Thảo luận:Chè (thực vật)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[sửa] Variant
Theo tôi, các variant dưới loài nên được dịch là thứ (cây trồng), giống (cây trồng hoặc vật nuôi), chủng (vi sinh vật), còn biến thể nên dùng với đối với virus hoặc điểm đột biến, điểm đa hình (SNP). Vietbio 14:03, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)
Thứ thì chưa nghe thấy ai nói trong cách phân loại khoa học ngoài những câu như "Đây là thứ chè cao cấp" hay "Hoa Kỳ là nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 trên thế giới", còn giống thì lại không phải. Ở Việt Nam có hàng loạt giống chè. Ví dụ: chè San tuyết, chè TRI 777, chè LDP1, chè LDP2, chè Bát Tiên, chè Ngọc Thuý, chè Kim Tuyên, chè Đại Bạch, chè TB14, chè LD97, chè Tứ quý, chè Ô Long, chè 1A, chè TH3, chè Trung Du v.v. Vậy thì không thể áp dụng từ giống cho các variety như trong bài đã nói. Vương Ngân Hà 00:40, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)
- Thứ cây trồng có thể search được trên những tài liệu về nông học nhưng vì nó là từ nhiều nghĩa nên khi tìm chắc chắn có những kết quả lẫn với các nghĩa khác.
-
-
- . "thành vùng Đất khắc nghiệt lũ lụt triền miên, mùa khô thì không nước tưới chỉ toàn phèn và mặn, các thứ cây trồng vật nuôi đều cho năng suất rất thấp. ..." Cục bảo vệ môi trường
- "Nhưng nếu xét ở góc độ hiệu quả thì chè ôlong là thứ cây trồng khá hấp dẫn đối với nhà nông: Mỗi kg chè ôlong nguyên liệu giá trên dưới 25.000 đồng (trong ..." Trang tin hiệp hội chè
-
lưu ý thứ cây trồng >< loại cây trồng
- Giống chè Assam hay Trung Quốc, cũng có thể sử dụng được. Thực tế ko có sự phân cấp rõ ràng vì chúng thực chất chỉ là các quần thể dưới loài (phân loài).
- Thuật ngữ biến thể là nhóm từ mới, ít thấy trong các tài liệu nông nghiệp trước đây. Gần đây nếu có dùng chỉ là để chỉ các giống cây trồng có nguồn gốc từ phòng thí nhiệm (GMO) chưa được cố định gene để chuyển thành các giống chính thức.
Vietbio 13:20, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)
Một tài liệu khác để nói về việc sử dụng thuật ngữ "thứ cây trồng". Đại học cần thơ Vietbio 13:28, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)
"Việc bảo tồn tính đa dạng di truyền ở các loài sinh vật hoang dã là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, vì chúng là nguồn nguyên liệu di truyền quý giá dùng để cải tiến những thứ cây trồng và những nòi vật nuôi hiện có nhằm để nâng cao sản lượng thu hoạch trong sản xuất nông -lâm -ngư nghiệp.
Nguyên liệu di truyền nằm trong các loài gây nuôi (bao gồm tất cả những thứ cây trồng, các nòi vật nuôi, các thủy hải sản) đều có quan hệ mật thiết với nguồn nguyên liệu di truyền của các loài sinh vật hoang dã, nguồn nguyên liệu nầy đã đóng vai trò chủ yếu trong việc cải tạo giống cây trồng và vật nuôi như nâng cao năng suất, chất lượng dinh dưỡng, mùi vị, tuổi thọ, sức đề kháng, sức chịu đựng và khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau."