Thần phong
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thần phong, gió thần hay Kamikaze (tiếng Nhật: 神風; kami = thần, kaze = phong) là một từ tiếng Nhật, được những tiếng khác vay mượn để chỉ các cuộc tấn công tự sát bởi các phi công chiến đấu Nhật Bản chống lại tàu thủy của Đồng minh trong Thế chiến 2 trong giai đoạn kết thúc chiến dịch Thái Bình Dương.
Các cuộc tấn công này, bắt đầu năm 1944 đã dẫn đến sự suy yếu và thất bại của Nhật Bản nhưng lại gây tổn thất lớn cho quân đồng minh.
Mục lục |
[sửa] Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi thần phong xuất phát từ thời kỳ 1274-1281 khi có một cơn bão đã cứu Nhật Bản khỏi thảm họa thôn tính của đế quốc Mông Cổ. Khi quân Mông Cổ tấn công Nhật Bản với khí thế như chẻ tre, nước Nhật hầu như chắc chắn bị thất thủ thì có một cơn bão nổi lên đánh chìm tàu thuyền quân Mông Cổ. Do đó người Nhật gọi cơn bão này là "thần phong". Trong chiến tranh thế giới thứ 2, một tokubetsu kōgeki tai (特別攻撃隊) (đặt biệt công kích đội) hay đặc công đội (tokkōtai (特攻隊)) được thành lập để tấn công bảo vệ Nhật Bản. Các đội thực hiện các cuộc tấn công tự sát của các đơn vị thuộc Hải quân hoàng gia Nhật Bản được gọi là shinpū tokubetsu kōgeki tai (神風特別攻撃隊, "thần phong đặc biệt công kích đội".
[sửa] Những chiến công của phi đội Thần phong trong Thế chiến thứ hai
[sửa] Ý tưởng và những cuộc tấn công đầu tiên
Trong những năm đầu của thập niên 1940 khi hạm đội Mỹ khống chế Thái Bình Dương, những cuộc đụng độ giữa hải quân Nhật-Mỹ liên tục diễn ra, đặc biệt là sau trận Trân Châu cảng ngày 7/12/1941 với thắng lợi thường thuộc về quân Mỹ vì quân Mỹ có ưu thế lớn về hải quân và không quân. Những thất bại đó đã khiến quân Nhật nghĩ đến những phương sách khác, trong bối cảnh đó bộ tham mưu Nhật đã nghĩ đến những cuộc tấn công cảm tử để tái lập thế quân bình lực lượng. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng này là chỉ huy trưởng căn cứ Nhật Tateyama tuy không được chấp thuận nhưng ý kiến này đã được bảo lưu và nghiên cứu.
.
Cuộc tấn công cảm tử phối hợp đầu tiên được tiến hành vào ngày 5/7/1944 với 9 chiếc khu trục cơ Zero và 8 oanh tạc cơ từ căn cứ Iwo-Jima. Kết quả thu được không như mong muốn khi 12 chiếc bị hạm đội Mỹ bắn hạ, 5 chiếc trở về oan toàn. Ngày 15/10/1944, đô đốc Masabumi Arima cùng 1 hạm đội nhỏ đụng độ với hải quân Mỹ ngoài khơi Phillipines và thất bại hảm hại. Bực tức vì thất bại đó, đô đốc Takijiro Onischi, tư lệnh đệ nhất hạm đội hải-không quân tập hợp các sĩ quan của hạm đội 201 ở căn cứ Mabacalt trên đảo Lucon chuẩn bị cho cuộc đụng độ trên vịnh Leyte và biển Sibuan và tuyên bố không quân Nhật muốn chiến thắng phải thực hiện các cuộc tấn công cảm tử với trình tự thực hiện như sau: 1 người với máy bay Zero và 250 kg bom sẽ bay thẳng vào và tiêu diệt mục tiêu. Và thật bất ngờ cả 26 phi công của hạm đội 201 đều đồng lòng quyết tử. Ngày 25/10/1944, cuộc tấn công cảm tử của 5 khu trục cơ thuộc phi đội Shikishima đã gặt hái thành công đáng kể: hàng không mẫu hạm Saint-Lo nổ tung và chìm ngay lập tức còn tàu Suwanee bị hư hỏng nặng với 150 lính Mỹ tử trận và 10 máy bay bị phá hủy.
[sửa] Giai đoạn ác liệt của cuộc chiến
Các đô đốc Mỹ bắt đầu nhận thấy sự nguy hiểm của chiến dịch Kamikaze trong khi phía Nhật lại xem đây là bước ngoặt của cuộc chiến. Ngày 25/11/1944, 35 kamikaze gây thiệt hại nặng nề cho hàng không mẫu hạm Independance, Essex cùng 1 số tàu chiến khác. Ngày 27/11/1944 làm thiệt hại tàu thiết giáp Colorado và 2 tuần dương hạm.
Đầu năm 1945 khi ở Châu Âu sự thất bại của phát xít Đức đã cận kề thì ở Thái Bình Dương, quân Nhật cũng đang gặp rất nhiều khó khăn với những đợt tấn công liên tục của quân Mỹ và trong hoàn cảnh đó chiến thuật Kamikaze vẫn được sử dụng. Tháng 4/1945, đô đốc Matome Ugaki chịu trách nhiệm phối hợp những cuộc tấn công đặc biệt để bảo vệ Okinawa, đã bố trí 700 tàu- cảm tử Shinyo và 1 lượng lớn phi cơ ở Kyushu, trong đó có hàng ngàn chiếc Zero và oanh tạc cơ Nakajima Ki-115 mang trên mình 1 quả bom 500 kg có tầm sát thương 1.200 m. Những máy bay Kamikaze được máy bay tiêm kích hộ tống bay ở tầm thấp và khi đến gần hạm đội Mỹ thì nhảy vọt lên độ cao 4.500 m rồi bất ngờ bổ nhào xuống nhắm vào những chiếc hàng không mẫu hạm. Ngày 6/4/1945, 355 Kamikasze đã tham gia 1 cuộc tấn công lớn và hạm đội Mỹ đã kịp tiêu diệt 250 chiếc trước khi chúng lao vào mục tiêu. Những chiéc còn lại đã loại ra khỏi vòng chiến hàng không mẫu hạm Hancock, đánh đám 2 tàu vận tải xung kích lớn và làm thiệt hại tàu thiết giáp Maryland và nhiều tàu khu trục. Ngày 12/4/1945, 185 chiếc Kamikaze có 135 chiếc tiêm kích đi kèm đã mở cuộc tấn công mới nhưng kết quả của lần xuất kích này không đáp ứng được kì vọng của quân đội Nhật.
[sửa] Sự kết thúc của thời đại Thần phong
Những trận chiến ở Okinawa đã kết thúc vào ngày 22/6/1945 với thất bại của quân đội Nhật và đô đốc Nhật Ushijima đã mổ bụng tự sát ( hara-kiri) theo truyền thống Nhật Bản. Ngày 15/8/1945, những người lính Nhật bàng hoàng khi nghe tin Nhật hoàng Hiro Hito đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cùng ngày hôm đó, đô đốc Ugaki, tư lệnh hạm đội 5 ở Kyushu cùng với 10 phi công cảm tử bay về hướng Okinawa và trước khi mất hút đã gửi lại 1 thông điệp bày tỏ niềm tin về sự bất tử của đế chế và tinh thần Kamikaze. Tổng kết lại, trong 1.900 phi vụ cảm tử, các Kamikaze đã đánh đắm khoảng 30 tàu chiến Mỹ, làm thiệt hại gần 300 chiếc khác và 4.907 lính Mỹ đã tử trận. Từ đó có thể thấy những cuộc tấn công cảm tử này đã mang lại hiệu quả cao hơn những cuộc tấn công thông thường và đô đốc Onischi đã nói về giai đoạn Kamikaze như sau: "Dù có hiệu quả hay không thì những cuộc tấn công đó cũng cho thế giới và cả chúng ta hình ảnh của chủ nghĩa anh hùng, của lòng tự hào và đảm bảo sự tồn tại sự tồn tại của di sản tinh thần chúng ta."
[sửa] Những phi công Thần phong
Nói đến thành công của chiến thuật Kamiakaze không thể không kể đến sự hi sinh anh dũng của những phi công cảm tử trong quân đội Nhật. Nhật hoàng Hiro Hito đã đọc diễn văn ca ngợi những chàng trai trẻ tuổi đã “chết hạnh phúc và tự hào vì hoàng đế và sự chiến thắng”. Điều đáng ngạc nhiên là số người tự nguyện hi sinh nhiều gấp 10 lần số máy bay quân đội Nhật Bản có lúc đó. Những người tự nguyện xem sự hi sinh của mình là sự đền đáp lại công ơn Thiên hoàng và giúp ích cho đất nước trong hoàn cảnh khó khăn.
[sửa] Chế độ huấn luyện
.
Những người tình nguyện hi sinh, bao gồm nhiều thành phần từ phi công chính quy, binh lính cho đến cả sinh viên được huấn luyện theo 1 chế độ đặc biệt trong vòng 7 ngày: 2 ngày cho việc cất cánh với 1 quả bom 250 kg; 2 ngày cho việc bay theo đội hình và 3 ngày tập cách tiếp cận mục tiêu và tấn công.
[sửa] Thời khắc ra đi mãi mãi
Vào buổi chiều trước ngày xuất phát, người chỉ huy trưởng căn cứ thông báo cho họ biết lệnh xuất phát vào ngày hôm sau và họ còn 1 đêm cuối cùng để viết 1 bức thư cuối cùng cho người thân trước khi ra đi mãi mãi vào hôm sau. Sáng sớm, sau buổi thuyết trình ca ngợi sự hi sinh, họ có mặt trong bộ đồ phi công, đeo bên mình thanh gươm của người võ sĩ đạo, đầu quấn chiếc băng chéo thiêu nổi hình mặt trời mọc, quốc kì của đế quốc Nhật Bản. Chỉ huy trưởng căn cứ trao cho mỗi người 1 ly rượu sake, tất cả nghiêng mình về hướng cung điện để tỏ lòng tôn kính Nhật hoàng trước khi leo lên máy bay trong sự hoan nghênh của những người còn lại.
[sửa] Cuộc sống sau chiến tranh
Ngày 15/8/1945, thiên hoàng Hiro Hito đọc tuyện bố đầu hàng vô điều kiện, một số người không chịu đựng được nỗi nhục thất trận đã mổ bụng tự sát theo tinh thần người Nhật. Hàng ngàn phi công trở về nhà bị lãng quên trong thời kì sau chiến tranh. Một số người cùng với những người khác xây dựng lại đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh, một số gia nhập Đảng cộng sản Nhật Bản trong những năm 1946-1948, số khác bị khủng hoảng tinh thần và chỉ sau thập niên 50, khi nền kinh tế Nhật Bản dần dần phục hồi đa phần trong số họ trở thành công nhân trong các hãng sản xuất lớn như:Sony, Honda, Denzu,… để quên đi quá khứ tuy đau thương nhưng không kém phần hào hùng.