Bodh Gaya
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bodh Gaya | |
Bang - Quận thủ phủ |
Bihar - quận Gaya |
Tọa độ | |
Diện tích | |
Múi giờ | IST (UTC+5:30) |
Dân số (2001) - Mật độ |
30.883 - |
Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng, là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề.
Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni, còn 3 nơi khác đó là Kushinagar, Lumbini và Sarnath. Vào năm 2002, ngôi đền Mahabodhi (Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã trở thành Di sản thế giới.[1]
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Theo truyền thuyết Phật giáo, vào khoảng năm 500 TCN hoàng tử Gautama Siddhartha, khi đó đã là một nhà tu hành đi khất thực, đến bờ sông Falgu ở gần thành phố Gaya. Ở đây, Phật đã ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề. Sau 3 ngày và 3 đêm thiền định, Phật đã đạt được giác ngộ và sự thấu hiểu. 7 tuần lễ tiếp theo ở Bodh Gaya, Phật đã tiếp tục thiền định và suy xét trải nghiệm của mình. Sau 7 tuần, Phật đã tới Sarnath, nơi Phật bắt đầu giảng dạy Phật giáo.
Các đệ tử của Gautama Siddhartha bắt đầu thăm viếng nơi Phật đã đạt được sự giác ngộ vào ngày rằm trong tháng Vaisakh (tháng 4 - tháng 5), theo lịch Ấn Độ. Theo thời gian, nơi này được gọi là Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), ngày Phật đạt giác ngộ là được gọi là Buddha Purnima (ở Việt Nam gọi là Phật Đản), và cây nơi Phật ngồi thiền gọi là Cây Bồ Đề (Bodhi - nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ).
Lịch sử của Bodh Gaya đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu. Trong đó, quan trọng nhất là tài liệu của các nhà sư Trung Quốc Pháp Hiển (法顯) và Huyền Trang, những người hành hương đến thánh địa này vào các thế kỷ 4 và 7 để lấy kinh. Nơi đây là trái tim của văn hóa Phật giáo trong suốt hàng thế kỷ cho đến khi nó bị Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm vào thế kỷ 13.
[sửa] Đền Mahabodhi
- Bài chính: Đền Mahabodhi
Đền Mahabodhi nằm trong quần thể công trình nằm cách Patna 96 km, có tọa độ ,[2] Sau khi Phật nhập niết bàn, những cành chiết từ cây Bồ Đề đã được gửi đến những địa điểm khác trên cả nước và vào thế kỷ 3 TCN, một cành chiết đã được đem đến Anuradhapura ở Sri Lanka, tại đây nó đã phát triển thành một cây to. Vào cuối thế kỷ 19, một cành chiết của cây này lại được người Anh mang trở về Bodh Gaya và trồng lại chính nơi cây gốc đã từng ở đó.
Nào khoảng 250 TCN, hoàng đế Asoka của triều đại Maurya đã dựng một ngôi đền kỷ niệm việc Phật đạt giác ngộ ở Bodh Gaya, nhưng ngôi đền này hiện không còn. Một công trình kiến trúc khác đã được dựng lại trên ngay chính địa điểm đó vào thế kỷ thứ 2 TCN và đã được trùng tu nhiều lần
[sửa] Những nét chính
Đại giác ngộ tự là một công trình kiến trúc bằng đá với một shikhara ở trung tâm. Tận trong cùng ngôi đền có một bảo tháp kiểu Miến Điện. Phức thể tự viện này đã được trùng tu bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện, do vậy, trong điêu khắc và kiến trúc, nó có nhiều phong cách Miến Điện. Mặt tiền của tháp trung tâm và bốn tháp góc được phủ các hốc đầy những tượng Phật giáo.
Hiện nay, tại vùng Bodh Gaya, cùng với rất nhiều chùa của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng có 4 chùa tại đây. Đó là Việt Nam Phật quốc tự của thầy Huyền Diệu, chùa Độ Sanh của một nhà tu hành người Mỹ gốc Việt, chùa Viên Giác của một nhà tu hành người Đức gốc Việt và tịnh xá Kỳ Hoàn của thầy Thích Giác Viên đến từ Vũng Tàu.
[sửa] Ghi chú
- ^ "Decisions adopted by the 26th Session of the World Heritage Committee" (PDF) các trang 62. World Heritage Committee. Được truy cập ngày 2006-07-10.
- ^ "Information Dossier for nomination of Mahabodhi Temple Complex, Bodhgaya as a World Heritage Site" (PDF) các trang 4. Government of India. Được truy cập ngày 2006-07-10.
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |