See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Trận Quan Độ – Wikipedia tiếng Việt

Trận Quan Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trận Quan Độ là trận đánh diễn ra trong lịch sử Trung Quốc vào năm 200 tại Quan Độ thuộc bờ nam sông Hoàng Hà giữa Tào TháoViên Thiệu là 2 thế lực quân sự mạnh nhất trong thời kì tiền Tam Quốc. Kết quả trận chiến là Tào Tháo đã tiêu diệt gần như hoàn toàn quân số của đối thủ lớn nhất Viên Thiệu, tiến tới đánh bại nốt các thế lực chống đối ở Trung Nguyên, tạo điều kiện xây dựng nên nhà Đại Ngụy đồng thời chấm dứt thời kì Tiền Tam Quốc.

Trận chiến tại Quan Độ
Một phần của đời Tam Quốc
Hình:Shao cao 195-200.png

   Vùng đất của Tào Tháo

   Vùng đất của Viên Thiệu

   Phần còn lại của Trung Quốc thời đó

Thời gian mùa xuân, năm 200
Địa điểm Quan Độ, Trung Quốc
Kết quả Tào Tháo chiến thắng Viên Thiệu
Tham chiến
Tào Tháo Viên Thiệu
Chỉ huy
Tào Tháo Viên Thiệu
Lực lượng
40.000 quân 140.000 quân

Mục lục

[sửa] Nguyên nhân

[sửa] Nguyên nhân sâu xa

Nguyên nhân sâu xa của trận Quan Độ là giải quyết cuộc tranh chấp từ lâu giữa 2 thế lực quân sự mạnh nhất thời kì Tiền Tam quốc là Viên Thiệu và Tào Tháo.

  • Viên Thiệu:nhờ có thế lực gia đình 3 đời làm Tam công cho nhà Hán nên Viên Thiệu nhanh chóng tạo được thế lực lớn. Năm 190, Viên Thiệu dẫn đầu 18 đạo chư hầu tiến đánh Đổng Trác. Sau khi 18 đạo chư hầu giải tán, Viên Thiệu dùng kế chiếm Ký Châu rồi tiêu diệt các thế lực khác để chiếm thêm Tinh Châu, U Châu, Thanh Châu, làm chủ cả vùng Hà Bắc với lực lượng quân đội hùng mạnh. Mưu sĩ có những người tài giỏi như Thư Thụ, Điền Phong còn tướng lĩnh thì có Nhan Lương, Văn Xú là 2 danh tướng của Hà Bắc lại có em là Viên Thuật hỗ trợ. Nhược điểm của Viên Thiệu là thiếu quyết đoán, thiếu tài lãnh đạo đồng thời hay nghi ngờ khiến nội bộ hay mâu thuẫn. Ngoài ra quân viên thiệu tuy đông nhưng không tinh nhuệ, thiếu tướng tài.
Chân dung Tào Tháo
Chân dung Tào Tháo
  • Tào Tháo:Tào Tháo biết lợi dụng thời cơ đồng thời lại giỏi về mưu mẹo nên cũng tạo được thế lực lớn. Tào Tháo từng cùng 18 đạo chư hầu tiến đánh Đổng Trác, rồi sau đó trở về chiêu mộ quân mã, nhân tài, tiêu diệt Lý Thôi, Quách Dĩ, rước Hán Hiến Đế về trung ương, cướp đoạt chính quyền trung ương, lấy danh nghĩa hoàng đế nhà Hán đe dọa các thế lực chống đối khác. Sau đó, Tào Tháo lần lượt đánh bại Trương Tú, Lữ Bố, Lưu Bị, chiếm Từ Châu, làm chủ vùng Hà Nam. Mưu sĩ có những người tài giỏi như Quách Gia, Tuân Du, Tuân Úc, Trình Dục... còn tướng lĩnh đều là những tướng tài như Hứa Chử, Trương Liêu, Từ Hoảng, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Nhân, Vu Cấm... Nhược điểm là lực lượng không đông bằng Viên Thiệu đồng thời thiếu lương thực.

[sửa] Nguyên nhân trực tiếp

Năm 199, Lưu Bị sau thời gian nương nhờ Tào Tháo lấy cớ tiêu diệt Viên Thuật rồi bỏ đi. Sau khi tiêu diệt được Viên Thuật, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi thất tán mỗi người 1 nơi. Quan Vũ hàng Tào Tháo với yêu cầu là " hàng Hán chứ không hàng Tào ", thấy Lưu Bị ở đâu thì sẽ về ngay với Lưu Bị. Tào Tháo đồng ý. Lưu Bị thì nương nhờ Viên Thiệu, xui Viên Thiệu tấn công Tào Tháo. Viên Thiệu mở chiến dịch Bạch Mã tấn công Tào Tháo nhưng thất bại, mất 2 tướng Nhan Lương, Văn Xú. Lưu Bị gặp lại 2 em, bỏ Viên Thiệu về với Lưu Biểu. Tào Tháo thắng Viên Thiệu ở chiến dịch Bạch Mã rồi liên kết với Tôn Quyền ở Giang Nam. Viên Thiệu nghe tin đó, nổi giận khởi binh 4 châu Ký, Tinh, U, Thanh với 70 vạn quân tiến về Hứa Đô đánh Tào Tháo.

[sửa] Diễn biến trận Quan Độ

[sửa] Chiến dịch Bạch Mã

Tượng Quan Vũ
Tượng Quan Vũ

Năm 199, Lưu Bị đến nương nhờ Viên Thiệu, xui Viên Thiệu tấn công Tào Tháo. Viên Thiệu bèn mở chiến dịch Bạch Mã tấn công thành Bạch Mã, sai đại tướng Nhan Lương làm tiên phong. Nhan Lương giết chết liên tiếp mấy tướng của Tào Tháo. Quan Vũ lúc đó đang nương nhờ Tào Tháo chém đầu Nhan Lương để đền ơn Tào Tháo. Nghe Quan Vũ chém chết Nhan Lương, Viên Thiệu định chém Lưu Bị nhưng Lưu Bị cho rằng người chém Nhan Lương không phải là Quan Vũ, Viên Thiệu tin lời rồi sai Văn Xú và Lưu Bị tấn công thành Bạch Mã lần nữa. Quan Vũ chém luôn Văn Xú, Viên Thiệu lại đòi lôi Lưu Bị ra chém nhưng Lưu Bị hứa sẽ bảo Quan Vũ về giúp Viên Thiệu nên Viên Thiệu lại tha chết cho Lưu Bị. Sau đó, Quan Vũ từ biệt Tào Tháo, vượt 5 ải chém 6 tướng trở về với Lưu Bị rồi gặp Trương Phi ở Cổ Thành, 3 anh em đoàn tụ. Lưu Bị kiếm cớ bỏ Viên Thiệu về với Lưu biểu ở Kinh Châu. Chiến dịch Bạch Mã của Viên Thiệu hoàn toàn thất bại.

[sửa] Liên Tôn bất thành

Biết Tôn Sách - con Tôn Kiên - ở Giang Đông là hào kiệt đang có thế lực lớn mạnh và có ý chống Tào Tháo, Viên Thiệu sai Trần Chấn đi sứ liên hiệp với Sách. Nhưng giữa lúc đó Tôn Sách bị kẻ tư thù hãm hại.

Em Sách là Tôn Quyền lên thay còn ít tuổi, cất nhắc Lỗ Túc, Gia Cát Cẩn làm tham mưu. Quyền theo kế các văn thần nên không theo Viên Thiệu chống Tào Tháo mà nên theo Tào Tháo, nên tìm cách thoái thác với Trần Chấn chưa thể tiến binh hợp sức đánh họ Tào.

Trần Chấn trở về Ký châu báo lại cho Viên Thiệu biết việc Tôn Quyền quyết định theo Tào Tháo.

[sửa] Viên Thiệu nắm ưu thế giai đoạn đầu

Lưu Bị đột ngột bỏ đi cộng với việc Tào Tháo liên kết với Tôn Quyền khiến Viên Thiệu nổi giận, tự mình kéo 70 vạn quân đến Quan Độ tấn công Tào Tháo vào năm 200 SCN. Tào Tháo cũng đem 7 vạn quân đến. Viên Thiệu hạ lệnh cho 70 vạn quân hạ trại cách nhau 20 dặm, liên kết chặt với nhau. Tào Tháo dẫn quân tấn công trước, hai bên cầm cự với nhau hơn 20 ngày. Sau đó, Viên Thiệu tiến binh dọc theo cồn cát đóng trại từ Đông sang Tây, dùng quân số đông tấn công ồ ạt làm cho Tào Tháo phải chia binh đóng giữ, tình thế vô cùng khó khăn. Tào Tháo thấy khó lòng cố thủ, lương lại cạn nên muốn rút quân về Hứa Đô, bèn viết thư hỏi ý kiến mưu sĩ là Tuân Húc. Tuân Húc khuyên Tào Tháo quyết đánh để tránh nản lòng quân sĩ. Tào Tháo vùng lên phản công nhưng vẫn không được.

Chân dung Viên Thiệu
Chân dung Viên Thiệu

[sửa] Tào Tháo đốt kho lương ở Ô Sào

Trong lúc đang trong tình thế nguy ngập, Tào Tháo nghe tin Hàn Mãnh là tướng của Viên Thiệu đang vận lương nên Tào Tháo sai từ Hoảng chặn đánh Hàn Mãnh. Hàn Mãnh thua trận, mất lương, về ra mắt Viên Thiệu suýt bị Viên Thiệu chém đầu. Viên Thiệu sau đó ra lệnh Thuần Vu Quỳnh trấn giữ Ô Sào là nơi chứa lương nhưng Thuần Vu Quỳnh là người hay uống rượu lại nóng tính, Viên Thiệu bị nhiều người can ngăn nhưng không nghe. Thuần Vu Quỳnh đến Ô Sào, suốt ngày chỉ lo uống rượu, không lo gì đến việc giữ lương. Tào Tháo hết lương, viết thư về Hứa Đô sai Tuân Húc vận lương đến bị Hứa Du, mưu sĩ của Viên Thiệu chặn lấy được lá thư, báo cho Viên Thiệu và hiến kế cho Viên Thiệu tấn công Tào Tháo nhưng Viên Thiệu nghi ngờ Hứa Du nên không nghe. Cuối cùng Hứa Du về đầu hàng Tào Tháo và hiến kế cho Tào Tháo đốt kho lương ở Ô Sào. Theo kế của Hứa Du Tào Tào Tháo đã dùng hỏa công đánh vào hậu cần quân lương tại núi Ô Sào, bắt được Thuần Vu Quỳnh cắt tai, xẻo mũi đuổi về để làm nhục Viên Thiệu, giết 2 tướng của Viên thiệu là Mục Nguyên Tiến và Triệu Tuấn. Tào Tháo đốt kho lương ở Ô Sào là bước ngoặt của trận Quan Độ, thay đổi toàn bộ cục diện trận chiến.

[sửa] Thất bại của Viên Thiệu

Viên Thiệu nghe tin thất bại ở Ô Sào, vội chia quân làm 2 cánh, 1 cánh do Chu Cam giải vây Ô Sào, 1 cánh do Trương Cáp, Cao Lãm cướp trại Tào Tháo nhưng đều thất bại. Chu Cam bị chém chết còn Trương Cáp, Cao Lãm đều theo hàng Tào Tháo. Tào Tháo dẫn quân tấn công, Viên Thiệu thua to, bỏ chạy, bên cạnh chỉ còn 800 kị binh đi theo.

[sửa] Ý nghĩa trận chiến

Trận Quan Độ đánh dấu sự suy yếu và từ đó đi tới chấm dứt hoàn toàn quyền lực của tập đoàn phong kiến Viên Thiệu, mở đường cho Tào Tháo làm chủ cả miền Bắc Trung Quốc, chiếm thế "thượng phong" trong cục diện "quần hùng" khi đó.

Viên Thiệu sau tiếp tục thất bại ở Thương Đình, mất 2 năm sau đó. 3 người con của Viên Thiệu là Viên Thượng, Viên Hy, Viên Đàm tranh giành quyền lực đánh nhau, lần lượt bị Tào Tháo tiêu diệt. Trận Quan Độ còn cho thấy tài năng quân sự tuyệt vời của Tào Tháo và sự yếu kém về khả năng lãnh đạo và quân sự của Viên Thiệu đồng thời để lại bài học lớn về lấy ít chống đông, lấy yếu thắng mạnh. Trận Quan Độ chính thức chấm dứt thời kì Tiền Tam quốc, mở đầu cho thời kì Tôn QuyềnLưu Bị xây dựng cơ nghiệp.


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -