thiêng liêng của Thần của người Mesopotamian. Xã hội thường xuất phát từ nguồn gốc của nhân quyền trong các tài liệu tôn giáo. Kinh Vệ đà, Kinh Thánh, Kinh Koran và sách văn tuyển Luận Ngữ của Khổng Tử cũng trong số những tài liệu ra đời sớm đã nêu ra những vấn đề về nghĩa vụ, quyền, và bổn phận của con người.
[sửa] Trụ Cyrus
Trụ Cyrus(hay Cyrus Cylinder) được cho là hiến chương đầu tiên của nhân quyền thế giới,[1][2][3] " ra đời trước hiến chương Magna Carta hơn một ngàn năm".[4] Một bản mẫu của trụ được Iran tặng cho Liên hiệp Quốc vào năm 1971.[5]
[sửa] Hiến chương Magna Carta
Hiến chương Magna Carta của người Anh lần đầu tiên được công bố năm 1215. Hiến chương này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thông luật (common law) và nhiều tài liệu liên quan đến hiến pháp như bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đặc biệt là Đạo luật Nhân quyền (Bill of Rights), và nó được xem là một trong những tài liệu pháp lý quan trọng nhất trong lịch sử dân chủ. Hiến chương này cũng sớm có ảnh hưởng lớn đến quá trình lịch sử dẫn đến hiến pháp hiện nay.
Hiến chương Magna Carta còn là một trong những tài liệu pháp lý đầu tiên tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân nước đó. Hiện nay, giá trị còn tồn tại lớn nhất của nó là luật bảo thân (habeas corpus - thân xác thuộc về người). Quyền này phát sinh từ các điều 36, 38, 39 và 40 của Hiến chương Magna Carta năm 1215. Nó cũng bao gồm due process of law (luật tôn trọng tất cả các quyền hợp pháp của công dân).
[sửa] Nhân quyền thời Cận đại
[sửa] 1800 đến Đệ nhất Thế chiến
[sửa] Giữa Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến
[sửa] Sau Đệ nhị Thế chiến
[sửa] Rights in War and the Geneva Conventions
[sửa] Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
[sửa] Các Hiệp ước Nhân quyền
[sửa] Các tổ chức Quốc tế
[sửa] Liên hiệp Quốc
Liên hiệp Quốc (LHQ) là cơ quan liên chính phủ đa phương duy nhất có quyền xét xử quốc tế được chấp nhận rộng rãi về pháp chế nhân quyền chung.[6] Tất cả các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc, và có rất nhiều các ủy ban ở trong LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau. Bộ phận có thâm niên nhất của LHQ về nhân quyền là Văn phòng Cao Ủy về Nhân Quyền. LHQ được quốc tế ủy thác về:
“ | ...thực hiện hợp tác quốc tế về giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nhân quyền, và về xúc tiến và khuyến khích việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho mọi người không phân biệt sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo. | ” |
[sửa] Hội đồng Nhân quyền
Hội đồng Nhân quyền LHQ, được thành lập ở Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005 (2005 World Summit) để thay thế Ủy ban Liên hiệp Quốc về Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights), có nhiệm vụ điều tra sự vi phạm nhân quyền [7]. Hội đồng Nhân quyền là một tổ chức trực thuộc Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc [8] và báo cáo trực tiếp với tổ chức này. Nó được xếp dưới Hội đồng Bảo an. Bốn mươi bảy quốc gia trên một trăm chín mươi mốt ghế thành viên trong Hội đồng được bầu thông qua hình thức bỏ hiếu kín theo nguyên tắc đa số tương đối (trên 50%) ở Đại Hội đồng. Các thành viên phục vụ tối đa sáu năm và có thể bị đình chỉ nếu vi phạm nhân quyền. Hội đồng này được đặt ở Geneva và họp một năm ba lần; trường hợp khẩn cấp có thể có thêm các cuộc họp bổ sung.[9]
Hội đồng này còn có các chuyên gia độc lập (báo cáo viên) để điều tra các vi phạm nhân quyền và báo cáo lại cho Hội đồng.
Hội đồng Nhân quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC.[10].
[sửa] Các tổ chức LHQ khác
[sửa] Hội Hồng Thập Tự Quốc tế
[sửa] Xem thêm
- Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
- Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (LHQ - Tiếng Việt)
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |