Chè (thực vật)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chè (thực vật) | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lá chà Camellia sinensis
|
||||||||||||||
Phân loại khoa học | ||||||||||||||
|
||||||||||||||
Tên hai phần | ||||||||||||||
Camellia sinensis (L.) Kuntze |
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè (trà - đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.
Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa của nó màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.
Chè xanh, chè ô long và chè đen tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến ở các mức độ ôxi hóa khác nhau.
Lá của chúng dài từ 4–15 cm và rộng từ 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non và còn các lá có xanh lục nhạt được thu hoach để sản xuất chè khi mặt bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các lá già có màu lục sẫm. Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng, do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn sau khoảng 1 đến 2 tuần.
Một số các biến thể khác nhau của C. sinensis được sử dụng để sản xuất chè:
- Biến thể Assam
- Phần lớn chè được sản xuất từ biến thể này (đôi khi nó được gọi là C. sinensis assamica hay C. assamica). Nó là loại cây nhỏ (thân đơn) với lá to. Trong tự nhiên, nó cao tới 6 - 20 mét (20–65 ft); trong các khu vực trồng để lấy lá người ta xén tỉa nó xuống chỉ còn cao trên hông người. Ở những vùng đất trũng, yêu cầu của nó là có độ ẩm cao (mưa nhiều) nhưng thoát nước tốt. Những cây trồng này không có khả năng chống chịu được điều kiện quá nóng. Cây chè Assam được phát hiện năm 1823 (mặc dù nó đã được người dân địa phương sử dụng làm đồ uống từ trước đó) là một trong hai cây chè gốc. Tất cả các cây chè Assam và phần lớn chè Ceylon (Tích Lan, nay là Sri Lanka) có nguồn gốc từ cây này. Chè Assam tạo ra hương vị ngọt của đồ uống, không giống như hương vị của các loại chè Trung Hoa khác.
- Biến thể Trung Quốc
- Chè Trung Quốc (đôi khi gọi là C. sinensis sinensis) là loài cây lá nhỏ, nhiều thân mọc thành bụi rậm cao tới 3 mét. Đây là loại chè đầu tiên được phát hiện, ghi chép lại và sử dụng để sản xuất chè có từ hơn 3000 năm trước, nó dùng để sản xuất nhiều loại chè nổi tiếng.
- Biến thể Cam pu chia
- Chè Cam pu chia đôi khi được gọi là C. sinensis parvifolia. Lá của chúng về kích thước nằm giữa kích thước của lá chè Assam và lá chè Trung Quốc; nó là một loại cây nhỏ với một số thân. Đôi khi người ta coi biến thể này là sản phẩm lai ghép của chè Assam và Trung Quốc.
Mục lục |
[sửa] Chè tại Việt Nam
Cây chè tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được giồng khắp miền quê ngòai Bắc và Trung. Loại này thân mọc cao, lá lớn và dầy, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi. Loại thứ hai là chè đồn điền, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước. Hạng nhất là chè búp, có khi gọi văn vẻ là "chè bạch mao" hay "chè bạch tuyết" nếu búp có lông tơ trắng. Hạng hai là hai lá chè kế. Lá thứ tư, thứ năm là chè hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm chè mạn, rẻ hơn cả[1].
Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn chè mỗi năm[2].
[sửa] Một vài hình ảnh về chè
[sửa] Xem thêm
- Dầu chè được chiết từ Melaleuca alternifolia có nguồn gốc ở Úc và không có liên quan gì đến cây chè nói trong bài này.
- Cây chè là tên gọi đôi khi được áp dụng cho một số các loài thực vật khác không liên quan gì đến cây chè thực thụ này.
[sửa] Chú thích
- ^ Phan Xuân Hòa. Việt Nam gấm vóc. Sài Gòn:Institut de l'Asie du Sud-est, 289
- ^ Phan Xuân Hòa. Việt Nam gấm vóc. Sài Gòn:Institut de l'Asie du Sud-est, 289
[sửa] Liên kết ngoài
- Camellia sinensis from Purdue University
- Camellia sinensis Classification from Toklai Tea Research Station, Jorhat, Assam.