Phản xạ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Phản xạ (định hướng).
Trong chuyển động sóng, phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường mà nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ đã được quan sát với các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.
Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng (như phản xạ trên gương) hay phản xạ khuếch tán (như phản xạ trên tờ giấy trắng) tuỳ thuộc vào bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi pha của sóng.
Mục lục |
[sửa] Phản xạ định hướng
Phản xạ định hướng dễ quan sát nhất với ánh sáng phản xạ trên gương phẳng.
Theo sơ đồ bên, tia sáng PO đi tới gương thẳng đứng tại điểm O, và bị phản xạ theo tia OQ. Dựng tia vuông góc với mặt phẳng gương tại O, có thể đo góc tới, θi và góc phản xạ, θr. Công thức cho sự phản xạ định hướng nói rằng:
- θi = θr
tức là góc tới bằng góc phản xạ.
[sửa] Bản chất vật lý
[sửa] Xem thêm
- Khúc xạ
- Nhiễu xạ
- Công thức Snell
- Lớp phủ chống phản xạ
- Nguyên lý Huygens-Fresnel
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |