Robert Mugabe
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robert Gabriel Mugabe | |
![]() Mugabe tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Phi ở Addis Ababa, Ethiopia, 31 tháng 1 năm 2008 |
|
Nhiệm kỳ | |
---|---|
31 tháng 12 năm 1987 – {{{term_end}}} | |
Tiền nhiệm | Canaan Banana |
Nhiệm kỳ | |
18 tháng 4 năm 1980 – 31 tháng 12 năm 1987 | |
Tiền nhiệm | Abel Muzorewa (Zimbabwe Rhodesia) |
Kế nhiệm | Chức vụ bị bãi bỏ |
Nhiệm kỳ | |
06 tháng 9 năm 1986 – 07 tháng 9 năm 1989 | |
Tiền nhiệm | Zail Singh |
Kế nhiệm | Janez Drnovšek |
Đảng | ZANU-PF |
Sinh | 21 tháng 2, 1924 (84 tuổi) Kutama, Salisbury, Nam Rhodesia |
Tôn giáo | Công giáo Rôma |
Vợ hay chồng | Sally Hayfron (qua đời) Grace Marufu |
Robert Gabriel Mugabe, KCB (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1924) là tổng thống Zimbabwe. Ông đã giữ chức người đứng đầu chính phủ ở Zimbabwe kể từ năm 1980, và giữ chức thủ tướng từ năm 1980 đến năm 1987 và chức tổng thống hành pháp thứ nhất từ năm 1987.[1] Ông trở nên nổi tiếng trong thập niên 1960 khi làm lãnh đạo của Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU) trong cuộc chiến tranh du kích chống lại cộng đồng thiểu số da trắng cầm quyền ở Rhodesia (1964–1979).
Mugabe là một nhân vật thẳng thắn nhưng gây tranh cãi. Nổi tiếng từ cuộc chiến, ông được dân châu Phi xem là anh hùng đấu tranh cho độc lập cũng như là một lãnh đạo có học vấn cao.[2][3] Sau một cuộc can thiệp tốn kém vào cuộc chiến tranh Congo lần thứ 2 và việc tước đoạt hàng loạt đất đai canh tác thuộc sở hữu người da trắng, dư luận phương Tây đã chuyển sang phản đối Mugabe một cách quyết liệt và nhiều chính sách phong tỏa kinh tế và giảm viện trợ đã bị các nước phương Tây áp đặt lên quốc gia này. Nền kinh tế Zimbabwe đã tuột dốc nhanh chóng, dẫn đến thiếu hụt lương thực và xăng dầu, lạm phát phi mã, di cư hàng loạt. Trong thời gian gần đây, các chính sách của ông bị lên án ở cả phương Tây và trong nước là chính sách phát xít chống lại cộng đồng thiểu số da trắng Zimbabwe.[4][5][6] Mugabe đã tự mô tả mình là "sinh ra để chống lại những kẻ thực dân,"[7][8] nên cả ông và những người ủng hộ ông tuyên bố rằng các vấn đề của Zimbabwe là di sản của chủ nghĩa đế quốc,[9] và bị chính sách cấm vận kinh tế phương Tây làm trầm trọng thêm. Ngày 3 tháng 4 năm 2008, báo chí thế giới được thông báo rằng đảng đối lập chính, Phong trào Thay đổi dân chủ đã tuyên bố kiểm soát được Quốc hội. Tuyên bố này đã được xác nhận khi kết quả bầu cử được công bố nhưng hiện nay đang bị tranh cãi.[10]
[sửa] Tham khảo
- ^ Chan, Stephen (2003). Robert Mugabe: A Life of Power and Violence, 123.
- ^ Viewpoint: Kaunda on Mugabe BBC 12 June 2007
- ^ Biles, Peter. “Mugabe's hold on Africans”, BBC News, 2007-08-25.
- ^ “UK anger over Zimbabwe violence”, BBC News, 2000-04-01.
- ^ McGreal, Peter. “Corrupt, greedy and violent: Mugabe attacked by Catholic bishops after years of silence”, The Guardian, 2007-04-02.
- ^ Bentley, Daniel. “Sentamu urges Mugabe Action”, The Independent, 2007-09-17.
- ^ “Mugabe: US must disarm”, BBC News, 2007-02-25.
- ^ Egbuna, Obi (2003-07-31). “Zimbabwe: Who else but Mugabe?”. The Black Commentator (51).
- ^ “Colonial history tugs at EU-Africa ties”, People's Daily, 2007-12-05.
- ^ "Robert Mugabe's reign set to end in Zimbabwe, but World fears a bloodbath", The Mirror