See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Người Do Thái – Wikipedia tiếng Việt

Người Do Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Do Thái
יְהוּדִים (Yehudim)
Albert Einstein • Maimonides • Golda Meir • Emma Lazarus
Dân số tổng cộng

Ước tính 13 triệu[1]

Các vùng đông dân
Israel      5.309.000[1]
Các nơi đông dân khác:
Hoa Kỳ 5.275.000[1]
Pháp 492.000[1]
Canada 373.000[1]
Anh Quốc 297.000[1]
Nga 228.000[1]
Argentina 184.000[1]
Đức 118.000[1]
Úc 103,000[1]
Brasil 96.000[1]
Ukraina 80.000[1]
Nam Phi 72.000[1]
Hungary 50.000[1]
Mexico 40.000[1]
Belarus 45.000[cần chú thích]
Bỉ 32.000[cần chú thích]
Thổ Nhĩ Kỳ 18.000–30.000[cần chú thích]
Hà Lan 18.000–30.000[cần chú thích]
Ý 30.000[cần chú thích]
Chile 21.000[cần chú thích]
Iran 11.000–35.000[cần chú thích]
Ethiopia 12.000–22.000[cần chú thích]
Azerbaijan 20.000[cần chú thích]
Uruguay 20.000[cần chú thích]
Tây Ban Nha 12.000-20.000[cần chú thích]
Thụy Điển 18.000[2]
Ngôn ngữ

Các ngôn ngữ Do Thái trong lịch sử:
tiếng Hebrew, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, v.v.
Ngôn ngữ tế lễ:
tiếng Hebrew và tiếng Aramaic
Ngôn ngữ nói chính:

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ nước sở tại trong cộng đồng Do Thái hải ngoại, đáng kể là tiếng Anh, tiếng Hebrew, tiếng Yiddish và tiếng Nga
Tôn giáo
Do Thái giáo
Các dân tộc liên quan
Ả Rập và các nhóm Semite

Một người Do Thái (tiếng Hebrew: יְהוּדִי, Yehudi (số ít), יְהוּדִים, Yehudim (số nhiều); tiếng Ladino: ג׳ודיו, Djudio (số ít), ג׳ודיוס, Djudios (số nhiều); tiếng Yiddish: ייִד, Yid (số ít), ייִדן, Yidn (số nhiều))[3] là một thành viên của dân tộc Do Thái, một nhóm người cùng tôn giáo xuất phát từ người Israelite hay là người Hebrew của vùng Trung đông cổ đại. Dân tộc và tôn giáo của Do Thái giáo, tôn giáo truyền thống của quốc gia Do Thái, liên hệ mật thiết với nhau, và những người chuyển sang Do Thái giáo cũng được tính vào người Do Thái trải qua nhiều thiên niên kỉ.

Người Do Thái đã chịu một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau, và dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Ngày nay, đa số các nguồn tin cậy đều đặt dân số Do Thái giữa 12 đến 14 triệu[1][4].

Mục lục

[sửa] Người Do Thái và đạo Do Thái

Bài chi tiết: Lịch sử Do Thái

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm  1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là thủ đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel.[5] Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười bộ lạc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Do Thái phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng Do Thái hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du lịch khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị chú ý nhất. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư được đối xử với sự nghi ngờ.

Giai đoạn Đền Thờ thứ nhất kết thúc vào khoảng 586 TCN khi những người Babylonian chinh phạt Vương quốc Judah và phá hủy Đền thờ Do Thái. Vào năm 538 TCN, sau 50 năm bị chiếm đóng bởi quân Babylonian, vua Ba TưCyrus Đại Đế cho phép người Do Thái quay trở về để xây dựng lại Jerusalem và đền thờ linh thiêng. Việc xây dựng Đền thờ thứ hai, được hoàn thành vào năm 516 TCN trong triều đại của vua Darius Đại Đế 70 năm sau khi Đền thờ Thứ nhất bị phá hủy.[6][7] Khi Alexander Đại Đế chinh phục Đế quốc Ba Tư, vùng đất Israel rơi vào quyền cai trị của người Hy Lạp cổ (Hellenistic Greek), cuối cùng lại mất vào tay triều đại Ptolemaic rồi lại mất vào tay Đế quốc Seleucid. Người Seleucid cố gắng cải tạo lại Jerusalem khi một polis theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maccabean thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông ta chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmonean năm 152 TCN với Jerusalem một lần nữa là thủ đô của vương quốc.[8] Vương quốc Hasmonean kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ dựng lên Herod như là một vua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị đánh bại bởi người Do Thái trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kochba năm 135 CE đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã. Kể từ đó, những người Do Thái đã sống trên mọi đất nước của thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông mở rộng, trải qua nhiều sự ngược đãi, đàn áp, nghèo đói, và ngay cả diệt chủng (xem: chủ nghĩa bài Do Thái, Holocaust), với thỉnh thoảng một vài giai đoạn phát triển hưng thịnh về văn hóa, kinh tế, và tài sản cá nhân ở nhiều nơi khác nhau (chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan và Hoa Kỳ).

Cho đến cuối thế kỉ thứ 18, từ Do Tháiđi theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với đi theo đạo Do Thái.

Tên Hebrew "Yehudi" (số nhiều Yehudim) nguyên thủy được dùng để chỉ bộ lạc của Judah. Sau này, khi phía bắc của Vương quốc Israel tách khỏi phần phía nam của Vương quốc Israel, phía nam của Vương quốc Israel bắt đầu đổi tên theo tên của bộ lạc lớn nhất của họ, như là Vương quốc Judah. Từ này nguyên là được chỉ dân tộc ở vương quốc phương nam, mặc dù từ B'nei Yisrael (Israelite, người Israel) vẫn được sử dụng cho cả hai nhóm. Sau khi người Assyrian chinh phục vương quốc phía bắc để vương quốc phía nam là vương quốc của người Israelite, từ Yehudim dần dần được dùng để chỉ toàn thể những người theo đạo Do Thái, hơn là chỉ những người trong bộ lạc hay là trong Vương quốc Judah. Từ Jew trong tiếng Anh được bắt nguồn từ Yehudi (xem Etymology). Sử dụng đầu tiên trong Kinh Thánh để chỉ đến toàn bộ dân tộc Do Thái được tìm thấy trong Sách của Esther.

[sửa] Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Population data from a 2006 study by The Jewish People Policy Planning Institute.
  2. ^ http://www.tau.ac.il/Anti-Semitism/asw2000-1/sweden.htm
  3. ^ Some uses of the term "Jew" are tainted by historical anti-Jewish bigotry. The correct adjectival form is "Jewish"; the use of "Jew" as an adjective (as in "Jew lawyer" rather than "Jewish lawyer") is associated with bigotry. The use of "jew" as a verb (as in "to jew someone down": to bargain for a lower price) is generally seen as an extremely offensive expression based on stereotypes. However, when used as a noun, the term "Jew" is preferred, except in situations where it is used to objectify and separate Jews from the remainder of the population, often by referring to the majority population by the name of the country ("Countrymen") but referring to Jewish citizens as "Jews."
  4. ^ Pfeffer, Anshel. "Jewish Agency: 13.2 million Jews worldwide on eve of Rosh Hashanah, 5768". Haaretz Daily Newspaper Israel. Được truy cập ngày 2007-09-13.
  5. ^ Michael, E.; Sharon O. Rusten, Philip Comfort, and Walter A. Elwell (2005-02-28). The Complete Book of When and Where: In The Bible And Throughout History, 20-1, 67, Tyndale House Publishers, Inc.. ISBN 0842355081. Địa chỉ URL được truy nhập ngày 2007-01-22.
  6. ^ Sicker, Martin (2001-01-30). Between Rome and Jerusalem: 300 Years of Roman-Judaean Relations, 2, Praeger Publishers. ISBN 0275971406. Địa chỉ URL được truy nhập ngày 2007-01-22.
  7. ^ Zank, Michael. "Center of the Persian Satrapy of Judah (539-323)". Boston University. Được truy cập ngày 2007-01-22.
  8. ^ Schiffman, Lawrence H. (1991). From Text to Tradition: A History of Second Temple and Rabbinic Judaism, 60-79, Ktav Publishing House. ISBN 0-88125-371-5.

[sửa] Tham khảo

  • Cowling, Geoffrey (2005). Introduction to World Religions, Singapore: First Fortress Press. ISBN 0-8006-3714-3.
  • Dekmejian, R. Hrair (1975), Patterns of Political Leadership: Egypt, Israel, Lebanon, State University of New York Press, ISBN 087395291X
  • Goldstien, Joseph (1995). Jewish History in Modern Times, Sussex Academic Press. ISBN 1898723060.
  • Katz, Shmuel (1974). Battleground: Fact and Fantasy in Palestine, Taylor Productions. ISBN 0-929093-13-5.
  • Lewis, Bernard (1984). The Jews of Islam. Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-00807-8
  • Lewis, Bernard (1999). Semites and Anti-Semites: An Inquiry into Conflict and Prejudice. W. W. Norton & Co. ISBN 0-393-31839-7
  • Littman, David (1979). “Jews Under Muslim Rule: The Case Of Persia”. The Wiener Library Bulletin XXXII (New series 49/50).
  • Neusner, Jacob (1991). Studying Classical Judaism: a primer (bằng english), Westminster John Knox Press. ISBN 0664251366.
  • Poliakov, Leon (1974). The History of Anti-semitism. New York: The Vanguard Press.
  • Stillman, Norman (1979). The Jews of Arab Lands: A History and Source Book. Philadelphia: Jewish Publication Society of America. ISBN 0-8276-0198-0

[sửa] Liên kết ngoài

[sửa] Tổng quát

[sửa] Bản đồ

  • Map collection related to Jewish history and culture from Routledge Publishing

[sửa] Ảnh

[sửa] Major Jewish secular organizations

[sửa] Global Jewish communities

[sửa] Zionist institutions

[sửa] Israeli institutions

[sửa] Notable Jews

[sửa] Religious links



aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -