Lã Bố
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lã Bố, tự là Phụng Tiên (đôi khi cũng được gọi là Lữ Bố và Lữ Phụng Tiên), người đất Cửu Nguyên (nay là thành phố Bao Đầu, nội Mông Cổ). Lã Bố là một võ tướng và là một quân phiệt cát cứ cuối đời Đông Hán. Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này Lã Bố được mô tả là một viên tướng hết sức dũng mãnh, chuyên sử dụng phương thiên họa kích. Người ta thường nói "Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố".
Mục lục |
[sửa] Cuộc đời
[sửa] Giết cha nuôi, lại nhận cha nuôi
Trước Lã Bố là tướng của Đinh Nguyên, nhận làm nghĩa phụ. Nhưng sau Đổng Trác cho người là Lý Túc đem ngựa Xích Thố đến dụ, Lã Bố lại giết Đinh Nguyên và về với Đổng Trác, nhận làm con nuôi ông này. Lã Bố là dũng tướng của Đổng Trác giúp Đổng Trác thực hiện âm mưu cướp ngôi vua nhà Hán.
[sửa] Mắc mỹ nhân kế
Trong phủ có quan tư đồ Vương Doãn bề ngoài cung kính nhưng ngấm ngầm lập mưu giết Đổng Trác. Vương Doãn biết hai cha con Lã Bố và Đổng Trác có tính hiếu sắc nên dùng kế ly gián trước gả con gái nuôi là Điêu Thuyền cho Lã Bố sau là Đổng Trác gây nên mối bất hòa giữa hai cha con. Kết quả là Lã Bố giết chết Đổng Trác, lấy Điêu Thuyền làm thiếp.
[sửa] Lập nghiệp riêng
Lý Thôi (Lý Giác) đem quân về báo thù cho Đổng Trác. Vương Doãn bị giết, Lã Bố bỏ chạy. Ông ta nương nhờ Viên Thuật, rồi Trương Dương, rồi Viên Thiệu, Trương Mạc. Lã Bố có các tướng giỏi là Trần Cung, Cao Thuận, Trương Liêu, Tang Bá, đánh chiếm Bộc Dương của Tào Tháo. Nhưng sau đó Tào Tháo kéo đến, đuổi Lã Bố chạy về phía đông. Bố lại nương nhờ Lưu Bị, nhưng sau đó chiếm thành Hạ Phì của họ Lưu, từ đó hùng cứ ở Từ Châu.
[sửa] Cửa quan bắn kích
Viên Thuật đánh Lưu Bị, cho tiền Lã Bố để ngồi yên. Lưu Bị lại cầu cứu Lã Bố. Bố mời 2 bên đến uống trà. Lã Bố cho dựng một cây kích ở rất xa, nói rằng nếu bắn trúng ngạnh kích bì 2 bên phải bãi binh. Tướng của Viên Thuật là Kỷ Linh không dám nói, còn Lưu Bị cầu cho bắn trúng. Lã Bố nhắm bắn trúng ngay ngạnh kích, Kỷ Linh đành rút về.
[sửa] Tráo trở liên tục
Viên Thuật xưng đế, định hỏi cưới con gái Lã Bố cho con trai mình. Lã Bố nhận lời, đưa con gái đi, nhưng giữa chừng lại theo phe Tào Tháo để được phong chức, đuổi theo đem con về. Lã Bố gây chiến với Viên Thuật, nhưng ít lâu sau chưa thấy được lên chức, lại chuyển theo Viên THuật, trở lại đánh Tào Tháo.
[sửa] Liều mạng giữ cô thành
Năm 198, Lã Bố tấn công Lưu Bị, Tào Tháo đến cứu Lưu Bị. Lã Bố nghe lời vợ, ngồi nhà giữ thành, bị bao vây. Lã Bố lại cầu cứu Viên Thuật, nhưng Viên Thuật đòi gả con dâu mới đến cứu. Lã Bố giữ thành Hạ Phì, bị chính tướng lĩnh của mình phản bội, bắt nộp Tào Tháo. Nhưng trong bộ "Trung Quốc tướng soái toàn truyện" của Trịnh Phúc Điền, Dương Diệu Xuân và Khả Vĩnh Tuyết (Tập 1, trang 500), Lã Bố thấy thế lâm nguy, bảo bộ hạ lấy đầu mình đi dâng Tào Tháo lấy công, nhưng bộ hạ không nỡ làm. Lã Bố đành ra hàng.
[sửa] Thằng Tai To kia!!
Đằng nào cũng vậy, Lã Bố bị trói đến trước mặt Tào Tháo, nói rằng "Thiên Hạ từ nay yên rồi!". Tào Tháo hỏi tại sao, Lã Bố nói "Có ta làm phó thống lĩnh kỵ binh, bình thiên hạ dễ như trở bàn tay". Tào Tháo định thả Lã Bố, nhưng Lưu Bị ngồi bên nói "Ngài quên Đinh Nguyên và Đổng Trác rồi ư?". Thế là Lã Bố bị đưa đi thắt cổ. Lã Bố còn quay lại chửi Lưu Bị: "Thằng tai to kia mới là không đáng tin nhất! Mày quên công ta bắn kích rồi ư?" Lã Bố cùng Trần Cung, Cao Thuận đều bị treo cổ. Trương Liêu và Tang Bá đầu hàng.
[sửa] Tính cách
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là một kẻ bạc nghĩa vô tình, nhận Đinh Nguyên, Đổng Trác làm cha nuôi, rồi sau đó lại chính tay mình giết hại hai người này. Khi bị Tào Tháo đánh đuổi đã chạy về với Lưu Bị, được Lưu Bị coi trọng đối xử hậu hĩnh, nhưng khi Lưu Bị đi đánh Viên Thuật thì Lã Bố đã lợi dụng việc đó chiếm lấy đất của Lưu Bị, sau đó khi Lữ Bố bị Viên Thuật đánh thì lại gọi Lưu Bị trở lại giúp mình... Có thể nói Lã Bố là một kẻ bất hiếu với cha, bất nghĩa với bạn bè, bất tín với người đời, là một kẻ bất trí, hữu dũng vô mưu, nhiều lần đã bị thảm bại chỉ vì không chịu nghe lời khuyên của những kẻ hiền.
Tuy vậy, sự dũng mãnh, uy phong của Lã Bố thì không ai có thể phủ nhận. Có thể nói trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Lã Bố là tướng mạnh nhất trong tất cả các tướng, vượt trên cả Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Điển Vi... cho đến mười mấy năm sau khi có sự xuất hiện của vị tướng Mã Siêu trẻ tuổi khiến Tào Tháo phải nhận định Mã Siêu mạnh không thua Lã Bố. Chính sự dũng mãnh đó đã giúp cho Lã Bố vang danh thiên hạ, ngay cả khi Lã Bố không nghe theo lời Trần Cung, bị trúng kế của Quách Gia, nhưng với sự kiêu dũng của mình Lã Bố vẫn có thể đảo ngược tình thế đến nỗi suýt nữa giết được Tào Tháo. Trong truyện thì sức mạnh của Lã Bố được ca ngợi qua lần một mình đấu với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, hay một mình địch sáu tướng của Tào Tháo, trong đó gồm cả Hứa Chử và Điển Vi.
Một số nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc | |
Cai trị | nhà Hán: Hán Linh Đế - Hán Thiếu Đế - Hán Hiến Đế Ngụy: Tào Tháo - Tào Phi - Tào Duệ - Tào Phương - Tào Mao - Tào Hoán |
Quân sư | Ngụy: Quách Gia - Giả Hủ - Tư Mã Ý - Tư Mã Sư - Tư Mã Chiêu - Hứa Du - Từ Thứ - Tuân Du - Tuân Úc - Đổng Chiêu - Di Hành Thục: Bàng Thống - Gia Cát Lượng - Khương Duy - Phí Y - Tưởng Uyển |
Tướng | Ngụy: Bàng Đức - Điển Vi - Hạ Hầu Đôn - Hạ Hầu Uyên - Hứa Chử - Tào Hồng - Tào Nhân - Từ Hoảng - Trương Cáp - Trương Liêu - Vu Cấm Thục: Hoàng Trung - Mã Siêu - Nghiêm Nhan - Ngụy Diên - Quan Bình - Quan Hưng - Quan Vũ - Trương Bào - Trương Phi - Triệu Vân |
Khác | Điêu Thuyền - Quản Lộ - Hoa Đà - Tư Mã Huy - Tôn Thượng Hương |
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |