The Amazing Race
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
The Amazing Race là một chương trình truyền hình thực tế gồm những đội 2 người đi vòng quanh thế giới. Các đội cố gắng về đích sớm nhất ở mỗi chặng để tránh khả năng bị loại. Các đội sẽ lần lượt bị loại đến khi chỉ còn lại 3 đội cuối cùng; lúc đó, đội về nhất ở chặng Chung kết sẽ giành giải thưởng bằng tiền mặt trị giá 1 triệu đô la Mỹ. Chương trình đầu tiên đã được phát sóng ở Hoa Kỳ năm 2001 và giành được 4 giải Emmy cho "Chương trình truyền hình thực tế xuất sắc". Hiện nay bản quyền đã được bán cho châu Á, Brazil và Trung Âu.
Thí sinh đi đến nhiều nước khác nhau bằng nhiều phương tiện đi lại, bao gồm máy bay, taxi, xe hơi, xe lửa, thuyền. Những đầu mối (clue) trong mỗi chặng sẽ chỉ các đội đến địa điểm tiếp theo hoặc hướng dẫn họ thực hiện một thử thách nào đó (bởi 1 hoặc cả 2 thành viên trong đội). Những thử thách sẽ mô phỏng hoặc dựa trên đặc điểm địa lí và văn hóa bản xứ. Nếu một đội về chót trong một chặng của cuộc đua, họ có thể bị buộc ngừng tham gia tiếp hoặc phải chấp nhận những bất lợi đáng kể trong chặng tiếp theo.
Mục lục |
[sửa] Cuộc đua
[sửa] Đội thi
Mỗi đội sẽ gồm 2 cá nhân có quan hệ với nhau ở mức độ nào đó. Trong chương trình số 8, mỗi đội có 4 thành viên có quan hệ gia đình với nhau. Người chơi thuộc nhiều độ tuổi, dân tộc, giới tính khác nhau. Mối quan hệ giữa hai người trong một đội có thể là vợ chồng, anh chị em, cha mẹ - con cái, bạn phòng, bạn trung học, tình nhân hoặc đã chia tay...
Cả hai thành viên trong đội phải cùng tham gia cuộc đua từ đầu cho đền cuối hoặc tới khi bị loại, họ không được phép tách nhau ra (trừ những thử thách yêu cầu chỉ có một người thực hiện). Nếu một thành viên trong đội bị thương và không thể tiếp tục cuộc đua, họ buộc phải mất quyền và bị loại. (Marshall & Lance, chương trình số 5). Cả hai thành viên phải có mặt tại pitstop cùng lúc để xác định vị trí của họ trong chặng.[1]
Thông thường, chương trình đòi hỏi các thành viên trong cùng một đội phải quen nhau ít nhất 3 năm trước khi tham gia vào cuộc thi. Ngoài ra, thành viên thuộc các đội khác nhau không được quen biết nhau từ trước.
Nhà sản xuất đã nới lỏng luật này trong một vài trường hợp: Kris & Jon (chương trình số 6) chỉ quen nhau trong 1 năm, hay trong chương trình số 5 Nicole đã vượt qua Christie trong cuộc thi Miss Texas USA năm 2003 và gần đây nhất là đội vô địch của chương trình số 11 Eric & Danielle cũng chỉ quen nhau 1 năm từ khi họ thuộc 2 đội khác nhau ở chương trình số 9.
Các đội sẽ nhận được 1 khoản tiền mặt và clue đầu tiên tại xuất phát điểm của mỗi chặng. Tất cả chi phí trong cuộc đua (thức ăn, di chuyển, thuê phòng, vé vào các khu tham quan, giải trí) đều phải chi trả bằng khoản tiền này trừ tiền vé máy bay (hay ở (chương trình số 8) là xăng), các đội sẽ chi trả bằng thẻ tín dụng được cung cấp bởi chương trình. Số tiền còn dư sau mỗi chặng có thể dùng cho những chặng tiếp theo.
Tiền đưa cho các đội thường là đô la Mỹ chứ không phải là đồng tiền của quốc gia mà các đội đi đến. Có một ngoại lệ ở chặng 4 của (chương trình số 10), tiền được đưa cho các đội là đồng tiền của địa phương. Khoản tiền cung cấp này dao động từ 0 (chương trình số 1 và chương trình số 10) đến hàng trăm đô la Mỹ. Ở chương trình số 4, các đội chỉ được cung cấp 1 đô la Mỹ cho 2 chặng cuối cùng. Ở chặng 3 của chương trình số 10 (Mông Cổ - Việt Nam), các đội sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán hoa trong Roadblock của chặng trước.
Từ chương trình số 5 tới chương trình số 9, các đội sẽ phải chịu hình phạt do về chót ở 1 chặng mà được chọn là chặng không loại bất cứ đội nào (Non-elimination Leg). Các đội phải trả lại tất cả tiền được cung cấp và sẽ không nhận được khoản tiền nào trong chặng tiếp theo.
Tiêu bản:Để biết thêm thông tin, hãy xem
Nếu một đội sử dụng hết số tiền được cho hoặc mất hết tiền do hình phạt ở non-elimination leg, họ có thể tìm cách kiếm tiền bằng nhiều hình thức, miễn là không vi phạm Luật ở địa phương, bao gồm mượn tiền của các đội khác, xin cư dân địa phương hoặc bán tài sản cá nhân. Một luật đã được tiết lộ trong chương trình số 7 rằng các đội không được xin tiền tại sân bay Hoa Kỳ. Ngoài ra ở chặng 3 của chương trình số 10 (Mông Cổ - Việt Nam), các đội không được phép xin hay bán bất cứ tài sản nào để đổi tiền.
Các đội chơi đã tường thuật về sự tồn tại của 1 khoản tiền KHẨN CẤP xấp xỉ 200 đô la Mỹ được mang theo bởi đoàn và chỉ được sử dụng khi cực kì khẩn cấp. Tuy nhiên khoản tiền chính xác cũng như được dùng trong trường hợp nào vẫn không được biết rõ.
[sửa] Route markers
Route Markers là những lá cờ đánh dấu nơi mà các đội phải đến. Hầu hết Route Marker đựoc dán trên các hộp đựng clue, số còn lại đánh dấu nơi mà các đội phải đến để hoàn thành các thử thách.
Route Markers luôn có màu vàng và đỏ trừ những ngoại lệ:
- Route Markers được dùng trong chương trình số 1 có màu vàng và trắng. Màu hiện nay (thêm màu đỏ) được sử dụng trong những chương trình tiếp theo để giúp các đội thi dễ nhận ra hơn.
- Trong chương trình số 3, khi đến Việt Nam Route Markers được dùng chỉ toàn màu vàng để tránh sự nhầm lẫn với cờ của Miền Nam Việt Nam ,[2] (khác với cờ hiện tại của nước CHXHCN Việt Nam). Nhà sản xuất để tránh vấn đề chính trị này nên đã thay đổi lá cờ cho phù hợp. Trong chương trình số 10 khi cuộc đua đến Việt Nam, cờ được sử dụng có màu vàng và trắng.
- Trong chương trình số 8, Route Markers có màu vàng, trắng và đen.
[sửa] Clues
[sửa] Route Information
Route Info clues hướng dẫn các đội điểm đến kế tiếp. Route Info thường chỉ cung cấp tên của điểm đến; tuỳ thuộc vào các đội đến đó bằng cách nào. Tuy nhiên, Route Info có thể yêu cầu phương tiện mà các đội phải dùng để đến địa điểm tiếp theo. Chẳng hạn như clue đầu tiên của cuộc đua thường nêu cụ thể chuyến bay mà các đội phải sử dụng. Các đội có thể được yêu cầu sử dụng phương tiện công cộng, tự lái xe hoặc các phương tiện khác hay đi bộ tuỳ theo hướng dẫn của clue.
Route Info clues có thể hướng dẫn các dội đi đến một địa điểm cụ thể ở một thành phố hoặc quốc gia khác, đi đến Pit Stop hay Vạch Kết Thúc của cuộc đua.
Trong chương trình đầu tiên, hộp đựng clue chứa chính xác số clue bằng với số đội đang đua nên các đội có thể đóan thứ hạng hiện tại của đội mình. Trong những chương trình tiếp theo, hộp đựng clue chứa số lựong clue khác với số đội đang đua nên các đội không thể biết thứ hạng của mình bằng cách đếm số clue còn trong hộp.
[sửa] Detour
Detour nêu lên 2 thử thách cho các đội lựa chọn, Các đội được gợi ý 1 vài chi tiết về cả 2 thử thách nhưng có thể phải di chuyển một quãng ngắn để đến địa điểm thực hiện. Một thử thách thì ít đòi hỏi thể chất hơn nhưng thường đòi hỏi thời gian hoặc khả năng suy luận trong khi thử thách kia thừong đỏi hỏi thể chất hoặc sự can đảm để hoàn thành. Sự lựa chọn tuỳ thuộc vào các đội. Một đội có thể đổi để làm thử thách kia nhưng sẽ rất mất thời gian để di chuyển giữa 2 nơi.[3]
Trong 3 chương trình đầu tiên, Detour xuất hiện trước Roadblock trong mỗi tập. Trong những chương trình gần đây, thứ tự xuất hiện đã thay đổi tuỳ theo từng tập. Mặc dù có một ít thay đổi của Detour trong hơn 11 chương trình qua, chỉ duy nhất Detour đầu tiên ở chương trình số 5 khi đội chơi thất bại trong việc hoàn thành 1 lựa chọn (dựa trên sự may rủi) buộc đội chơi đó phải hoàn thành thử thách còn lại, đỏi hỏi nhiều thể chất hơn.
[sửa] Roadblock
Roadblock là thử thách mà chỉ có 1 thành viên trong đội được thực hiện. Trước khi thực hiện 1 Roadblock, các đội được đọc 1 gợi ý mơ hồ về thử thách sắp tới, chẳng hạn "Ai cảm thấy đói?" (cho thử thách ăn trứng ngỗng). Thông thường, 1 đội có thể suy đoán thử thách là gì bằng cách quan sát cảnh vật xung quanh hay thậm chí là nhìn các đội khác đang thực hiện thử thách. Sau đó các đội phải quyết định xem ai là người sẽ là người thích hợp nhất để thực hiện thử thách này. Khi đã quyết định thì 2 thành viên trong đội không được hoán đổi vai trò cho nhau.
Roadblock có mặt trong tất cả các chặng (trong vài tập không được chiếu) trừ chặng đầu tiên. Trong chương trình số 1, chặng đầu tiên cũng có Roadblock, nhưng không được chiếu; tuy vậy có xuất hiện trong bản DVD được phát hành sau. Chương trình số 10 là chương trình đầu tiên có và chiếu Roadblock tRong chặng đầu tiên. Chương trình số 12 cũng có Roadblock trong chặng đầu tiên.
Kể từ Beginning in chương trình số 6, mội thành viên torng đội chỉ có thể thực hiện tối đa 6 Roadblock trong cả cuộc đua.[4] Vì thường có 12 Roadblock trong cả cuộc đua, luật này buộc cả hai thành viên torng đội phải phân công nhau thực hiện số Roadblock bằng nhau (nếu đội giành được Fast Forward để bỏ qua 1 Roadblock thì học sẽ phải phân công 6-5 để hòan thành Roadblock). Ở chương trình số 5, 3 đội chung cuộc đều là các đội nam-nữ đã phân chia số Roadblock 11-1 hoặc 10-1, trong đó thành viên nam làm phần nhiều; đây có thể là nguyên nhân của luật lệ ở .[5] Ở chương trình số 8, mỗi đội gồm có 4 thành viên, mỗi Roadblock sẽ được thực hiện bởi hai người. Chương trình số 10 có 13 Roadblock; do đó, số Roadblock nhiều nhất mà một thành viên có thể thực hiện là 7.
[sửa] Sản xuất chương trình
[sửa] Tham khảo
- ^ TAR FAQ: Basic Rules. What happens if both members of Team A step onto the mat after one member of Team B, but before the other member? Retrieved on June 19, 2007.
- ^ The Amazing Race 3, Episode 10
- ^ Switching a Detour option has become known by fans as "Bald Snarking" the detour, in honor of Ken and Gerald of Season 3 and their frequency of switching detours.
- ^ The Amazing Race 6, Episode 2
- ^ The 6-roadblock rule is sometimes called "The Bowling Moms' Rule" by fans, in honor of the thought that if this rule had been in place during the leg that Linda and Karen (the Bowling Moms) were eliminated against the 3 male-female teams, they would likely have stayed in the race.
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |