John Lennon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
John Lennon | |
---|---|
Lennon biểu diễn Give Peace a Chance năm 1969
|
|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | John Winston Lennon |
Ngày sinh | 9 tháng 10, 1940 Liverpool, Anh |
Ngày mất | 8 tháng 12, 1980 (40 tuổi) thành phố New York, New York, Hoa Kỳ |
Thể loại | Rock, pop, nhạc thử nghiệm |
Nghề nghiệp | Ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà hoạt động vì hòa bình |
Nhạc cụ | Guitar, Harmonica, Piano, hát |
Năm hoạt động | 1957 – 1975 1980 |
Hãng đĩa | Parlophone, Capitol, Apple, EMI, Geffen |
Nghệ sĩ liên quan |
The Beatles Plastic Ono Band The Dirty Mac |
Trang web | www.johnlennon.com |
Nhạc cụ nổi bật | |
Rickenbacker 325 Epiphone Casino Gibson J-160E Les Paul Junior |
John Ono Lennon (Tên khai sinh là John Winston Lennon,9 tháng 10 năm 1940 - 8 tháng 12 năm 1980) là một ca sĩ, nhạc sỹ nhạc rock người Anh, ông cũng là một nghệ sỹ và một nhà hoạt động vì hòa bình. Ông được cả thế giới biết đến như là thành viên và là một trong những người sáng lập ban nhạc The Beatles. Lennon là linh hồn, là tác giả, cũng như là đồng tác giả cùng Paul McCartney, của nhiều bài hát nổi tiếng của nhóm.
Ban nhạc được thành lập ở thành phố cảng Liverpool của Anh năm 1960 và tan rã sau một thập kỷ tồn tại, nhưng ảnh hưởng của sâu rộng của The Beatles như một huyền thoại của thế kỷ 20 vẫn dễ dàng nhận thấy cho đến ngày hôm nay.
Sau khi nhóm chia tay năm 1970, John Lennon tiếp tục cuộc đời sáng tác có pha thêm ảnh hưởng của một số hoạt động chính trị như đấu tranh chống Chiến tranh Việt Nam.
Lennon có hai con trai là Julian Lennon (với người vợ đầu tiên Cynthia Lennon) và Sean Ono Lennon (với người vợ thứ hai, Yoko Ono). Ông bị ám sát bằng súng ngay trước cửa ngôi nhà của mình ở Thành phố New York vào ngày 8 tháng 12 năm 1980, sau khi trở về nhà từ xưởng thu đĩa. Năm 2002, trong cuộc bầu chọn 100 người Anh vĩ đại nhất, Lennon được đứng vị trí số 8. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp ông thứ 38 trong danh sách "Những con người bất tử: năm mươi nghệ sỹ vĩ đại nhất mọi thời đại" và xếp ban nhạc The Beatles ở vị trí số 1.
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Chất lượng (dịch thuật) của bài/đoạn dưới đây không được hoàn hảo. Xin hãy cẩn thận khi đọc bài vì một số thông tin của bài có thể không đáng tin cậy, xin xem lý do ở trang thảo luận. Nếu bạn có khả năng, mời bạn tham gia hiệu đính bài này. Người đặt thông báo chú ý: Xin hãy đảm bảo rằng trang thảo luận của bài có nêu ra lý do tại sao chất lượng dịch không tốt. |
[sửa] Những năm đầu đời: 1940-1957
- Xem thêm: Julia Lennon, Alf Lennon, Mimi Smith và George Smith (John Lennon)
John Winston Lennon sinh ngày 9 tháng 19 năm 1940 tại bệnh viện Maternity Liverpool, đường Oxford ở Liverpool con trai của Julia Lennon (hay còn gọi là Stanley) và Alfred "Freddie" Lennon, trong suốt thời kỳ oanh tạc bằng máy bay của Đức trong Thế chiến thứ hai. Tên của cậu bé được đặt theo tên của ông nội, John 'Jack' Lennon và Winston Churchill.
Freddie là một thủy thủ trong Thế chiến thứ hai và thường xuyên phải xa nhà. Ông gửi đều đặn những tấm séc về cho Julia, bà sống cùng với Lennon tại căn hộ số 9 đại lộ Newcastle, Livepool, nhưng những tờ séc này đã không còn được gửi khi Freddie đào ngũ năm 1943. Khi Freddie trở về nhà vào năm 1944, ông muốn quay lại với hai mẹ con Julia và Lennon, nhưng Julia (lúc này đang mang thai với một người đàn ông khác) đã từ chối. Sau khi chịu sức ép từ phía người chị gái Mary "MiMi" Smith (người đã liên lạc với tổ chức xã hội Livepool và than phiền về điều kiện của Julia) - Julia đã phải giao Lennon để Mimi chăm sóc. Vào tháng 7 năm 1946, Freddie đến thăm Mimi và đưa Lennon đến Blackpool với dự định bí mật đưa Lennon đến New Zealand với mình. Julia đã đi theo họ, sau một trận cãi cọ xảy ra, Freddie đã buộc cậu bé 5 tuổi Lennon phải chọn ông hoặc Julia. Lennon đã hai lần chọn Freddie nhưng sau khi Julia đi khỏi, Lennon đã khóc và chạy theo bà. Từ đó, Freddie đã mất liên lạc với Lennon cho tới khi ban nhạc The Beatles đã nổi danh.
Mặc dù nơi ở của Lennon lúc trẻ thơ và thời niên thiếu, Lennon đã sống với cô Mimi và chồng cô ấy là George Smith (hai người không có con chung) trong khu tầng lớp bình dân ở Liverpool tại 'Mendips' (số 251 đại lộ Menlove). Cô Mimi đã mua những mẩu truyện ngắn và George, chủ một trang trại sản xuất sữa ở một nông trại địa phương, đã cùng với Lennon chơi trò giải ô chữ và George đã mua cho cậu bé Lennon một cái kèn harmonica. Hầu như mỗi ngày Julia đều đến thăm 'Mendips' và Lennon cũng thường đến thăm bà tại căn hộ số 1 trên đại lộ Blonfied, Livepool. Julia đã dạy Lennon cách chơi đàn banjo, và cậu bé Lennon thường chơi theo đĩa nhạc của Elvis Preley.
Lennon được coi như một người theo Anh giáo, và đã tham gia vào trường cấp 1 Dovedale Country mãi đến khi anh ấy thi đậu kỳ kiểm tra Eleven Plus. Từ tháng 9 năm 1952 đến năm 1957 anh ấy đã tham gia vào nhóm nhạc Quarry Bank trong trường ở Livepool, nơi mà Lennon được biết đến như là một học sinh biết đến đâu hay đến đó, Lennon thường vẽ những hình hoạt hình vui nhộn và đã làm trò với giáo viên của mình bằng những điệu bộ kỳ quặc gây cười.
Julia đã mua cho Lennon cây đàn guitar đầu tiên vào năm 1957. Nó là một cây đàn không đặt lắm mà đảm bảo là nó không bị vỡ, nhưng bà ấy khăng khăng đòi lại nhà của bà ấy mà không phải cô Mimi. Cô Mimi đã từng hy vọng là Lennon sớm lớn lên và chán âm nhạc, trong khi bà vẫn cứ hoài nghi về lời tuyên bố của Lennon rằng anh ấy sẽ trở nên nổi tiếng vào một ngày nào đó và cô Mimi thường hay nói với Lennon rằng: "Tất cả những đàn ghi ta đều rất hay, John nhưng nó không bao giờ có thể nuôi sống được con". Vào ngày 15 tháng 7 năm 1958, khi Lennon được 17 tuổi, mẹ Julia đã bị chết trên đại lộ Menlove - bà đã đâm vào xe tải trong tình trạng say rượu. Cái chết của mẹ là nhân tố gắn kết tình bạn giữa Lennon và Paul McCartney (mẹ Paul đã chết vì căn bệnh ung thư vú vào năm 1956).
[sửa] Ban nhạc Quarrymen và The Silver Beatles: 1957-1960
- Xem thêm: Quarrymen, Lennon/McCartney và Jim và Mary McCartney
Lennon là người khởi đầu nên ban nhạc Quarrymen, một ban nhạc dân gian vào tháng 3 năm 1957, trong khi tham gia vào ban nhạc Quarry Bank của trường. Cuộc hẹn đầu tiên vào ngày 9 tháng 6 năm 1957 tại một quán nhạc với ông bầu Carroll Lewis, nổi tiếng với tên gọi "Mr. Star-Maker" (người tạo nên các ngôi sao). Một vài tuần sau, vào ngày 6 tháng 7 năm 1957, Lennon và ban nhạc Quarrymen đã gặp gỡ tay guitar Paul McCartney trong một lễ hội liên hoan tại vườn Woolton tại nhà thờ trên đường Peter. Cha của Paul McCartney sau này đã cho phép ban nhạc Quarrymen tập luyện trước phòng của anh ấy tại nhà số 20 trên đại lộ Forthlin. Trong suốt thời kỳ bằng hữu Lennon thường cổ động McCartney ăn cắp những gói xì gà, những hộp kẹo hoặc những quyển sách từ những cửa hàng và họ đã tìm được sự chia sẻ trong mối quan tâm về chơi đùa với những thành viên ban nhạc và những người dạy họ. Bài hát đầu tiên mà John hoàn thành có tên là "Hello Little Girl" khi anh ấy được 18 tuổi. Sau này nó trở thành bài hit cho ban The Fourmost.
McCartney tin chắc rằng Lennon cho phép George Harrison gia nhập vào ban nhạc Quarrymen - mặc dù Lennon đã phải cân nhắc vì Harrison còn quá trẻ - sau này Harrison đã được chơi trong một buổi tập dợt nhạc vào tháng 3 năm 1958. Harrison đã tham gia vào nhóm như một tay chỉ huy guitar và Stuart Sutcliffe (bạn của Lennon tại trường nghệ thuật) sau này thăm gia vào nhóm trong vai trò như một tay trống. Ban nhạc chơi theo phong cách rock'n'roll sử dụng cái tên Johnny and The Moondogs (Johnny và những chú chó trên Mặt Trăng) nhưng Lennon đã tìm được phong cách phối nhạc giữa nhạc cổ điển và dân gian một cách thích hợp.
Vào giữa năm 1958, ban nhạc Quarrymen đã cho ra đĩa đơn đầu tiên: một bản "That'll Be the Day" của Buddy Holly và bản của McCartney-Harrison gọi là "In Spite of all the Danger".
Năm 1960, ban nhạc đã thay đổi tên đến 5 lần. Stuart Sutcliffe đã yêu cầu "The Beatles" thay đổi thành Buddy Holly và The Cricket; Stuart và Lennon sau này đã thay đổi thành "Beatals". Họ đã thay đổi lại cái tên này thành The Silver Beatles (Những con bọ bằng bạc).
Lennon được cân nhắc trong vai trò lãnh đạo nhóm The Beatles, như một ngừơi thành lập ra nhóm. McCartney nói rằng "Tất cả chúng tôi đều trông đợi vào John. Anh ấy lớn tuổi hơn và anh ấy giỏi lãnh đạo hơn - anh ấy hài hước và nhanh nhẹn nhất nhóm và đó là tất cả những điều mà chúng tôi muốn nói về anh ấy".
[sửa] Hoạt động của ban nhạc The Beatles: 1960-1970
- Xem thêm: The Beatles, Pete Best và Brian Epstein
Allan William bắt đầu trong vài trò quản lý ban nhạc The Beatles vào tháng 5 năm 1960 sau khi họ chơi nhạc ở câu lạc bộ Jacaranda. Một vài tháng sau đó Allan đã đặt trước vé cho họ vào câu lạc bộ Bruno Koschmider's Indra ở Hamburg, Đức. Mona Best chạy đến câu lạc bộ Casbah ở dưới tầng hầm trong căn nhà của cô ta ở Livepool, nơi ban nhạc the Beatles thường chơi vào năm 1959, và con trai của Mona, Peter Best đã gia nhập vào ban nhạc The Beatles trong vai trò một tay trống ngay khi mùa Hamburg đầu tiên được xác nhận. Bà Mona năn nỉ con mình tiếp tục việc học của anh ấy nhưng tất cả những lời đó đều bị phớt lờ. Ban nhạc The Beatles lần đầu tiên chơi nhạc trong một câu lạc bộ ở Indra - ăn, ngủ trong một căn phòng nhỏ dơ bẩn ở Bambi Kino - và sau khi chấm dứt ở Indra họ đã chuyển đến một nơi rộng hơn tên là Kaiserkeller. Vào tháng 10 năm 1960, họ đã rời khỏi câu lạc bộ Koschmider và làm việc tại câu lạc bộ Top ten Club. Câu lạc bộ Koschmider đã báo cáo lại là McCartney và Best đã gây nên sự cố hoả hoạn sau khi hai người này đã gắn một bao cao su với một móng vào trong 'bambi' và sau đó đốt chúng. Họ bị trục xuất, trong khi George Harrison thì vẫn chưa đến tuổi trưởng thành. Những ngày sau này Lennon xin cấp giấy phép để hoạt động và anh ấy trở về nhà bằng xe lửa nhưng thành viên trong nhóm là Sutcliffe đã bị chứng viêm amidan và phải bay về nhà. Khi Lennon trở về căn nhà 'Mendips', cô Mimi đã ném một con gà (Lennon đã mua nó cho cô ấy) và một cái gương cầm tay vào anh ây khi anh ấy đã dùng tiền để mua một chiếc áo lông thú cho Cynthia Powell (bạn gái của John, và sau này là vợ của anh ấy) người mà bị ví như là một "con nhân tình của một gã găngxtơ".
Vào tháng 12 năm 1960, ban nhạc The Beatles hợp nhất và vào ngày 21 tháng 3 năm 1961, họ chơi buổi hoà nhạc đầu tiên tại câu lạc bộ Cavern ở Liverpool. Họ đã trở về Hamburg vào tháng 6 năm 1961, và tiến hành thu đĩa "My Bonnie" với ông bầu Tony Sheridan. Sutcliffe đã ở lại với Astrid Kirchherr trong lần trở về nhà, cho nên McCartney đã làm vai trò một tay guitar bass.
Brian Epstein lần đầu tiên phát hiện ra ban nhạc The Beatles trong câu lạc bộ Cavern vào ngày 9 tháng 11 năm 1961, và sau này đã ký hợp đồng quản lý họ.
Họ ký hợp đồng thu âm lần cuối cùng vào ngày 9 tháng 5 năm 1962 với đĩa đơn Parlophone, "Love me do" đã được phát hành vào ngày 5 tháng 10 năm 1962 với đặc điểm là Lennon chơi harmonica và McCartney hát sôlô trong dàn hợp xướng.
Ban nhạc The Beatles quyết định dừng các tour lưu diễn sau buổi hoà nhạc ở San Francisco vào năm 1966, và không bao giờ thực hiện lại một buổi hoà nhạc nào một lần nữa.
Lennon không phải là thành viên đầu tiên rời nhóm, nhưng anh ấy đã làm điều ấy vào năm 1969 (Ringo Starr đã rời nhóm vào năm 1968, nhưng anh ấy đã được thuyết phục để quay trở lại, Harrison đã bắt đầu sự nghiệp khi anh ấy rời nhóm vào ngày 10 tháng 1 năm 1969 trong suốt giai đoạn thịnh hành bài hát "Let It Be".
[sửa] Sự nghiệp hát sôlô: 1970-1975
[sửa] Starting over: 1980
[sửa] Political and lifestyle controversies
[sửa] Yoko Ono
- Xem thêm: Yoko Ono
[sửa] Người chồng chăm lo việc gia đình
[sửa] Cái chết
Vào ngày 8 tháng 12 năm 1980 một ngày không bình thường ở Thành phố New York, John Lennon thức dậy từ rất sớm, việc đầu tiên là anh ấy đã đến thăm một nơi rất thú vị, quán Cafe LaFortuna anh ấy uống cà phê rồi đến tiệm hớt tóc trước khi trở về nhà. Anh ấy muốn sau đó làm một bài phỏng vấn với đài BBC trước khi chụp ảnh với nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz cho tờ tạp chí Rolling Stone.
Vào lúc 5 giờ chiều Lennon và Ono rời toà nhà Dakota để thực hiện album Walking on Thin Ice. Lennon đã trải qua nhiều giờ ở trường quay tại toà nhà West trên con đường số 54 trước khi quay trở lại toà nhà Dakota vào lúc 10:04 tối. Lennon đã quyết định đi trước để kiếm một cái gì để ăn tối cho nên anh ấy đã tạm biệt đứa con trai Sean 5 tuổi của mình trước khi nó đi ngủ. Họ rời khỏi chiếc xe hơi sang trọng của họ trên con đường 72nd, thậm chí chiếc xe hơi có thể lái họ vào tận trong sân. Jose Perdomo (một nhân viên gác cửa) và người lái xe đã nhìn thấy Mark David Chapman đang đứng cạnh lối ra vào. Ono đi bộ vào trước Lennon đi theo sau, người đàn ông lạ vẫn đứng trước toà nhà và bắt đầu đi nhanh hơn. Chapman gọi giật lại "Ông Lennon" trong khi Lennon quay lại Chapman dừng lại và bắn vào Lennon 5 phát súng. Một phát súng bắn trượt qua đầu của Lennon vào cửa sổ của toà nhà Dakota. Hai phát súng bắn vào lưng bên trái của anh ấy và hai phát súng còn lại bắn vào vai anh ấy.
Lennon cố gắng chạy vào khu vực an toàn, anh ấy nói "Cứu với...tôi bị bắn" (help me...I'v been shoot) và đổ sập xuống. Người gác cửa Jay Hasting nghĩ rằng anh ấy đùa nhưng khi thấy rõ Lennon nằm trước mặt mình. Anh ta gọi cảnh sát. Chapman đứng yên lặng bên ngoài tiền sảnh, đọc sách và chờ cảnh sát đến. Người canh gác cửa hét lớn vào mặt Chapman, "Mày có biết mày đã làm gì không?" trước khi giật ổ súng lục quay từ tay Chapman. Chapman bình tĩnh trả lời "Tôi vừa bắn John Lennon".
Lập tức Lennon được chuyển đến bệnh viện Roosevelt lúc 11:15 tối. Nguyên nhân cái chết được báo cáo là bị sốc sau khi mất trên 80% lượng máu. Bác sĩ Elliott M.Gross nói rằng Lennon không thể qua khỏi. Ono khóc "Không, không hãy nói với tôi đó không phải là sự thật". Ono thật sự sốc sau cái chết của chồng.
Tin tức được lan truyền về cái chết của Lennon, nhiều người đã tụ tập trước bệnh viện Roosevelt và trước toà nhà Dakota họ bắt đầu cầu nguyện, thắp nến và hát những bài hát của Lennon.
[sửa] Liên kết ngoài
- Official John Lennon website
- The Liverpool Lennons
- BBC Lennon Site
- John Lennon as an artist
- Lennon FBI files
- John Lennon Discography
- John Lennon trên trang Internet Movie Database
|
|
---|---|
John Lennon · Paul McCartney · George Harrison · Ringo Starr Pete Best · Stuart Sutcliffe |
|
Quản lý | Allan Williams · Brian Epstein · Allen Klein · Lee Eastman · Neil Aspinall · Peter Brown · Mal Evans · Alistair Taylor · Apple Records |
Sản xuất | George Martin · Geoff Emerick · Norman Smith · Ken Scott · Phil Spector · Jeff Lynne · Abbey Road Studios |
Album phòng thu (tại Anh) | Please Please Me (1963) · With The Beatles (1963) · A Hard Day's Night (1964) · Beatles for Sale (1964) · Help! (1965) · Rubber Soul (1965) · Revolver (1966) · Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967) · The Beatles (The White Album) (1968) · Yellow Submarine (1969) · Abbey Road (1969) · Let It Be (1970) |
Album phòng thu (tại Mỹ) | Introducing... The Beatles (1964) · Meet The Beatles! (1964) · The Beatles' Second Album (1964) · A Hard Day's Night (1964) · Something New (1964) · Beatles '65 (1964) · The Early Beatles (1965) · Beatles VI (1965) · Help! (1965) · Rubber Soul (1965) · Yesterday and Today (1965) · Revolver (1966) · Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967) · Magical Mystery Tour (1967) · The Beatles (The White Album) (1968) · Yellow Submarine (1969) · Abbey Road (1969) · Let It Be (1970) |
EP | Twist and Shout (1963) · The Beatles' Hits (1963) · The Beatles (No. 1) (1963) · All My Loving (1964) · Long Tall Sally (1964) · Extracts from the Album A Hard Day's Night (1964) · Beatles for Sale (1965) · Beatles for Sale (No. 2) (1965) · The Beatles' Million Sellers (1965) · Yesterday (1966) · Nowhere Man (1966) · Magical Mystery Tour (1967) |
Album sau khi tan rã | Live at the BBC (1994) · Anthology 1 (1995) · Anthology 2 (1996) · Anthology 3 (1996) · Yellow Submarine Songtrack (1999) · Let It Be… Naked (2003) · Love (2006) |
Album biên tập | A Collection of Beatles Oldies (1966) · Magical Mystery Tour (1967) · Hey Jude (1970) · 1962–1966 (1973) · 1967–1970 (1973) · Past Masters, Volume One (1988) · Past Masters, Volume Two (1988) · 1 (2000) |
Film | A Hard Day's Night (1964) · Help! (1965) · Magical Mystery Tour (1967) · Yellow Submarine (1968) · Let It Be (1970) |
Video | The Compleat Beatles (1984) · The Beatles Anthology (2003) · The First U.S. Visit (2003) |
Danh sách đĩa hát | Bootlegs · Danh sách đĩa hát · Outtakes |
Nhân vật liên quan | Klaus Voormann · Harry Nilsson · Derek Taylor · Cynthia Lennon · Yoko Ono · Linda McCartney · Pattie Boyd · Jane Asher · Maureen Starr · Olivia Harrison · Billy Preston · Tony Sheridan · Chas Newby · Andy White · Jimmy Nicol · Astrid Kirchherr · Jane Lumb · Ken Mansfield |
Xem thêm | Line-ups · Love (Cirque du Soleil) · Lennon/McCartney · Influence · Beatle boots · The Quarrymen · The Beatles' breakup · London · Beatlemania · Fifth Beatle · Paul is dead · The Beatles (TV series) · British Invasion · Apple Corps · Northern Songs · The Beatles Anthology · The Rutles |