See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Phạm Công Tắc – Wikipedia tiếng Việt

Phạm Công Tắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng Phạm Công Tác ở Hộ Pháp Đường Tòa Thánh Tây Ninh.
Tượng Phạm Công Tác ở Hộ Pháp Đường Tòa Thánh Tây Ninh.

Phạm Công Tắc (1890-1959), tức Hộ Pháp Phạm Công Tắc của đạo Cao Đài, là một trong số mười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế Cao Đài và là một trong những người quan trọng nhất trong việc xây dựng và kiện toàn tổ chức của tôn giáo này.

Mục lục

[sửa] Sự nghiệp đời

Phạm Công Tắc sinh ngày 21 tháng 6 năm 1890 tại làng Bình Lập, tỉnh Tân An (nay là Long An), miền nam Việt Nam. Thân phụ của ông là ông Phạm Công Thiện và thân mẫu là bà La Thị Đường. Ông Phạm Công Thiện là một công chức, quê quán ở làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Năm 1896 ông bắt đầu đi học tiểu học, lớn lên ông học ở trường Chasseloup-Laubat tại Sài gòn. Đến năm 1910, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nên ông phải xin vào làm tại sở Thương Chánh Sài Gòn.

Sau khi có việc làm, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhiều và có ba người con: một nam là Phạm Công Huyền (mất lúc bốn tuổi); và hai nữ là Phạm Hồ Cầm và Phạm Tần Tranh.

Vì là công chức ông được chuyển công tác đi nhiều nơi, đầu tiên là Cái Nhum (Hậu Giang), Qui Nhơn rồi lại chuyển về Sài Gòn, cuối cùng là chuyển sang Nam Vang (Phnom Penh). Đến khoảng năm 1927 ông làm đơn xin nghỉ việc và dành trọn cuộc đời cho tôn giáo.

Trong 17 năm làm việc cho chính quyền thuộc địa Pháp vào lúc bấy giờ, ông chỉ giữ một chức vụ nhỏ là thư ký sở Thương Chánh.

[sửa] Sự nghiệp đạo

Trong số mười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế, ông là người có sự nghiệp ngoài đời khiêm tốn hơn, nhưng trong Tôn Giáo Cao Đài, ông là một trong những người quan trọng nhất trong việc xây dựng và kiện toàn tổ chức của tôn giáo này.

[sửa] Một Đồng Tử quan trọng

Theo tài liệu đạo sử Cao Đài:

Năm 1925, Phạm Công Tắc cùng hai người bạn là Cao Quỳnh Cư (sau này là Thượng Phẩm) và Cao Hoài Sang (sau này là Thượng Sanh) tổ chức Thông Công cùng các đấng thiêng liêng bằng phương pháp xây bàn. Các ông đã tiếp xúc với Thượng Đế và được thâu nhận làm đệ tử (trong số mười hai vị đầu tiên); đặc biệt, lúc đầu tiên khi có ông tham gia thì mới có Thượng Đế giáng, nếu không chỉ có các đấng thiêng liêng khác mà thôi.

Ngày 07 tháng 10 năm 1926. 28 người đứng tên khai đạo nơi chính phủ Pháp. Sau đó các vị chi làm 03 nhóm đi phổ độ ở lục tỉnh .

Trong số này, đôi Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư là quan trọng nhất. Tất cả những văn kiện chính yếu làm nền tảng cho đạo Cao Đài như Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Kinh Thiên Đạo, Thế Đạo đều xuất phát hoặc từ đôi đồng tử này, hoặc từ chính tay ông và một trong số các vị đồng tử còn lại. Cũng vào ngày này, Thượng Đế giáng cơ phong cho ông chức Hộ Pháp của Đạo Cao Đài.

Ngoài ra, theo tài liệu đạo sử thì Hộ Pháp Phạm Công Tắc còn là một trong số rất ít người được phép sử dụng hai phương pháp Thông Công cao cấp là Chấp Bút và Xuất Chơn Thần để tiếp xúc, học hỏi và nhận lệnh của các đấng thiêng liêng.

[sửa] Một người lập ra và kiện toàn các cơ quan của đạo Cao Đài

Theo luật Cao Đài, Hộ Pháp là chức vụ cao nhất của Hiệp Thiên Đài. Đây cũng là cơ quan được quyền thông công với các đấng thiêng liêng mà ông lại là đồng tử quan trọng. Do đó những văn kiện lập ra các cơ quan khác, hoặc phong chức vụ cho các chức sắc cao cấp của Đạo đều do ông cầu cơ mà có.

Năm 1927, người Pháp chuyển công tác ông lên Nam Vang (Phnom Penh), tại đây, theo lệnh cơ bút, ông đã lập Hội Thánh Ngoại Giáo (để truyền đạo ra nước ngoài).

Sau khi Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mất, ông được công cử kiêm nhiệm luôn quyền Giáo Tông của Cửu Trùng Đài.

Từ đó ông đã lập ra và kiện toàn nhiều cơ quan khác của đạo Cao Đài. Có thể nói hầu hết các cơ quan của tôn giáo này đều phát xuất từ những bài cơ bút mà ông là đồng tử, hoặc những Thánh lệnh do chính ông lập ra.

Cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.

Ông còn là Giáo Chủ Hữu Hình của Đạo Cao Đài tại Toà Thánh Tây Ninh để giao thiệp với chính phủ và các tôn giáo khác, và hoằng dương chánh pháp.

[sửa] Một người xây dựng cơ sở vật chất của đạo Cao Đài

Phạm Công Tắc là người xây dựng hay định vị cho những cơ sở vật chất của tôn giáo Cao Đài.

Chính ông là người khởi công lần sau cùng vào năm 1936 và tổ chức lễ khánh thành Tòa Thánh Tây Ninh vào năm 1955. Toà Thánh là cơ ngơi quan trọng nhất của Tôn giáo Cao Đài (Thể pháp quan trọng nhất).

Thiếu thể pháp này, đạo Cao Đài không thể nào phát triển thành một tôn giáo có qui củ được.

Điều quan trọng là toàn bộ công thức và phương án xây dựng một thế giới mới "trong Bác ái và Công Bằng" đã được ông ký gởi vào các công trình kiến trúc để làm mô hình cho phần văn bút của ông...

Triết lý của Đạo Cao Đài do Chí Tôn mà có.

Triết học của Đạo Cao Đài do Phạm Công Tắc mà nên hình...

Ngoài ra, nhiều cơ sở vật chất khác cũng được xây dựng trong thời gian ông cầm quyền Giáo chủ Hội Thánh Tây Ninh, như Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Long Hoa Thị, Báo Ân Từ hay Đền Thờ Phật Mẫu tạm vv…

Cũng còn một số cơ sở khác đã được qui hoạch sẵn cho hậu tấn thực thi....

Đến nay (năm 2007) những cơ sở này vẫn chưa được khởi công xây dựng. Trong số này có thể kể ra Vạn Pháp Cung, Điện Thờ Phật Mẫu chính thức; sân bay Trí Huệ Cung ….

Nói tóm lại, không có ông thì không có Tôn Giáo Cao Đài với một cơ cấu tổ chức qui mô như ngày nay. [cần chú thích] (*)

                    ***

(*): Ngoài các công nghiệp kể trên...

Ông nắm quyền Chí Tôn tại thế để ban hành: Luât Lệ chung các Hội; Nội Luật Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh; trong 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh. (Không có ba luật nầy thì không có quyền nhân sinh trong Đạo cao đài).

Đặc biệt là Đạo Luật Mậu Dần "1938" đề lập ra tứ trụ của hành chính Tôn giáo: Hành Chính, Phước Thiện; Phổ Tế và Toà Đạo.

Thể pháp Tôn giáo " như ăn chay- thực hành nhân nghĩa" đã được ông đưa vào xã hội và hoà tan vào lòng cư dân thánh địa tạo nên nết sống văn hóa trong xã hội.

Dấu ấn rõ nhất là:

- Bố trí hạ tầng ở Châu Thành ở Thánh Địa. (Tỷ lệ đường giao thông cao nhất Việt Nam hiện nay)

- Hai thực tế được kiểm chứng chính xác là:

a- Hiện nay Thánh Địa là nơi có nhiều người làm việc nghĩa " Tự nguyện giúp đỡ người khác mà không nhận tiền" không nơi nào có được " Tang lễ được cử hành long trọng và hoàn toàn miễn phí....."

b- Hiện nay là nơi có nhiều người ăn chay nhất Việt Nam và cả thế giới ...

Hai điều nầy chúng tôi đã kiểm chứng với cả phần thế giới còn lại và chắc đúng.

Ông là bạn là thầy là đầy tớ của người nghèo khó, đau khỏ và bị khắc bạc ở thế gian này... Cho nên ông đã nâng đỡ, an ủi và đem uy quuền đến cho trước nhân loại...

Hằng năm ngày sinh nhật của Ông (05-5-Âm Lịch) và ngày ông bỏ xác phàm (10-4- âm lịch) đều được cử hành long trọng và thành kính... nhiều người Việt ở nước ngoài cũng cử hành lễ nầy nơi họ sinh sống và coi đây như là một trong những cột mốc kết hợp để bay về Việt Nam ...

[sửa] Một tu sĩ truyền giảng chân lý

Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh, ông còn là một nhà tu hành. Đối với các tín đồ Cao Đài, ông nhân danh Thượng Đế rao giảng chân lý trong nhân gian. Chưa kể đến những bài diễn văn trong các buổi lễ tôn giáo, những bài giảng đạo của ông về Con Đường Thiêng Liêng Hằng SốngBí Pháp đã được Ban Tốc Ký Tòa Thánh Tây Ninh ghi lại và phát hành. Tín đồ Cao Đài xem tài liệu này là rất quan trọng bởi vì nội dung của những bài thuyết giảng này chứa đựng triết lý và các phương cách tu tập chính thức rất đặc trưng của Đạo Cao Đài.

[sửa] Một nhân vật tôn giáo quan trọng ở miền Nam Việt Nam đương thời

Năm 1941, phong trào chống thực dân Pháp trong nước Việt Nam nổi lên khắp nơi. Người Pháp đàn áp thẳng tay bằng cách giam giữ tất cả những ai bị tình nghi là chống lại họ.

Lúc bấy giờ Cao Đài là một tôn giáo có tổ chức chặc chẽ và phát triển rất nhanh, nên người Pháp rất lấy làm nghi ngại.

Sau nhiều lần đe dọa, Pháp vào tận Nội Ô Toà Thánh Tây Ninh bắt Hộ pháp Phạm Công Tắc và một số chức sắc khác đày sang đảo Madagascar.

Trong thời gian này người Pháp chiếm đóng hầu như tất cả các cơ sở của đạo Cao Đài ở Đông Dương.

Đến năm 1946, tình hình chính trị thay đổi, người Pháp trả tự do cho Phạm Công Tắc. Kể từ đó, ông trở lại cầm quyền tôn giáo Cao Đài và kiện toàn tất cả các cơ sở tôn giáo này.

Năm 1954 đất nước Việt Nam bị chia đôi. Ông cực lực phản đối chiến tranh hai miền Nam và Bắc. Do vậy mà Ngô Đình Diệm có kế hoạch triệt hạ ông.

Đến năm 1955, tướng Nguyễn Thành Phương theo lệnh của Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đem quân về bao vây Hộ Pháp Đường tại Tòa Thánh Tây Ninh. Chiến dịch thanh trừng này có mục đích là loại bỏ những ai không đồng tình với chế độ lúc bấy giờ.

Ngày 16 tháng 2 năm 1956, lúc 03 giờ sáng, ông rời Tổ Đình theo quốc lộ 22 sang Nam Vang (Campuchia) qua ngã Gò Dầu. .

Tại Nam Vang, ngày 26 tháng 3, ông công bố "Cương lĩnh Hòa Bình Chung Sống", với tiêu chí là: Do Dân; Phục Vụ Dân; Lập Quyền Dân. Ông kêu gọi hai miền Nam và Bắc thi đua nhân nghĩa không để cảnh nồi da xáo thịt diễn tiến....

Ông tiếp tục hành đạo ở đó cho đến khi mất vào năm 1959.

[sửa] Một tác giả

Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng là một tác giả của nhiều tác phẩm về tôn giáo Cao Đài gồm có:

  • Phương Tu Đại Đạo – với bút danh Ái Dân – 1928.
  • Thiên Thai Kiến Diện – 1927 .
  • Phương Luyện Kỷ để vào con đường thứ ba Đại Đạo – 1947 .
  • Mười bài kinh Thế Đạo.
  • Một số bài thơ, diễn văn …

[sửa] Biểu tượng của Bí Pháp Cao Đài

Theo Đạo Sử Cao Đài, Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư đã được Thượng Đế truyền dạy Bí Pháp Luyện Đạo. Và chính ông đã lập ra Tịnh Thất đầu tiên của tôn giáo Cao Đài là Trí Huệ Cung. Tuy nhiên, chỉ có ông vào nhập tịnh ở đó một lần, ngoài ra không có tài liệu nào xác nhận ông đã truyền dạy cách luyện đạo cho ai. Hiện nay nói về Bí Pháp Luyện Đạo chỉ có quyển Đại Thừa Chơn Giáo của phái Chiếu Minh và tài liệu Bí Pháp Luyện Đạo của Bát Nương Diêu Trì Cung, nhưng chưa có sự công nhận chính thức nào của Tòa Thánh Tây Ninh.

Ông cũng đã giảng giải rất nhiều về Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo Cao Đài trong những bài thuyết đạo. Theo ông, Đạo Cao Đài có hai nguyên tắc: Một là Thể Pháp và Bí Pháp luôn sóng đôi với nhau. Hai là các phương pháp tu tập đã được phô bày qua mọi hình thức của tôn giáo Cao Đài kể cả kiến trúc Tòa Thánh, Cơ Cấu Tổ Chức Tôn Giáo, các bài Kinh cho đến Đạo Phục. Vì thế chữ ‘Bí’ trong Thể Pháp và Bí Pháp không có nghĩa là ‘bí mật, không ai biết mà có nghĩa là ‘ẩn’. Nói tóm lại, mọi Thể Pháp của Cao đài đều ẩn chứa một Bí Pháp cần quan sát, suy nghĩ để tự khám phá. Một trong nhiều ví dụ về điều này là tượng Hộ Pháp, Thượng Sanh và Thượng Phẩm tại Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay.

[sửa] Đọc thêm

[sửa] Tài liệu tham khảo

  • Chân dung Hộ Pháp Phạm Công Tắc – Trần văn Rạng – 1974.
  • Lời thuyết Đạo của Hộ Pháp Phạm Công Tắc –– Tài liệu Tòa Thánh Tây Ninh – 1973.
  • Đại Đạo Sử Cương – Trần văn Rạng – 1972.
  • Thể Pháp và Bí Pháp – Từ Chơn – Bản thảo.
  • Bí Pháp Luyện Đạo – Bát Nương Diêu trì Cung – Bản Thảo.
  • Cương lĩnh HOÀ BÌNH CHUNG SỐNG.
  • Văn minh và Đạo Đức . RST soạn. 2006 "caodaiyouth.org"
  • Cường Khai Đại Đồng. T.T.L soạn. 2007. " caodaiyouth.org"
  • Đi quan sát và đối chiếu CUỘC SÔNG CƯ DÂN THÁNH ĐỊA
Ngôn ngữ khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -