See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Nhận thức – Wikipedia tiếng Việt

Nhận thức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong quá trình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình; Từ đó, tìm ra quy luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành và tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần.


Mục lục

[sửa] Đặc điểm hoạt động nhận thức của con người

Hoạt động nhận thức chủ yếu của con người là phản ánh thực tế khách quan, để thích nghi với nó hoặc để cải tạo nó. Quá trình hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết; Từ các thuộc tính bên ngoài (cảm tính, trực quan, riêng rẽ) đến sự trọn vẹn (ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó); Sau đó đến các thuộc tính bên trong - đi sâu vào bản chất của sự vật (hiện tượng) được nghiên cứu; Cuối cùng từ đó trở về thực tiễn, thông qua các quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ. Ở những giai đoạn phát triển nhất định, giáo dục là hoạt động nhận thức chủ yếu của con người.

Hoạt động nhận thức của con người diễn ra qua hai hình thức cơ bản là: hành động nhận thức hay quá trình nhận thức.

Hành động nhận thức - Là hành động nhận ra, biết được (hiểu được) về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của con người. (Khi ấy, khái niệm này được sử dụng như 1 động từ). Ví dụ như, "Chúng ta nhận thức rằng, tự do hay hạnh phúc phải do chinh bản thân chúng ta tìm kiếm và xây dựng trên những điều kiện sẵn có là sự độc lập của cá nhân và của quốc gia".

Quá trình nhận thức - Là kết quả hiểu biết của con người về một vấn đề cụ thể của thế giới khách quan. Kết quả này được tìm thấy trong một khoảng thời gian nhất định. (Khi ấy, khái niệm này được sử dụng như 1 danh từ). Ví dụ như, "Đội ngũ công chức Việt Nam cần nâng cao nhận thức về nguy cơ gây ra bất ổn chính trị - xã hội, qua cách làm việc hay đối thoại với công dân". Với cách dùng như trên, khái niệm này thường được ghép với các động từ hoặc tính từ khác như: "nâng cao nhận thức", "có nhận thức đúng", "nhận thức sai lầm"....

Qua hai dạng thức sử dụng như trên, ta thấy hoạt động nhận thức của con người có đặc điểm cơ bản như sau:

Luôn luôn phát sinh kết quả: Bất kỳ một hoạt động nhận thức nào của con người cũng đều đưa đến 1 kết luận (kết quả) cụ thể. Quan hệ nhân - quả của hoạt động này có tính quy luật - tất yếu xảy ra. Kể cả kiểu kết luận, "Anh chưa nhận thức được điều gì về tôi cả", "Tôi chưa nhận thức được gì qua bài giảng của thầy". (Ở góc độ này, khái niệm nhận thức được xem đồng nghĩa với các khái niệm "nhận thấy", "nhận ra", "nhận biết" hoặc "hiểu" - "Anh chưa hiểu được điều gì về tôi cả", "Tôi chưa hiểu được gì qua bài giảng của thầy").

Luôn luôn vận động không ngừng: Hoạt động nhận thức là một quá trình vận động không ngừng, vì nó gắn liền với thực tiễn sôi động. Khi đó, để tiến hành nhận thức, cần phải sử dụng rất nhiều phương pháp như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và phản biện, lịch sửlogic, trừu tượng hóa, khái quát hoá....

[sửa] Các giai đoạn của quá trình nhận thức

Về lịch sử nghiên cứu hoạt động nhận thức, thực chất, được đề cập đầu tiên từ triết học (Platon). Hiện nay, có hai khuynh hướng cơ bản nghiên cứu về hoạt động nhận thức của con người là chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật.

Các nhà duy tâm quy nhận thức về sự tự nhận thức của "tinh thần vũ trụ" G. W. F. Hegel, về sự phân tích phức hợp của cảm giác chủ nghĩa Mach, phủ nhận khả năng nhận thức bản chất của sự vật D. Hume và I. Kant; Các nhà duy vật xuất phát từ chỗ cho rằng, nhận thức (tri thức) là kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan Démocrite, F. Bacon, J. Locke.... Tranh luận của các nhà triết học thuộc hai trường phái trên vẫn còn tiếp tục trong suốt quá trình con người tìm hiểu và lý giải vạn vật của thế giới tự nhiên.

Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau:

1) Nhận thức cảm tính (vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng).

2) Nhận thức lý tính (vận dụng khái niệm, phán đoán, suy lý).

3) Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.

Nghiên cứu về hoạt động nhận thức (quá trình nhận thức) của con người được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm; Đáng kể nhất có Triết học, Tâm lý học, Thần học, Phân tâm học, Ngôn ngữ học, Xã hội học nhận thức.... Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển của nền văn minh nhân loại, mỗi dân tộc hay nền văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau có thể có sự nhìn nhận (đánh giá) khác nhau về hoạt động nhận thức & kết quả nhận thức đặc thù của mình.

Ví dụ: Chỉ 1 khái niệm dân chủ nhưng đã có sự nhận thức về nó rất khác nhau theo thời gian & không gian mà nó tồn tại - Nó sẽ còn tiếp tục được tranh cãi trong suốt quá trình tồn tại của con người trong vũ trụ bao la này; Vấn đề quan trọng là, với kiểu nhận thức như vậy - trong giai đoạn này - hoàn cảnh này - môi trường chính trị - xã hội - kinh tế - văn hóa này, có hợp lý hay không? Có được sự thừa nhận rộng rãi hay không? Có thực sự mang lại tự do và hạnh phúc cho người dân hay không mà thôi.

[sửa] Một số đặc tính của hoạt động nhận thức

Tính cá thể: Hoạt động nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức chủ quan của con người. Do đó, hoạt động nhận thức của con người dù đi theo khuynh hướng (trường phái) nghiên cứu nào (duy vật hoặc duy tâm, ....) thì nó cũng phản ánh rõ nét đặc điểm cá nhân của người nhận ra kết quả nhận thức ấy. Tính cá thể (cá nhân) này bị giới hạn bởi môi trường sống, bởi tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay nền văn minh nhân loại.

Tính kế thừa: Lịch sử phát triển của loài người luôn có sự kế thừa theo không gia & thời gian, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự kế thừa bao hàm cả những bài học về sự thành công và thất bại của con người khi tìm hiểu thế giới xung quanh.

Tính thay đổi: Phương pháp tìm hiểu, lý giải và kết luận về thế giới xung quanh luôn thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này có nguyên nhân lệ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vào cảm nhận chủ quan của con người về môi trường sống. Sự thay đổi trong hoạt động nhận thức thể hiện khả năng thích nghi của con người đối với sự biến đổi của môi trường sống.

Tính cách mạng: Lịch sử phát triển của loài người chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhận thức của con người. Đó là những thời kỳ có sự chuyển đổi mạnh mẽ nền văn minh thế giới đương đại (ví dụ như, giai đoạn chuyển đổi từ hình thức hái lượm sang sản xuất nông nghiệp, từ nền văn minh nông nghiệp chuyển sang thời kỳ sản xuất công nghiệp, từ văn minh công nghiệp chuyển sang công nghệ sinh học, tin học, nano...). Trong mỗi bước ngoặc phát triển ấy của xã hội loài người, hoạt động nhận thức của con người về thế giới tự nhiên cũng có sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của con người. Tính cách mạng trong nhận thức của con người gắn liền với các cuộc cách mạng trong đời sống kinh tế - chính trị xã hội.

[sửa] Mục đích hoạt động nhận thức của con người

Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người:

Đáp ứng nhu cầu lý giải thế giới:

Quá trình tìm kiếm chân lý:

Đáp ứng nhu cầu cải tạo thế giới:


[sửa] So sánh khái niệm nhận thức và khái niệm tư duy


Tài liệu tham khảo 1. Từ điển triết học, NXB Tiến bộ - 1986. 2. Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội - 1988. 3. Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (http://bachkhoatoanthu.gov.vn/)


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -