Quân khu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Quân khu là một tổ chức trong quân đội có trách nhiệm bảo vệ một lãnh thổ nhất định trong một quốc gia.
Mục lục |
[sửa] Ba Lan
Ba Lan có 2 quân khu:
- Quân khu Pomeranian (Pomorski Okręg Wojskowy) có bộ tư lệnh đóng ở Bydgoszcz
- Quân khu Silesian (Śląski Okręg Wojskowy) có bộ tư lệnh đóng ở Wrocław
[sửa] Đức
Quân khu ở Đức gọi là Bundeswehr. Đức có 4 quân khu và được đánh số từ I đến IV.
[sửa] Indonesia
Quân khu ở Indonesia gọi là Wehrkreise(có gốc từ tiếng Hà Lan) hoặc lingkaran pertahanan.
[sửa] Myanma
Myanma có 13 quân khu trong đó có 3 quân khu ở bang Shan, 1 quân khu ở Naypyidaw. Các quân khu khác thường bao gồm một hoặc hai vùng hành chính hoặc bang của Myanma.
[sửa] Nga
Quân khu ở Nga gọi là военный округ. Nga hiện có 6 quân khu:
- Quân khu Moskva
- Quân khu Leningrad
- Quân khu Bắc North Caucasus
- Quân khu Volga-Ural
- Quân khi Siberi
- Quân khu Viễn Đông
[sửa] Trung Quốc
Lục quân Trung Quốc có 7 quân khu:
- Quân khu Thẩm Dương
- Quân khu Bắc Kinh
- Quân khu Lan Châu
- Quân khu Tể Nam
- Quân khu Nam Kinh
- Quân khu Quảng Châu
- Quân khu Thành Đô
Tên quân khu đặt theo tên địa phương nơi bộ tư lệnh quân khu đóng quân.
[sửa] Việt Nam
Quân khu là liên binh đoàn lãnh thổ trên một hướng chiến lược gồm một số tỉnh, thành phố có liên quan với nhau về quân sự. Về lực lượng thường có: một số binh đoàn, binh đội trực thuộc, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thuộc các tỉnh, thành phố trong địa bàn QK. Chức năng cơ bản của QK là tác chiến bảo vệ lãnh thổ QK, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương. Ở Việt Nam, việc thành lập các quân khu được tiến hành từ thời Chiến tranh Đông Dương. Sau năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn dùng tên gọi "quân khu" để chỉ các tổ chức bộ đội địa phương của mình cả ở miền Bắc lẫn miền Nam. Trong khi đó, Quân lực Việt Nam Cộng hòa ban đầu dùng tên gọi "vùng chiến thuật" và sau này mới chuyển sang dùng "quân khu". Sau năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam biên chế lại các quân khu của mình, và hiện nay họ có 8 quân khu gồm: Quân khu thủ đô, quân khu I, quân khu II, quân khu III, quân khu IV, quân khu V (quân khu VI trước ở Nam Trung Bộ Việt Nam được gộp vào quân khu V), quân khu VII, quân khu IX (quân khu VIII được gộp vào quân khu IX).
Cơ cấu tổ chức của một quân khu gồm: bộ tham mưu, cục chính trị ủy ban kiểm tra Đảng, tòa án quân sự quân khu, viện kiểm soát quân khu và các phòng chuyên môn về tổ chức, cán bộ...), cục hậu cần, cục kỹ thuật, văn phòng Bộ tư lệnh quân khu, các Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành trong quân khu, các đơn vị tác chiến. Các đơn vị tác chiến trực thuộc quân khu có thể bao gồm cả sư đoàn thuộc các binh chủng, quân chủng.
Các quân chủng hải quân và quân chủng phòng không-không quân cũng có cách tổ chức phòng thủ địa bàn riêng tương tự lục quân.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |