Thảm sát Armenia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ diệt chủng Armenia (tiếng Armenia: Հայոց Ցեղասպանութիւն ("Hayoc' c'ejaspanut'iwn"), tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Ermeni Soykırımı) — cũng gọi là Cuộc tàn sát Armenia, Đại họa (Մեծ Եղեռն "Mec Ejer'n" ) hay Thảm sát Armenia — là vụ trục xuất và thảm sát bằng vũ lực[1] hàng trăm ngàn đến hơn 1,2 triệu người Armenia trong thời kỳ chính phủ của Liên hiệp Thanh niên Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1915 đến 1917 ở Đế quốc Ottoman.[2]
Nó được mọi người công nhận rộng rãi là một trong những vụ diệt chủng có hệ thống và hiện đại đầu tiên,[3][4] khi nhiều nguồn tin phương Tây chỉ rõ quy mô tuyệt đối về số lượng người chết là bằng chứng về một kế hoạch có tổ chức và có hệ thống để hủy diệt người Armenia.[5] Người ta cũng cho rằng sự kiện này là vụ diệt chủng được nghiên cứu nhiều thứ hai sau vụ Holocaust của Đức Quốc xã.[6] Đến nay, 22 quốc gia đã chính thức công nhận đây là một vụ diệt chủng. Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ việc mô tả đặc điểm của các sự kiện này là diệt chủng.[7]
[sửa] Tư cách của người Armenia Ottoman
Dưới chế độ millet của luật Ottoman, người Armenia (như các dhimmi, cùng với người Hy Lạp, người Do Thái và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác) phải tuân theo các luật khác với luật được áp dụng cho những người Hồi giáo.[8] Họ có tòa án riêng, dù các tranh chấp liên quan đến một người Hồi giáo lại chiểu theo luật dự vào sharia. Người Armenia được miễn phục vụ trong quân đội nhưng thay vào đó họ phải đóng thuế miễn nghĩa vụ quân sự, gọi là jizya; lời khai của họ trước toà án Hồi giáo không được chống lại người Hồi giáo; họ không được phép mang vũ khí và phải đóng thuế cao hơn,[9] dù họ là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Đế quốc Ottoman.[10]
Năm 1914, ước tính có khoảng 2 triệu người Armenia ở Đế quốc Ottoman.[11] Còn dân số Armenia ở Đông Anatolia thì đông là sống tập trung, có nhiều người Armenia ở vùng phía tây của Đế quốc Ottoman,[12] đặc biệt ở trong và xung quanh Constantinople. Gần 2 thập kye trước đó, các cuộc thảm sát người Armenia ở Anatolia đã bắt đầu.
[sửa] Tham khảo
- ^ New York Times Dispatch. Lord Bryce's report on Armenian atrocities an appalling catalogue of outrage and massacre.. The New York Times, October 8, 1916.
- ^ "Cultural Cleansing: Who Remembers The Armenians," in Robert Bevan. The Destruction of Memory, Reaction Books, London. 2006, pp. 25–60
- ^ Ferguson, Niall. The War of the World: Twentieth-Century Conflict and the Descent of the West. New York: Penguin Press, 2006 p. 177 ISBN 1-5942-0100-5
- ^ A Letter from The International Association of Genocide Scholars
- ^ "Senate Resolution 106 - - Calling on the President to ensure that the foreign policy of the United States reflects appropriate understanding and sensitivity concerning issues related to Human Rights, Ethnic Cleansing, and Genocide Documented in the United States Record relating to the Armenian Genocide". Library of Congress.
- ^ R. J. Rummel, The Holocaust in Comparative and Historical Perspective, A Journal Social Issues, April 1, 1998 — Vol.3, no.2
- ^ “Q&A: Armenian 'genocide'”, BBC News, 2006-10-12. Địa chỉ URL được truy cập 2006-12-29.
- ^ Dadrian, Vahakn N. The History of the Armenian Genocide: Ethnic Conflict from the Balkans to Anatolia to the Caucasus. Oxford: Berghahn Books, 1995 p. 192 ISBN 1-5718-1666-6
- ^ Melson, Robert. Revolution and Genocide: On the Origins of the Armenian Genocide and the Holocaust. Chicago: University of Chicago Press, 1992. pp. 54–6 ISBN 0-2265-1991-0
- ^ Vartan Oskanian Minister of Foreign Affairs Republic of Armenia. "Ultimate Crime, Ultimate Challenge An International Conference on the 90th Anniversary of the Armenian Genocide CLOSING ADDRESS". Armenian Foreign Ministry.
- ^ Robert Melson (November 1996). “Paradigms of Genocide: The Holocaust, the Armenian Genocide, and Contemporary Mass Destructions”. Annals of the American Academy of Political and Social Science 548: 156–68 (160).
- ^ Hovannisian, Richard. Armenian people from ancient to modern times, Volume II, 204, Palgrave Macmillan. ISBN 0312101686.