Brôm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Brôm là nguyên tố hóa học thuộc nhóm Halogen (Flo, Clo, Brôm, Iốt, Astatin), có ký hiệu Br và số nguyên tử 35. Cả nhóm Halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Br có nguyên tử khối = 80
Mục lục |
[sửa] Trạng thái tự nhiên
Brom tồn tại trong tự nhiên chủ yếu ở dạng hợp chất, màu đỏ nâu, hầu hết là muối bromua của Kali, Natri và Magiê. Hàm lượng brom trong tự nhiên ít hơn so với clo và flo. Bromua kim loại có trong nước biển và nước hồ. Brom và hơi Brom rất độc. Brom rơi vào da gây bỏng nặng.
[sửa] Điều chế
Nguồn chính điều chế brom là nước biển. Sau khi đã lấy muối ăn (NaCl)ra khỏi nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối bromua của Kali và Natri. Sau đó, sục khí Clo qua dung dịch, ta có phản ứng hóa học sau:
- 2NaBr + Cl2 → 2Nacl+ Cl2
Sau đó, chưng cất dung dịch, Brom sẽ bay hơi rồi ngưng tụ lại.
[sửa] Tính chất
Brom là chất oxi hoá mạnh nhưng kém Clo. Brom phản ứng với Hidro khi đun nóng (không gây nổ như Clo)
- H2(k) + Br2(l) → 2HBr(k)
Brom oxi hoá được ion I- :
- Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Brom tác dụng được với nước nhưng khó khăn hơn Clo:
- Br2 + H2O → HBr + HBrO
Brom còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh:
- Br2 + 5Cl2 +6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
[sửa] Điều chế
Brom dùng để chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm,.... Nó cũng được dùng chế tạo AgBr (Bạc Bromua) là chất nhạy với ánh sáng để tráng lên phim ảnh.