Bom
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bom là một thiết bị nổ tạo ra và giải phóng năng lượng của nó một cách cực kỳ nhanh chóng thành một vụ nổ và sóng xung kích mãnh liệt mang tính phá huỷ. Từ "bom" xuất phát từ bombos (βόμβος) trong tiếng Hy Lạp, một từ tượng thanh với nghĩa như từ "boom" trong tiếng Anh.
Đa số bom không chứa nhiều năng lượng hơn nhiên liệu thông thường, ngoại trừ trường hợp vũ khí nguyên tử. Một quả bom thường ở hình thức thùng chứa nhồi đầy vật liệu nổ, được thiết kế để gây ra phá huỷ khi được kích hoạt.
Bom đã từng được sử dụng từ nhiều thế kỷ cả trong những cuộc chiến tranh quy ước và không quy ước.
Cấu tạo: Bom gồm có thân bom chứa thuốc nổ hoặc vật nhồi, ngòi nổ,cánh ổn định.
[sửa] Phân loại
Bom được chia thành các loại chính sau:
[sửa] Theo công dụng
- Bom công dụng chung: Bom phá, Bom sát thương, Bom xuyên
- Bom công dụng đặc biệt: Bom khói, Bom bi, Bom cháy, Bom chiếu sáng, Bom chất độc, Bom napan, Bom chỉ thị mục tiêu, Bom ba càng, Bom bay, Bom bướm, Bom chân không, Bom chìm, Bom chống ngầm, Bom chống tăng, Bom chùm, Bom có điều khiển, Bom điện từ, Bom điều khiển từ vệ tinh, Bom E, Bom mềm, Bom hidrô (Bom H), Bom hạt nhân, Bom hóa học, Bom hơi ngạt, Bom khinh khí, Bom không quân, Bom lade, Bom nguyên tử (Bom A), Bom nhiên liệu, Bom nổ chậm, Bom nơtron, Bom phản lực, Bom phóng, Bom vô tuyến truyền hình, bom động đất
Trong các loại bomb thì vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn nhất có thể gây nên những thảm họa nghiêm trọng. Nếu các laọi bom thông thường dựa vào phản ứng cháy nổ của các chất hóa học để gây ra một bán kính sát thương nhất điịnh thì vũ khí hạt nhân dựa vào các phản ứng dây chuyền để gấy ra một luồng năng lượng cực lớn.
[sửa] Theo chất nổ nhồi trong bom
- Bom nổ mạnh
- Bom hóa học
- Bom cháy
- Bom phóng
- Bom nhồi chất trơ (inert)
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |