Đạn tự hành
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Mục lục |
[sửa] Định nghĩa
Đạn tự hành hiện nay được hiểu là những đạn tự di chuyển đến mục tiêu và tác động vào đường đi trong khi di chuyển để hiệu chỉnh, bắn chính xác.
Phân biệt lớn nhất với đạn thường ở chỗ đạn thường bay theo đường đạn và không tác động vào đường đi. Do đó, đạn tự hành có độ chính xác ở tầm xa lớn. Đạn tự hành thay thế ngày càng nhiều cho đạn thường. Những loại vũ khí có tầm rất xa thì không có đạn thường mà chỉ có đạn tự hành.
Đạn tự hành xuất phát từ tiếng Latin mittere có nghĩa là "gửi đi". Tiếng Anh chấp nhận hai cách viết vì là phiên âm, missile và missle. Tiếng Trung là 飛彈, đạo đạn, đạn được dắt.
Rất nhiều người nhầm lẫn đạn tự hành là tên lửa[cần chú thích]. Ví dụ thảo luận:rốc két.
[sửa] Mô tả
[sửa] Cơ chế đẩy
Đạn tự hành có thể có động cơ điện, động cơ nhiệt các loại, động cơ phản lực dùng không khí, động cơ tên lửa, cũng có thể bắn bằng súng, cũng có thể đơn giản không có động cơ mà dùng trọng lực hay vận tốc ban đầu của máy bay mẹ như bom lượn (còn gọi là bom có điều khiển). Một số loại đạn tự hành bắn từ nòng pháo cũng không có động cơ như hệ thống Crusader 155mm Mỹ hay Msta 152mm 2S19 Nga bắn đạn Krasnopol 152mm.
- http://www.army-technology.com/projects/mstas/
- http://www.encyclopedia.com/doc/1G1-92457739.html
- http://www.aeronautics.ru/archive/armored_vehicles/2s19.htm
- http://biomicro.sdstate.edu/pederses/asmbat.html
- http://personal.inet.fi/cool/foxfour/sovmis/sovmis-as.html
Vì phần lớn các đạn tự hành thường thấy có máy đẩy tên lửa, như SAM-2 hay tên lửa vượt đại châu (IBCM), nên nhiều người nhầm đạn tự hành là tên lửa. Thực ra, chỉ những đạn tự hành nào mang máy đẩy tên lửa mới là tên lửa hay rốc kétmà thôi (rocket). Ví dụ, Tomahawk mang động cơ turbine nhưng hay được dịch nhầm là tên lửa.
Như đạn tự hành chống hạm KS-1 (Raduga KS-1 Komet) nổi tiếng là máy bay MiG-15 không người lái cũng thường được dịch là tên lửa, nếu gọi như thế thì MiG-15 cũng là tên lửa. Vậy gọi KS-1 là tên lửa chống hạm là sai. Trong khi đó, P-15 (P-15 Termit) là đạn chống hạm cùng thời lại đúng là rốc két, vì nó mang máy đẩy tên lửa.
V-2 và V-1 của Đức đều là đạn tự hành cùng thời. Nhưng, V-2 là tên lửa hay rốc két, V-1 thì lại không phải.
BGM-109 Tomahawk là đạn tự hành hành trình (cruise missile). BGM-109 mang máy đẩy phản lực dùng không khí hay máy đẩy luồng (jet engine), hay còn gọi là máy đẩy máy bay, như vậy không phải là tên lửa hay rốc két. Một số người lý sự nó có động cơ khoải tốc, nhwng phiên bản trên máy bay không có.
Đạn SWOD MK 9/ASM-N-2 không có máy đẩy nào những nó vẫn là đạn tự hành.
[sửa] Ổn định và định vị
Những đạn trên mặt đất và dưới nước, trên mặt nước thì không cần ổn định lắm. Tuy nhiên, các đạn bay trên không gặp khó khăn lớn về kỹ thuật. Thông thường, chúng có con quay hồi chuyển để giữ hướng, cần 2 con quay 3 chiều (3 trục, 3 bậc tự do) để giữ được 3 hướng. Những đạn homing nhỏ thường chỉ dùng một con quay. Các đạn trên vũ trụ thuận tiện định hướng bằng ảnh bầu trời sao. Ngày nay, các cơ chế giữ hướng rất đa dạng và được gọi chung là con quay hồi chuyển (gyroscope, tuy rằng nó chả giống con quay).
Đạn homing (định hướng mục tiêu) thường dùng thêm một đồng hồ điện tử làm sensor thời gian, quá đó hiệu chỉnh đường bay. Có thể định hướng mục tiêu qua radio, radar, quang, hồng ngoại, đèn chiếu hồng ngoại hay radar, âm thanh (dưới nước).
Đạn tự hành có hệ thống dẫn đường quán tính thì kết hợp đồng hồ thời gian và lực kế 3 chiều tạo thành tích phân quán tính, hệ thống này có độ chính xác thấp nhưng không thể gây nhiễu, độ chính xác xuyên lục địa ngày nay cõ trăm mét, không còn quan trọng lắm với đầu đạn chiến lược. Con quay hồi chuyển 3 chiều hiện nay hay được thay bởi các tích phân quán tính vòng siêu chảy hoặc tích phân quán tính vòng laser.
Nhiều đạn tự hành dùng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), người Nga phát triển cả hệ thống định hướng toàn cầu cho các con quay hồi chuyển sóng vô tuyến (radio gyroscope). Tuy nhiên các phương tiện này hay bị nhiễu. Giá của các hệ thống này trên đầu đạn rẻ, nên nó được dùng rất rộng rãi, và tất nhiên cần kết hợp với các hệ thống định vị-định hướng khác mới đảm bảo độ tin cậy.
[sửa] Lái
Đạn có thể lái từ xa, có thể bám theo mục tiêu, có thể dùng định vị... tức là tất cả các phương pháp điều khiển có thể giúp đạn đi đến đích. Loại đạn bắn xong không phải quan tâm nữa là đạn "bắn và quên". Để lái đạn cần "bám mục tiêu" (track), có thể bằng người thông qua các phương tiện quan sát điện tử, hay hoàn toàn tự động.
Các đạn tự hành đạn nào cũng có con quay để ổn định tự động. Các đạn homing dễ dàng lái tự động do đó đạt độ linh hoạt cao, ví như đạn tầm ngắn hướng hồng ngoại. Một số đạn cần máy tính lớn nhận dạng mục tiêu, không mang theo trên đầu đạn được, sử dụng lái bám đường. Bệ phóng luôn phát hiện sai lệch đạn và đường thẳng đến mục tiêu, lệnh cho đầu đạn hiệu chỉnh qua radio, chùm laser, dây dẫn. Nhiều đạn tự động tự hiệu chỉnh vào giữa chùm laser, tâm chùm chính là đường bay thẳng.
Các đạn đối không gặp nhiều thuận lợi khi nhận dạng mục tiêu tự động bằng hồng ngoại, radar hoặc lỗ trống tử ngoại trên bầu trời. Các đạn chống hạm dễ dàng phát hiện ra tầu địch-kể cả tàng hình bằng radar bước sóng dm. Phương pháp bay rất thấp tốc độ cao cho phép các đạn chống hạm vượt qua phòng thủ đối phương, được trợ giúp bởi dẫn đường quan tính và đo cao radio.
Nhận dạng mục tiêu trên đất rất khó khăn. Các đạn không chính xác lắm như bom lớn đánh từ máy bay thì có thể dùng radar. Việc dùng nhiều mầu hồng ngoại cũng tăng vọt khả năng tự động những năm 1980-1990. Trong thập niên 1990, Nga phát triển AT-15 sử dụng băng sóng mm. Ngày nay, việc tự động nhận dạng hình ảnh đang phát triển.
[sửa] Những loại đạn tự hành thường thấy
Đạn tự hành có rất nhiều loại. Nó có thể ở ngầm dưới nước, nổi trên mặt nước, đi trên mặt đất, nay trên trời hay có tầm vũ trụ. Đạn dưới nước có ngư lôi. Đạn trên mặt đất có các loại xe như mìn điều khiển từ xa có bánh xe. Đạn đất đối không là SAM (surface to air missile), đạn không đối đất là ASM, đạn không đối không là AAM, đạn chống tăng là ATGM (anti tank guided missile), rồi đạn chống hạm, sát thương, chống công sự cố định, chống vệ tinh... Các đạn chống tầu ngầm có 2 phần, phao nổi liên lạc với ngư lôi ngầm bằng dây và nối với bệ phóng mẹ bằng radio. Ngoài ra còn rất nhiều loại đạn theo các cách chia đôi khi không thống nhất.
Đạn tự hành đường đạn là loại đạn có động cơ chính hoạt động trong thời gian ngắn, sau đó, chủ yếu đạn bay theo quỹ đạo giống đường đạn, được các động cơ nhỏ hơn hiệu chỉnh; tiếng Anh là ballistic missile, người Tầu gọi là 彈道導彈 hay "đạn đạo đạo đạn". Ở đây, chữ 道 "đạo" là "đường" nên 彈道 là "đường đạn", còn chữ 導 "đạo" là "dẫn dắt" nên 導彈 là "đạn được lái". Người ta thường dùng các cụm từ viết tắt
- Đạn tự hành đường đạn tầm ngắn, chiến thuật (tactical ballistic missile, viết tắt là TBM).
- Đạn tự hành đường đạn tầm trung (medium-range ballistic missile, viết tắt là MRBM): tầm khoảng 1000 - 2500 km
- Đạn tự hành đường đạn tầm xa (intermediate-range ballistic missile, viết tắt là IRBM, hoặc long-range ballistic missile, viết tắt là LRBM): 2500 - 3000 - 5500 km
- Đạn tự hành đường đạn tầm xuyên lục địa, còn gọi là vượt đại châu (intercontinental ballistic missile, viết tắt là ICBM): tầm lớn hơn 5500 km.
- Đạn tự hành đường đạn phóng từ tầu ngầm (submarine-launched ballistic missile, viết tắt là SLBM): Đây là các đạn được thiết kế đọng cơ riêng, ngắn, hợp với chiều cao tầu ngầm. Ngoài ra chúng có phần vỏ và ngư lôi đẩy lên mặt nước. Cụm từ này chỉ dành để chỉ đạn mang đầu đạn chiến lược. Cũng có những đạn phóng từ tầu ngầm tiến công, chiến thuật thì dùng từ khác.
Trái lại với đạn đường đạn, đạn tự hành hành trình là đạn có động cơ chính đẩy nó suốt dọc đường, còn gọi là đạn tự hành tuần hành (nghĩa là động cơ tuần tự trong hành trình; tiếng Anh: cruise missiles; Hán-Việt: tuần hành đạo đạn). Đạn tự hành hành trình thường hay bay trong không khí, có cánh và cũng hay được gọi là đạn tự hành có cánh, đặc biệt là người Nga thích thế.
[sửa] Lịch sử
Những đạn tự hành đầu tiên có lẽ là các ngư lôi của thế kỷ 19, nó ban đầu được lái qua dây cơ, ngư lôi Brennan 1877 và sau đó là ý tưởng truyền lệnh lái qua dây diện rồi radio của Nikola Tesla, đáng tiếc là hướng này lúc đó không được Mỹ chấp nhận chi tiền phát triển và xếp xó. Hồi Thế chiến thứ nhất, Nga phát triển những đạn tự hành đất đối không đầu tiên.
Đức trong Thế chiến thứ hai phát triển những loại đạn tự hành cơ sở ngày nay. V-1 là đạn tự hành đường đạn vì nó có con quay hồi chuyển, tích phân quán tính và động cơ tên lửa, đến nay vẫn là kiểu mẫu cho những đạn tự hành đường đạn. V-2 là đạn tự hành hành trình, có động cơ dùng không khí-nó dùng pulse ramjet, con quay hồi chuyển và chương trình bay cứng. X-4 là ATGM đầu tiên của loài người, lái dây. X-7 là AAM đầu tiên của nhân loại được ứng dụng, là một phiên bản X-4 có ngòi nổ chống máy bay bằng cảm ứng âm thanh. Các đầu dò hồng ngoại cho AAM và SAM lái radar cũng được phát triển như A-4. Trong những ảnh còn lại, đã thấy X-7, A-4 tham chiến, cũng có tài liệu nói X-4 cũng đã diệt được mục tiêu. Tuy nhiên, số lượng của chúng và số mục tiêu chúng diệt được, nếu có, rất không đáng kể. Những chiến công quan trọng đạt được bởi các loại bom lượn, cụ thể hơn là các đạn tự hành chống hạm (anti-ship missile) đầu tiên, trong đó các hai soái hạm Ý (đã đầu hàng) và rất nhiều tầu chiến lớn của Đồng Minh. Các đạn này có điều khiển bằng truyền lệnh qua sóng vô tuyến (radio/command hay R/C). Các phiên bản được sản xuất nhiều cuối chiến tranh đã có hướng sóng điện từ (radio homing). Những thử nghiệm lúc đó đã có điều khiển qua vô tuyến truyền hình (TV).
Mỹ và Liên Xô cũng đã có những đạn tự hành thời kỳ này, tuy nhiên, Liên Xô vẫn chỉ dừng ở thử nghiệm. Quá bận với triến tranh, họ chỉ phát triển thứ này sau đó. Mỹ thì trái lại, họ vội vã sản xuất rất nhiều đạn tự hành không đối đất như SWOD MK 9/ASM-N-2, tuy nhiên, chúng không lập chiến công nào kể cả trong Chiến tranh Triều Tiên sau đó, bất chấp việc người ta tổ chức những chiến dịch rất lớn để sử dụng.
http://www.1jma.dk/articles/1jmaglidebombs.htm
http://warandgame.files.wordpress.com/2007/09/siemtopglider.jpg
http://www.designation-systems.net/dusrm/app1/asm-n-2.html
Thập niên 1950 đánh đấu việc chuyển vũ khí chính của máy bay từ đạn thường sang đạn tự hành, trận đánh đầu tiên có lẽ là ngày 28 tháng 10 năm 1958 ở Đài Loan bằng đạn không đối không hướng hồng ngoại AAM-9. Cũng những năm này, các IBCM (đạn tự hành đường đạn xuyên lục địa) đã phát triển kỹ thuật chiến tranh ra ngoài tầm kiểm soát của sức mạnh.
Thập niên 1960, Liên Xô đi tiên phong trong việc chống lại IBCM (các hệ thống chống đạn tự hành đạn đạo, ABM). Hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên được hoàn thiện trong thập niên 1970 bao gồm hệ thống kiểm soát hồng ngoại, các radar cảnh báo sớm và dẫn bắn đánh chặn. Tuy nhiên, do hạn chế kỹ thuật hồi đó, người ta phải dùng các đầu đạn hạt nhân nhỏ đánh chặn IBCM. Ronald Regan kích động cuộc đua với Liên Xô nhưng chỉ đến thời George W. Bush thì Mỹ mới có hệ thống chống IBCM. Tuy nhiên, đến nay hệ thống này vẫn quá kém khả năng đánh chặn, khả năng này được thay bởi một số lượng lớn các trạm đánh đuổi hiện đang được tranh cãi về địa điểm đặt, ví dụ đạn SM-2. Hiện nay, Nga là nước duy nhất sở hữu hệ thống liên hợp hoàn chỉnh quy mô lớn bao gồm các trạm theo dõi quang hồng ngoại chống vệ tinh, radar cảnh báo sớm IBCM, theo dõi hồng ngoại và đánh chặn. Đây là hệ thống đạn tự hành lớn nhất thế giới hiện nay. Phần cảm biến (sensor) bao quát hầu như toàn bộ Bắc bán cầu, từ châu Phi, qua Bắc Băng Dương đến Mỹ, độ cao từ 150 km đến 15000 km (do thời kỳ thiếu tiền trước năm 2000 mà kế họch phát triển đến 36000 km chậm lại). Phần đạn bao gồm nhiều tầng đánh chặn, thế hệ đạn hiện là ABM-3 đang được thay bởi ABM-4. Sau các đạn đánh chặn này là hệ thống phòng không tầm khu vực S-300 đang được thay bởi S-400.
http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/daryal.htm
KS-1 của Nga đánh dấu việc chuyển vũ khí chính đánh tầu từ bom đạn thường sang đạn tự hành. Lúc đó, những máy bay chống tầu Tu-16 sử dụng radar và mang 2 đạn tự hành có tấm bắn chính xác 80 km đầu đạn nửa tấn, đạt ưu thế mức cách mạng. Trước đây đã có nhiều phát triển yêu cầu này, nhưng chỉ KS-1 có hiệu quả tốt và được chấp nhận trang bị như vũ khí chính. KS-1 là đạn tự hành chống hạm, có định vị radar, định hướng radio, lái qua radio có bảo vệ mã lái, đo cao radio, hướng radio (giai đoạn cuối). Nó là máy bay MiG-15 cải tiến không người lái. Đến nay Nga vẫn giữ vị trí dẫn đầu về kỹ thuật đạn tự hành chống hạm, hiện chúng bay M2-M3 cách mặt nước 5 mét, tầm bắn đến 600-700km, hầu như không có khả năng né tránh hay đánh trả.
Ma-lức-ca (bé con), mã phương Tây AT-3, tên Việt Nam B72 là đạn chống tăng, lần đầu tiên được dùng trên chiến trường Quảng Trị cuối 1972 đầu 1973, thực hiện cuộc cách mạng về vũ khí chống tăng và xe tăng. Trận đánh lớn lịch sử Sinai tháng 10-1973 với xương sống là đạn tự hành AT-3 tiêu diệt sạch lực lượng xe tăng Do Thái ở đây. Sau đó, AT-3 và các bản copy trở thành loại đạn chống tăng tiêu chuẩn phổ biến nhất thế giới, bất kể thân Nga hay thân Mỹ, nhiều nước nhập khẩu hay sao chép về dùng. AT-3 có tầm diệt mặt trước xe tăng chủ lực MBT gấp đôi pháo trên xe tăng. Ban đầu các đạn này lái dây mắt thường, sau đó định hướng hồng ngoại và laser, rồi lái bám đường quang học-truyền lệnh qua dây hay laser. Dần đây có định tâm hồng ngoại như Nag (Ấn). AT-16 Nga định tâm hồng ngoại nhiều mầu (đo nhiệt độ). AT-15 là đạn tự hành chống tăng có nguyên lý tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng radar băng sóng milimet, đảm bảo mọi thời tiết.
Ngư lôi có điều khiển thay thế các ngư lôi thường sau Thế chiến II. Các ngư lôi có thể lái qua dây điện hay hướng âm thanh chủ động, bán chủ động.
Chiến tranh Việt Nam các SAM được sử dụng quy mô lớn, đến cuối chiến tranh, SAM trở thành vũ khí chủ lực. SAM-2 được dùng cấp chiến dịch và SAM-7 vác vai dùng cho trận đánh. SAM-2 và SAM-7 đến nay vẫn là những SAM giữ kỷ lục về số lượng diệt mục tiêu và tỷ lệ diệt, được xác lập từ chiến tranh Việt Nam.
Cuối những năm 196x, Liên Xô thực hiện cuộc cách mạng xe tăng với xe tăng T-64, đặc trưng chính bởi giáp liên hợp và pháo nòng trơn. Các nước khác dần noi theo. Một trong những tiến bộ của cách mạng kỹ thuật này là ATGM bắn từ nòng pháo tăng. Các 9K112 Kobra, mã tên phương Tây AT-8, 9M120 Ataka AT-9, AT-10 là những đạn tự hành kiểu này. Đây là các đạn có đầu nổ xuyên, lực đẩy chính là nòng pháo và có thể có hay không có động cơ riêng, lái bằng cánh khí động hay định hướng lực đẩy, định hướng hồng ngoại hoặc laser, được hỗ trợ bởi con quay hồi chuyển và đồng hồ điện tử (một phần của hệ dẫn đường quán tính). Đến những năm 199x Mỹ cũng thực hiện được điều này. Đạn này nâng tầm diệt mặt trước xe MBT lên 5km, so với 1km và thấp hơn của APDS-FS. Tuy vậy, ATGM cần khá nhiều yêu cầu rắc rối và dễ gây nhiễu.
Những năm 197x, việc phổ biến ATGM bắn từ máy bay cho phép thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật closing air support với Su-25 và sau đó là A-10. Quan trọng hơn trong cuộc cách mạng này là các trực thăng vũ trang tranh ngôi bà chúa chiến trường với xe tăng. Trước đây, bắn tăng tầm xa bắt buộc phải dùng pháo lớn mà máy bay không mang được.
Cũng 197x, các đạn tự hành chiến thuật thay thế pháo tầm xa. Hơn nữa, các đạn đối đất lớn thay thế nhiệm vụ máy bay đột kích. Về pháo, Liên Xô đưa ra BM-30 tầm bắn 70km, những năm 199x tăng lên trên 90km. Msta 152mm 2S19 bắn đạn tự hành diệt tăng Krasnopol 152mm chỉ thị laser ở tiền tuyến, cho phép nâng tầm diệt tăng lên 30km. Sau này, các đạn tự tìm mục tiêu được phát triển. Mỹ phát triển chương trình Crusader 155mm tương tự, trội khả năng bắn đạn dẫn đường GPS chống công trình, tuy nhiên, chương trình tạm dừng vì kỹ thuật. Những đạn tự hành bắn từ nòng pháo cổ điển này không có động cơ hoặc động cơ rất nhỏ để lái, lái chính bằng các cánh khí động.
Các đạn tự hành diệt xe tự tìm mục tiêu được chấp nhận trang bị ở Nga và Liên Xô cuối 198x, đầu 199x như BM-30 Smerch. Đến nay, Nga và Đức là những nước duy nhất sở hữu những thiết bị diệt tăng tự động hàng loạt. Ở mức độ thấp hơn, Ấn Độ với sự giúp đỡ của Nga phát triển đạn tự hành chống tăng Nag bao gồm phiên bản định tâm hồng ngoại, bắn và quyên. Trong các phiên bản Maveric, Mỹ phát triển một loại đầu dẫn nhận dạng độ chói-tiền thân của nhận dạng hình học, cũng đạt tính năng bắn và quên, nhưng hiện chưa đạt độ tin cậy chống xe tăng, chỉ thuận tiện khi chống công sự lớn cố định.
Chechen 1999 là cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên mà đạn tự hành có vai trò lớn dến mức quyết định. Ở đây, đạn tự hành có môi trường hoạt động thuận tiện bởi các hệ thống định vị toàn cầu GPS, theo dõi ảnh mặt trận liên tục-phân tích và phân phối thông tin chi tiết toàn mặt trận (UAV Pchela-1), hệ thống theo dõi sóng điện từ liên tục toàn mặt trận, hệ thống thông tin được phát triển đa dạng (đường thoại và đường số) đến từng tổ chiến đấu. Ở đây, Nga đạt khả năng tiêu diệt tổng thống đối phương chỉ sau vài chục giây hay triệt phá các đài radar, trận địa pháo, mục tiêu trên mặt đất gần như tức thời. Máy bay trực thăng vũ trang và trợ chiến bám sát (closing air support) SU-25 ở đây hầu như chỉ dùng đạn tự hành thay cho bom đạn thường.
Iraq 2003, đạn tự hành được sử dụng quy mô rất lớn. Hiệu quả không cao như Chechen 1999 nhưng chứng minh mà thúc đẩy vai trò đạn tự hành trong quân Mỹ sau đó. Hiện nay, máy bay Mỹ hầu như Mỹ chỉ dùng đạn tự hành thay thế bom đạn thường.
Đạn tự hành ngày nay là mũi nhọn phát triển nhanh, nhờ ứng dụng máy tính, chúng đang tăng vọt khả năng tự nhận dạng mục tiêu trên đất, trên biển... Việc tự bám mục tiêu trên không có từ lâu ngày nay được phát triển khả năng chống nhiễu loạn, nhầm lẫn và tầm xa.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |