Hiệp hội Thiên văn Quốc tế
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) là hiệp hội của các hiệp hội thiên văn học khắp nơi trên thế giới. Nó là thành viên của Ủy ban Khoa học Quốc tế (ICSU). Nó là tổ chức được biết đến với trọng trách đặt tên cho các chòm sao, sao, hành tinh, tiểu hành tinh và các thiên thể cùng các hiện tượng thiên văn.
Trong các nhóm làm việc có Nhóm phân loại hành tinh (WGPSN), có nhiệm vụ thực hiện quy ước đặt tên thiên văn và phân loại hành tinh cho các hành tinh. IAU cũng có trách nhiệm với Điện tín Thiên văn, mặc dù tổ chức này không điều hành nhóm này. Nhóm Trung tâm Tiểu hành tinh (MPC), là một trung tâm cho các vật thể phi hành tinh và phi vệ tinh tự nhiên trong Hệ Mặt Trời, cũng do IAU điều hành.
IAU được sáng lập năm 1919, theo sau một loạt các hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thiên văn như Carte du Ciel, hay Hiệp hội Mặt Trời hay Văn phòng Thời gian Quốc tế (Bureau International de l'Heure). Giám đốc đầu tiên là Benjamin Baillaud.
IAU hiện có 9040 thành viên cá nhân, gồm chủ yếu là các nhà thiên văn chuyên nghiệp (có bằng tiến sĩ về chuyên ngành) và 63 thành viên quốc gia. Hiện nay Việt Nam chưa là thành viên của hiệp hội này. 87% thành viên là nam giới; còn lại 13% là nữ giới. Chủ tịch hội hiện hành là José Luis Comellas.
Kỳ họp XXVI của hiệp hội sẽ được tổ chức vào tháng 8 năm 2006 ở Praha, Cộng hòa Séc.
[sửa] Xem thêm
- Quy ước đặt tên thiên văn