Gia đình
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Nội dung và quan điểm của bài hoặc đoạn này có thể thể hiện một tầm nhìn hẹp. Xin cải thiện bài này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận. |
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hoá-xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục ... giữa các thành viên.
Gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài:
- Gia đình huyết tộc
- Gia đình bè bạn
- Gia đình đối ngẫu
- Gia đình một vợ một chồng
- Gia đình mẫu hệ
- Gia đình phụ hệ
Mục lục |
[sửa] Các mối quan hệ cơ bản
- Quan hệ hôn nhân-quan hệ giữa vợ và chồng là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình.
- Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình.
- Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn (sống chung).
- Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình.
[sửa] Vai trò và vị trí
- Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội.
- Gia đình là sản phẩm của xã hội, của lịch sử. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội quyết định đến quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.
- Gia đình là một thiết chế cơ sở đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình.
- Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.
[sửa] Chức năng cơ bản
Gia đình là một thiết chế đa chức năng, các chức năng của gia đình là một thể thống nhất và nhiều khi được thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động gia đình.
- Chức năng sinh sản-tái sản xuất ra con người: Đây là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu tự nhiên, tâm-sinh lý của con người, đồng thời mang ý nghĩa xã hội là cung cấp công dân mới, lực lượng lao động mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.
- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình: Đây là chức năng cơ bản của gia đình. Thực hiện chức năng này các gia đình tiến hành các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra thu nhập chính đáng để nâng cao đời sống, đảm bảo hạnh phúc cho gia đình. Thực hiện chức năng này còn là việc các gia đình sử dụng nguồn thu nhập để mua sắm những sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình (tiêu dùng), thông qua đó mà góp phần thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.
- Chức năng giáo dục của gia đình: Đây là chức năng rất quan trọng của gia đình. Nội dung giáo dục gia đình là tương đối toàn diện. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng con cái, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con cái cả về thể chất lẫn tinh thần để con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội.
- Chức năng thoả mãn những nhu cầu tâm-sinh lý tình cảm: Đây là chức năng quan trọng, có tính chất văn hoá-xã hội để xây dựng gia đình hạnh phúc.
[sửa] Xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay
- Định hướng cơ bản
- Gia đình mới Việt Nam ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình.
- Gia đình mới Việt Nam hiện nay được thực hiện trên cơ sở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bảo đảm quyền tự do kết hôn và ly hôn.
- Gia đình mới Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu và có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên trong gia đình để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.
- Xây dựng gia đình mói ở Việt Nam hiện nay gắn liền với sự hình thành và xác lập, củng cố từng bước các mối quan hệ gắn bó với các cộng đồng, các thiết chế, tổ chức bên ngoài gia đình.
Nội dung Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người (Trích cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội-1991, Trang 15). Cụ thể:
- Tiếp tục vận dụng sáng tạo những định hướng chủ yếu để xây dựng gia đình phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đang trên đà đổi mới toàn diện.
- Thực chất xây dựng gia đình Việt Nam mới hiện nay là xây dựng "gia đình văn hoá" với mục tiêu: ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
- Xây dựng gia đình mới là cố gắng chung của mỗi người, mỗi gia đình, của mọi lực lượng và tổ chức xã hội trong nước và sự giúp đỡ của quốc tế.
- Kế hoạch xây dựng và củng cố gia đình phải gắn vớikế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội ở từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước.
- Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |