Kinh tế Áo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kinh tế Áo | ||
---|---|---|
Hình:1e oes.png Một đồng Euro Áo |
||
Tiền | 1 Euro = 100 eurocent | |
Năm tài chính | Chương trình nghị sự hàng năm | |
Các tổ chức thương mại | EU, WTO và OECD | |
Thống kê [1] | ||
GDP | Thứ 34 (2003) [2] | |
GDP | 243,3 tỉ USD (2004) | |
Tăng trưởng GDP | 2,4% (2004) | |
GDP đầu người | 30.000 USD (2004) | |
GDP theo ngành | Nông nghiệp (3.5%), công nghiệp (25.7%), dịch vụ (70.9%) (2004) | |
Lạm phát | 1,4% (2004) | |
Sống dưới mức nghèo | 3,9% (1999) | |
Lực lượng lao động | 3,425 triệu (2004) | |
Lao động theo ngành | Dịch vụ (67%), công nghiệp (29%), nông nghiệp (4%) (2001) | |
Thất nghiệp | 4,9% (2006) | |
Ngành công nghiệp chính | Xây dựng, máy móc, xe cộ và các bộ phần, thực phẩm, hóa chất, gỗ và chế biến gỗ, giấy, thiết bị viễn thông, du lịch | |
Trao đổi thương mại [3] | ||
Xuất khẩu | 83,45 tỉ USD (2004) | |
Đối tác chính | Đức 31,9%, Italy 9,6%, Thụy Sĩ 5.2%, Hoa Kỳ 4.9%, Pháp 4.8%, Anh 4.7% (2003) | |
Nhập khẩu | 81,59 tỉ USD (2003) | |
Thành viên chính | Đức 43.2%, Italy 6.7%, Hungary 5.4%, Thụy Sĩ 5%, Hà Lan 4.2% (2003) | |
Tài chính công [4] | ||
Nợ công cộng | 165,8 tỉ USD (67,6% GDP) | |
Nợ nước ngoài | 15,5 tỉ USD (2003) | |
Thu | 67 tỉ USD (2004) | |
Chi phí | 70 tỉ USD (2004) | |
Viện trợ kinh tế | 520 triệu USD (2002) | |
edit |
Kinh tế của Cộng hòa Áo có đặc điểm của nền kinh tế thị trường xã hội, tương tự như cấu trúc kinh tế của Đức. Cộng hòa Áo có mức sống rất cao, trong đó chính phủ có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân kể từ năm 1945.
Năm 2004, Áo là nước giầu thứ 4 ở Liên minh châu Âu, với GDP (PPP) bình quân đầu người vào khoảng 27.666 euro, cùng với Luxembourg, Ireland và Hà Lan là các nước dẫn đầu trong danh sách[1].
Wien là thành phố giầu thứ 5 trong châu Âu với GDP bình quân đầu người đạt 38.632 euro, chỉ sau London, Luxembourg, Vùng thủ đô Brussel và Hamburg[2].
Áo có mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây từ 2002-2006, với tỉ lệ tăng trưởng từ 1 đến 3,3%[3]. Do vị trí địa lý của Áo ở trung tâm châu Âu nên nó trở thành một cửa ngõ quan trọng với các nước thành viên EU mới.
[sửa] Các số liệu thống kê
GDP và tốc độ tăng trưởng từ 2002 - 2006 (ước tính):
Năm | GDP tỉ USD (PPP) |
Tỉ lệ tăng GDP (%) |
---|---|---|
2002 | 238.134 | 1,0 |
2003 | 244.315 | 1,4 |
2004 | 254.095 | 2,4 |
2005 | 267.053 | 1,9 |
2006 | 279.285 | 2,2 |
Sản lượng điện: 58,75 TWh (2001)
Sản lượng điện theo các nguồn:
Dầu mỏ: 31.46%
hydro: 65.92%
hạt nhân: 0%
khác: 2.62% (1998)
Tiêu thụ điện: 54,85 TWh (2001)
Xuất khẩu điện: 14,25 TWh (2001)
Nhập khẩu điện: 14,47 TWh (2001)
Sản phẩm nông nghiệp: ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, rượu vang, rau quả; sản phẩm khô, gia súc, lợn, gia cầm; gỗ
|
|
---|---|
Quốc gia có chủ quyền |
Albania · Andorra · Áo · Ba Lan · Belarus · Bỉ · Bosna và Hercegovina · Bồ Đào Nha3 · Bulgaria · Croatia · Cộng hòa Séc · Đạn Mạch3 · Đức · Estonia · Hà Lan3 · Hy Lạp1 · Hungary · Iceland · Ireland · Kazakhstan1 · Kypros (Síp)2 · Latvia · Liechtenstein · Litva · Luxembourg · Macedonia · Malta · Moldova · Monaco · Montenegro · Na Uy3 · Nga1 · Phần Lan · Pháp1 · Romania · San Marino · Serbia · Slovakia · Slovenia · Tây Ban Nha1 · Thổ Nhĩ Kỳ1 · Thụy Điển · Thụy Sỹ · Ukraina · Vatican · Anh3 · Ý3 · |
Lãnh thổ phụ thuộc, tự trị |
Adjara · Åland · Azores · Ceuta4 · Crimea · Gagauzia · Gibratar · Greenland4 · · Jersey · Madeira4 · Melilla4 · Đảo Man · Nakhchivan4 · Canary4 · Faroe · |
Do Liên Hiệp Quốc quản lý |
Kosovo (Serbia) |
|