Tiếng Môn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
tiếng Môn မဩန |
||
---|---|---|
Cách phát âm: | IPA: /pʰesa mɑn/ | |
Được nói tại: | Myanma, Thái Lan, Hoa Kỳ (California) | |
Địa phương: | Đông Nam Á | |
Tổng số người nói: | Myanma: 742.900, Tổng: 850.530[1] | |
Ngữ hệ: | Hệ Nam Á Nhóm Môn-Khmer Nhánh Môn tiếng Môn |
|
Hệ thống viết: | chữ cái Myanma (chữ cái lấy từ chữ Môn cổ dựa trên chữ Ấn) | |
Địa vị chính thức | ||
Ngôn ngữ chính thức tại: | không, được công nhận là ngôn ngữ thiểu số tại Myanma và Thái Lan | |
Điều hành bởi: | không ai điều hành chính thức | |
Mã ngôn ngữ | ||
ISO 639-1: | none | |
ISO 639-2: | chưa có thông tin | |
ISO/FDIS 639-3: | mnw |
Tiếng Môn là một ngôn ngữ thuộc nhánh Môn trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer của hệ ngôn ngữ Nam Á. Tiếng Môn được nói và viết bởi người Môn ở Campuchia, Myanma và Thái Lan. Ngôn ngữ này rất gần với tiếng Nyah Kur, và gần với tiếng Khmer, tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Mảng, tiếng Ba Na.
Ở Myanma, những người Môn nói ngôn ngữ này sinh sống chủ yếu ở bang Mon, một số ít người Môn sống ở Bago và ở Ye. Ở Thái Lan, những người Môn nói ngôn ngữ này sinh sống chủ yếu ở huyện Phra Pradaeng, tỉnh Samut Prakan.
Chữ viết trong tiếng Môn thuộc hệ Devanāgarī. Cùng với chữ viết tiếng Khmer, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành chữ viết của nhiều thứ tiếng ở Đông Nam Á.
[sửa] Chú thích
- ^ Gordon, Raymond G., Jr. (2005). "Mon: A language of Myanmar". Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. SIL International. Được truy cập ngày 2006-07-09.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |