Hải chiến Hoàng Sa 1974
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hải chiến Hoàng Sa | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Sơ đồ diễn biến trận hải chiến
|
|||||||
|
|||||||
Tham chiến
|
|||||||
Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung hoa | Hải quân Việt Nam Cộng hòa | ||||||
Chỉ huy
|
|||||||
Không rõ | Đô đốc Lâm Ngươn Tánh | ||||||
Lực lượng
|
|||||||
2 tảo lôi hạm 4 liệp tiềm đỉnh loại Krondstadt 2 chiến hạm chở quân cùng 4 tiểu đoàn thủy quân lục chiến |
2 tuần dương hạm 1 hộ tống hạm 1 khu trục hạm 1 đại đội hải kích 1 nhóm biệt kích quân 1 trung đội quân địa phương |
||||||
Thương vong
|
|||||||
4 tàu bị hư hại nặng 18 thủy thủ Thương vong lính thủy không rõ |
1 hộ tống hạm chìm hơn 40 thủy thủ 16 người bị thương 48 tù binh |
Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.
Mục lục |
[sửa] Bối cảnh
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores) .
Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.
Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc (nhưng thực chất chỉ tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Việt Nam chứ không hề có dòng nào khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở 2 quần đảo này) .
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong . Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa. .
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
[sửa] Tương quan lực lượng
Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Phía Trung Quốc có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, và hai đội trinh sát.
[sửa] Diễn tiến
Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.
Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.
Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán biệt hải và một đội hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.
8 giờ 30 ngày 19 tháng 1, hai nhóm Biệt Hải của Việt Nam Cộng hòa gồm 74 người đổ quân đảo Quang Hòa, bị một đại đội của hải quân Trung Quốc tấn công. Cuộc giao tranh dẫn đến thương vong của Hải quân VNCH gồm có 2 người chết và 2 bị thương, các toán Biệt Hải được lệnh rút khỏi đảo .
10 giờ 22 cùng ngày, một hộ tống hạm Trung Quốc nổ súng vào khu trục hạm Trần Khánh Dư của VNCH khi đó đang ở gần đảo Quang Hòa. Khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại nhẹ nhưng phản pháo bắn chìm hộ tống hạm đối phương.
Đến trưa, hai bên ngừng chiến, các chiến hạm của VNCH tập trung về vùng đảo phía Tây Hoàng Sa, 30 binh sĩ đổ bộ lên các đảo Vĩnh Lạc và Cam Tuyền. Đến lúc đó, trên đảo Hoàng Sa đang có một trung đội Địa Phương Quân thuộc tiểu khu Quảng Nam và 4 nhân viên khí tượng trú đóng.
Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa .
Đêm hôm đó, 3 chiến hạm VNCH bị hư hại được lệnh rút về căn cứ hải quân Đà Nẵng. Hộ tống hạm HQ 10 trong ngày 19 đã bị trúng hỏa tiễn Styx, chịu thiệt hại nặng và bị chìm, thủy thủ đoàn gồm 82 người bị mất liên lạc.
10 giờ 22 ngày hôm sau, 20 tháng 1, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc, và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của VNCH trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của VNCH trên các đảo bị mất liên lạc, bốn chiến hạm còn lại trên vùng biển Hoàng Sa cũng bị trúng đạn và hư hại nhẹ
[sửa] Kết quả
Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến .
Theo một bài "Không thể chấp nhận được!" của Bùi Thanh đăng trên báo Tuổi Trẻ Online ngày Thứ Năm, 06/12/2007, 08:14 (GMT+7}[1] "Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống nhưng không giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha."
Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người MỹHồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.
. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tạiTrung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình[cần dẫn chứng] và đã được Chính phủ Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt.
Phản ứng trước vụ việc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ tuyên bố rằng "các nước liên quan nên giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và quan hệ láng giềng". Họ đã không thể làm gì hơn, do tại thời điểm giữa cuộc chiến tranh đó, họ vẫn cần đến viện trợ quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này đã gây ra sự bất bình lớn của Trung Quốc và bắt đầu một thời kì quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc
.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.
[sửa] Xem thêm
[sửa] Tham khảo
- ^ Security Implications of Conflict in the South China Sea: Exploring Potential Triggers of Conflict A Pacific Forum CSIS Special Report, của Ralph A. Cossa, Washington, D.C. Center for Strategic and International Studies, 1998, trang B-2
- ^ Nhân Dân số 1653, 22 tháng 9 năm 1958
- ^ Dyadic Militarized Interstate Disputes Data (DyMID), phiên bản 2.0 tabulations
- ^ Hải Chiến Hoàng Sa, Bão biển Đệ Nhị Hải Sư, tác giả xuất bản, Australia, 1989, trang 101
- ^ DyMID, đã dẫn trên
- ^ Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer's War Kiem Do and Julie Kane, Naval Institute, Press, Annapolis, Maryland, 1998, chương 10.
- ^ Thế giới lên án Trung-Cộng xâm lăng Hoàng-Sa của VNCH, Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, QLVNCH, 1974. tr. 8.
- ^ Thế giới lên án Trung-Cộng xâm lăng Hoàng-Sa của VNCH, Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, QLVNCH, 1974. tr. 10.
- ^ Thế Giới Lên Án Trung Cộng Xâm Lăng Hoàng Sa Của VNCH. Tài liệu Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, Sài Gòn, 1974, trang 11.
- ^ Tây Sa Hải Chiến—Thống Kích Nam Việt Hải Quân (西沙海战――痛击南越海军) Tân Hoa Xã 2003-01-20, xem tại đây [12]
- và Tây Sa Hải Chiến Tường giãi (đồ) (西 沙 海 战 详 解 [图]), xem tại đây [13] có ảnh HQ-4 chụp từ tàu Krondstadt của Trung Quốc trước khi nổ súng.
- ^ Nayan Chanda, Brother Enemy. Wars after war, Harcourt Brace Jovanovich Publisher, 1986, tr.21