Siêu axít
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Chiết axít-bazơ
- Phản ứng axít-bazơ
- Hằng số điện li axít
- Acidity function
- Dung dịch đệm
- pH
- Ái lực proton
- Tự ion hóa của nước
- Axít:
- Axít Lewis
- Axít vô cơ
- Axít hữu cơ
- Axít mạnh
- Siêu axít
- Axít yếu
- Bazơ:
- Bazơ Lewis
- Bazơ hữu cơ
- Bazơ mạnh
- Siêu bazơ
- Bazơ lao móc
- Bazơ yếu
Siêu axít có thể định nghĩa như một axít với độ axít lớn hơn của axít sulfuric nồng độ 100%.
Một số siêu axít đơn giản bao gồm axít triflorometansulfonic (CF3SO3H), còn gọi là axít triflic, và axít florosulfuric (FSO3H), cả hai axít này có độ axít hàng nghìn lần mạnh hơn axít sulfuric. Trong nhiều trường hợp, siêu axít không phải là một hợp chất đơn, mà là một hệ của nhiều hợp chất liên kết với nhau để tạo ra độ axít cao.
Thuật ngữ "siêu axít" nguyên thủy được tạo ra bởi James Bryant Conant năm 1927 trong phân loại các axít mà chúng mạnh hơn các axít vô cơ thông thường. George A. Olah đoạt giải Nobel năm 1994 về hóa học [1] vì các nghiên cứu của ông về các siêu axít và công dụng của chúng trong các theo dõi trực tiếp về cacbocation.
"Axít ma thuật" của Olah là tên gọi do khả năng kỳ diệu của chúng để hòa tan sáp nến. Axít ma thuật là hỗn hợp của axít Lewis pentaflorua antimon (SbF5) và axít florosulfuric (axít Bronsted). Hệ siêu axít mạnh nhất đã biết, gọi là axít floroantimonic, là hỗn hợp của axít flohiđric và pentaflorua antimon. Trong hệ này, axít flohiđric giải phóng proton (H+), và gốc bazơ liên hợp (F-) bị cô lập một cách có hiệu quả bằng cách tạo ra một liên kết phối hợp rất mạnh với pentaflorua antimon. Kết quả của liên kết này là anion vô cơ lớn (SbF6-), đây là một nucleophil rất yếu và là bazơ rất yếu.